F. Engels
T́nh cảnh giai cấp công nhân Anh

NHỮNG THÀNH PHỐ LỚN

Một thành phố như London, có thể đi hàng giờ mà vẫn chưa hết địa phận của nó, và không hề gặp một chút dấu hiệu nào chứng tỏ đă gần tới nông thôn, một thành phố như vậy quả là một điều rất đặc biệt. Sự tập trung khổng lồ đó, sự tụ tập cả hai triệu rưởi người vào một chỗ đă làm cho lực lượng của khối hai triệu rưởi người ấy mạnh thêm gấp trăm lần. Họ đă làm cho London trở thành thủ đô của thương nghiệp của thế giới, đă tạo nên những bến dỡ hàng khổng lồ và đă tập trung hàng mấy ngh́n chiếc tàu luôn luôn trùm kín ḍng sông Thames. Tôi không thấy cái ǵ hùng vĩ bằng quang cảnh sông Thames, khi đi tàu từ biển ngược lên phía cầu London. Các khối nhà cửa, các xưởng đóng tàu ở hai bên, nhất là ở phía Woolwich, vô số tàu thuỷ đậu dọc hai bờ, ngày càng chen nhau san sát, chỉ chừa một lối hẹp ở giữa ḍng cho hàng trăm chiếc tàu thường xuyên hối hả ngược xuôi; tất cả những cái ấy thật hùng tráng, thật lớn lao khiến người ta mê mẩn và rất đỗi kinh ngạc về cái vĩ đại của nước Anh ngay trước khi bước chân lên đất Anh1*.

Nhưng tất cả những cái đó đă phải trả giá bằng những hy sinh như thế nào th́ măi sau này người ta mới phát hiện ra. Chỉ khi đă len lỏi vài ngày trên các đường phố chính, khó nhọc lắm mới rẽ được một lối giữa đám người chen chúc hay giữa những dăy xe cộ dài dằng dặc, chỉ khi đă đi thăm các "khu nhà ổ chuột" của thành phố thế giới ấy th́ người ta mới bắt đầu nhận ra rằng người London đă phải hi sinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của bản tính con người của họ để sáng tạo ra tất cả những kỳ công của văn minh đầy rẫy trong thành phố họ; rằng hàng trăm lực lượng tiềm tàng trong mỗi người đă bị lăng quên và đă bị vùi dập, để cho một số nhỏ trong các lực lượng ấy phát triển đầy đủ, và c̣n được tăng lên gấp bội bằng cách liên kết với các lực lượng của những người khác. Ngay chính cái đám đông chen chúc của các đường phố đă có một cái ǵ ghê tởm, một cái ǵ trái với bản chất của con người. Phải chăng hàng chục vạn con người đại diện cho mọi giai cấp và mọi đẳng cấp đang tụ tập trên các đường phố đó, phải chăng tất cả bọn họ không phải đều là những con người cùng một bản chất, cùng có những năng khiếu như nhau và cũng đều khao khát hạnh phúc như nhau ư? Chẳng phải là họ đều t́m kiếm hạnh phúc bằng những phương pháp và những con đường giống nhau ư? Ấy vậy mà họ đi ngang qua nhau vội vă như là không có chút ǵ chung với nhau, không hề có liên quan ǵ với nhau; và chỉ có mỗi một điều quy ước ngầm là mỗi người phải đi ở phía bên phải vỉa hè để cho ḍng người đi ngược chiều khỏi bị trở ngại, và đồng thời cũng không một người nào thèm đoái nh́n đến người khác. Sự lănh đạm tàn nhẫn ấy, sự cô độc lạnh lùng ấy của mỗi người chỉ theo đuổi lợi ích riêng của bản thân ḿnh lại càng khiến người ta khinh tởm và sỉ nhục, khi cái đám đông người ấy càng chen chúc nhau trên một không gian nhỏ bé. Và tuy chúng ta đă biết rằng sự cô độc ấy của mỗi người, sự ích kỷ hẹp ḥi ấy cũng là nguyên tắc cơ bản và phổ biến của xă hội chúng ta ngày nay, nhưng không đâu lại thấy nó bộc lộ một cách trắng trợn, vô liêm sỉ, một cách có ư thức bằng chính ở đây, ở đám người hỗn độn của một thành phố lớn. Sự chia nhỏ nhân loại thành những phần tử, mà mỗi phần tử đều có nguyên tắc sinh hoạt riêng và mục đích riêng, cái thế giới của các nguyên tử ấy ở đây phát triển đến cực điểm.

