K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản

MỞ ĐẦU

1Từ khắp các phía, chúng tôi đều bị trách móc là đă bỏ bê việc mô tả các điều kiện kinh tế đang cấu thành cơ sở vật chất của các cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc hiện nay. Chúng tôi chỉ muốn bàn đến những điều kiện đó khi chúng đóng vai tṛ chủ đạo trong những xung đột chính trị.

Trước tiên, cần theo sát diễn biến của cuộc đấu tranh giai cấp ngày nay, và từ các tài liệu lịch sử hiện có ngày càng nhiều để chứng minh bằng kinh nghiệm rằng: với việc đánh bại giai cấp công nhân, những người đă thực hiện cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Ba, th́ các kẻ thù của giai cấp ấy (phái tư sản cộng ḥa ở Pháp, các giai cấp tư sản và nông dân đang đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến trên toàn lục địa châu Âu) cũng đồng thời bị đánh bại; thắng lợi của nền "cộng ḥa ôn ḥa" ở Pháp đồng thời cũng là thất bại của các dân tộc đă hưởng ứng cuộc Cách mạng tháng Hai bằng những cuộc chiến tranh anh dũng giành độc lập; và cuối cùng, nhờ việc đánh bại các công nhân cách mạng, châu Âu lại rơi vào hai cái ách nô lệ xưa cũ của AnhNga. Trận chiến đấu hồi tháng Sáu ở Paris, thành Wien thất thủ, tấn bi hài kịch ở Berlin hồi tháng Mười một năm 1848, những cố gắng tuyệt vọng của Ba Lan, Ư và Hungary, việc dùng nạn đói để đàn áp Ireland; đó là những sự kiện chính, tóm tắt cuộc đấu tranh giai cấp ở châu Âu giữa tư sản và công nhân; từ đó ta chứng minh được rằng: mọi cuộc khởi nghĩa cách mạng, dù mục đích của nó có vẻ xa rời cuộc đấu tranh giai cấp, đều sẽ thất bại nếu giai cấp công nhân cách mạng không giành thắng lợi; và mọi cuộc cải cách xă hội đều là ảo tưởng, chừng nào cách mạng vô sản và thứe lực phong kiến phản cách mạng chưa đọ sức với nhau trong một cuộc chiến tranh thế giới. Trong bản tŕnh bày của chúng tôi, cũng như trên thực tế, BỉThụy Sĩ là hai bức biếm họa bi hài trong đại cảnh lịch sử rộng lớn: một bên là Nhà nước kiểu mẫu của nền quân chủ tư sản, bên kia là Nhà nước kiểu mẫu của nền cộng ḥa tư sản; cả hai nước đều tự hào rằng ḿnh không dính đến đấu tranh giai cấp hay cách mạng châu Âu.

Nhưng bây giờ, khi các độc giả của chúng tôi đă thấy cuộc đấu tranh giai cấp năm 1848 phát triển tới qui mô khổng lồ về chính trị, th́ đây là lúc để nghiên cứu kĩ hơn bản thân các điều kiện kinh tế đang làm nền tảng cho sự tồn tại và thống trị của giai cấp tư sản, cũng như sự nô lệ của công nhân.

Chúng tôi sẽ tŕnh bày vấn đề thành ba phần lớn:
1) Quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản, sự nô lệ của công nhân, sự thống trị của nhà tư bản.
2) Sự diệt vong tất yếu của các giai cấp trung đẳng và cái gọi là đẳng cấp thị dân2 trong chế độ hiện tại.
3) Nước Anh, kẻ độc tài của thị trường thế giới, đă nô dịch và bóc lột giai cấp tư sản các nước châu Âu về thương nghiệp3.

Chúng tôi sẽ cố tŕnh bày một cách đơn giản và đại chúng nhất có thể, giả định rằng độc giả c̣n chưa biết đến những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế chính trị học. Chúng tôi mong rằng công nhân sẽ hiểu được ư ḿnh. Và hơn nữa, một t́nh trạng dốt nát và lẫn lộn khác thường bậc nhất đang ngự trị ở Đức, trong việc nhận thức các quan hệ kinh tế đơn giản nhất; từ những kẻ công khai bảo vệ chế độ hiện tồn, đến những vị lang băm xă hội chủ nghĩa; và những thiên tài chính trị chưa được công nhận, ở nước Đức đang bị chia cắt này, bọn đó c̣n nhiều hơn cả những ông vua bé.

Vậy, chúng ta hăy đi vào xem xét vấn đề đầu tiên.

Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 264, ra ngày 5 tháng Tư năm 1849. Trong bài báo gốc có ghi "Köln, ngày 4 tháng Tư", đó là địa điểm và thời gian mà Marx viết phần này. Trong các lần xuất bản riêng sau này, phần ghi địa điểm và ngày tháng đó đều không có.

2 "Các giai cấp trung đẳng" có thể hiểu là tầng lớp tiểu tư sản. Ở bản gốc, cụm từ "đẳng cấp thị dân" được ghi là "giai cấp nông dân".

3 Trên thực tế, chỉ có phần 1 là được hoàn tất. Phần 2 mới chỉ bắt đầu trong chương cuối "Tác động của cạnh tranh giữa các nhà tư bản tới giai cấp các nhà tư bản, giai cấp trung gian, và giai cấp công nhân", và c̣n dở dang; c̣n phần 3 chưa được viết.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]