Cũng do đó mà cuộc chiến tranh xă hội, cuộc chiến tranh của mọi người chống mọi người, đă được công khai tuyên bố ở đây. Như Stirner đă nói, mọi người đều chỉ coi nhau như những đối tượng có thể lợi dụng được; mỗi người đều bóc lột người bên cạnh, và kết quả là kẻ mạnh hơn chà đạp kẻ yếu hơn và một nhúm kẻ mạnh, tức là những nhà tư bản, chiếm lấy tất cả về phần ḿnh, c̣n số đông kẻ yếu, tức là những người nghèo, th́ chỉ c̣n có cuộc sống miễn cưỡng mà thôi.

Ở London là như vậy th́ ở Manchester, ở Birmingham và ở Leeds, ở tất cả các thành phố lớn, cũng đều như vậy. Đâu đâu cũng một bên là sự lănh đạm dă man, sự ích kỷ tàn nhẫn, một bên là sự nghèo khổ khó h́nh dung nổi, đâu đâu cũng là chiến tranh xă hội, cũng là mỗi nhà đều ở trong t́nh trạng bị bao vây, đâu đâu cũng là cướp bóc lẫn nhau dưới sự che chở của pháp luật, và tất cả những cái ấy đều làm một cách trắng trợn, thản nhiên, đến nỗi người ta ghê sợ về những hậu quả của chế độ xă hội chúng ta được phơi trần ở đây không chút giấu giếm như thế, và người ta không có ǵ phải ngạc nhiên, có lẽ chỉ trừ một điều là cả cái cảnh điên cuồng ấy làm sao mà đến nay vẫn c̣n tồn tại.

Trong cuộc chiến tranh xă hội ấy, vũ khí là tư bản, tức là sự chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp những tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, nên rơ ràng là tất cả những điều bất lợi của t́nh trạng ấy đều rơi lên đầu người nghèo. Không một ai quan tâm đến anh ta; một khi bị xô đẩy vào ḍng nước xoáy dồn dập ấy, anh ta phải biết cách t́m lấy đường mà thoát. Nếu anh ta may mắn có được việc làm, nghĩa là nếu giai cấp tư sản ban cho anh ta cái đặc ân là dùng anh ta để làm giàu, th́ anh ta sẽ có được đồng lương chỉ vừa suưt soát đủ để giữ cho thần hồn khỏi ĺa thần xác; nếu không kiếm được việc làm, th́ anh ta có thể đi ăn cắp, nếu không sợ cảnh sát, hoặc chết đói, c̣n cảnh sát chỉ muốn làm phiền đến giai cấp tư sản. Trong thời gian tôi ở Anh, ít ra có đến hai ba chục người chết đói - hiểu theo nghĩa trực tiếp của từ này - trong những điều kiện hết sức đáng phẫn nộ, vậy mà hiếm có một viên bồi thẩm nào đủ can đảm công khai thừa nhận điều đó lúc khám nghiệm tử thi. Dù cho chứng cớ đă rành rành, không thể nào chối căi được, nhưng bọn tư sản, - những viên bồi thẩm đều được chọn trong bọn này - bao giờ cũng t́m được một cái cổng sau để tránh khỏi sự phán quyết ghê sợ : "chết đói". Trong những trường hợp ấy, giai cấp tư sản không dám nói sự thật, bởi v́ làm như vậy sẽ là tự kết tội ḿnh. Nhưng số người đang chết dần c̣n nhiều hơn rất nhiều, không phải chết đói - hiểu theo nghĩa trực tiếp - mà là do hậu quả của đói: sự đói ăn kéo dài đă gây ra những bệnh nan y và làm cho số người chết tăng lên, nó làm cho cơ thể suy yếu đến nỗi trong những hoàn cảnh khác đáng lẽ có thể vượt qua được dễ dàng, th́ lại dẫn đến những bệnh nặng và cái chết. Người lao động Anh gọi cái đó là tội giết người của xă hội, và tố cáo toàn thể xă hội là đă luôn luôn nhúng tay vào tội ác ấy. Họ có nói sai không?

Đương nhiên bao giờ cũng chỉ có những cá nhân lẻ tẻ chết đói. Nhưng cái ǵ đảm bảo cho người lao động là ngày mai sẽ không đến lượt anh ta? Ai đảm bảo cho anh ta có việc làm? Ai đảm bảo với anh ta rằng nếu ngày mai, v́ lư do nào đó hoặc cũng chẳng cần có lư do nào cả, người chủ sẽ đuổi anh ta, th́ anh ta cùng với gia đ́nh có thể c̣n sống cho đến khi được một người chủ khác đồng ư "cấp cho anh ta mẩu bánh ḿ"? Ai làm cho người lao động tin rằng chỉ cần có ư nguyện làm việc là đủ để kiếm được việc làm, rằng sự trung thực, cần cù, yêu lao động, tiết kiệm, và mọi thứ đức tính tốt đẹp mà giai cấp tư sản thông minh khuyên nhủ anh ta; sẽ thật sự mang lại hạnh phúc cho anh ta? Không có ai cả. Người lao động biết rằng hôm nay anh ta c̣n có một chút ǵ, và cũng biết rằng ngày mai c̣n có ǵ nữa hay không là không tuỳ thuộc vào anh ta; anh ta biết rằng chỉ một chút chuyện nhỏ mọn, một chút dở chứng của người chủ, một chút bất lợi trong việc buôn bán, là anh ta lại có thể bị đẩy vào xoáy nước khủng khiếp ấy, mà anh ta chỉ vừa mới thoát ra được; ở đó muốn ngoi lên mặt nước là rất khó khăn, thường là không thể. Anh ta biết rằng, tuy ngày hôm nay anh ta c̣n sống được, nhưng ngày mai th́ chưa chắc ǵ đă sống nổi.

Tuy nhiên, chúng ta hăy nghiên cứu kỹ hơn xem cuộc chiến tranh xă hội đă đặt giai cấp không có của vào t́nh cảnh như thế nào. Hăy xem rốt cuộc xă hội đă trả công cho người lao động bằng nhà ở, quần áo và ăn uống như thế nào để đền bù công việc họ đă làm; hăy xem xă hội đă đảm bảo cho những người đóng góp nhiều nhất vào sự sinh tồn của nó một cuộc sống như thế nào? Trước hết hăy xét về nhà ở.

Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống chen chúc. Thực ra th́ nhiều khi người nghèo ở ngay trong những ngơ chật chội sát nách các lâu đài của kẻ giàu sang; nhưng thông thường th́ người ta dành cho họ một khu riêng biệt ở cái nơi khuất mắt những giai cấp được may mắn hơn, và họ phải tự ḿnh lo liệu lấy được chừng nào hay chừng ấy. Những khu nhà ổ chuột trong tất cả mọi thành phố ở Anh nói chung đều giống hệt nhau; đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố, thường là những dăy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhà nhỏ ấy chỉ có ba bốn pḥng và một bếp, thường được gọi là cottage và được xây dựng ở khắp đất Anh, trừ vài khu phố ở London, là chỗ ở thông thường của người lao động. Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rănh thoát nước, nhưng ngược lại, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối. Do xây dựng luộm thuộm nên không khí khó lưu thông, và v́ rất nhiều người sống trong một không gian nhỏ hẹp, nên có thể dễ dàng tưởng tượng bầu không khí của các khu lao động ấy như thế nào. Ngoài ra, khi đẹp trời th́ đường phố c̣n là chỗ phơi phóng: từ nhà nọ sang nhà kia, người ta chăng dây ngang qua đường, treo lủng lẳng những quần áo ướt sũng rách nát.

Chúng ta hăy quan sát một vài khu nhà ổ chuột ấy. Hăy bắt đầu từ London2* và cái "tổ quạ" (rookery) trứ danh St. Giles của nó. Rút cục, hiện nay có mấy con đường lớn xuyên qua khu này và như vậy là nó sắp bị phá bỏ. St. Giles nằm ngay giữa khu vực đông dân nhất của thành phố, xung quanh toàn là phố xá rực rỡ, rộng lớn, nơi mà giới thượng lưu của London qua lại dạo chơi, gần ngay phố Oxford và phố Regent, công viên Trafalgar và Strand. Đó là một đống lộn xộn gồm những ngôi nhà cao ba bốn tầng; phố xá chật hẹp, quanh co, bẩn thỉu, không kém phần nhộn nhịp so với các phố chính của thành phố; chỉ khác mỗi một điều là ở St. Giles hầu như chỉ thấy người lao động. Chợ họp ở giữa phố, các rổ rau và hoa quả - tất nhiên đều thuộc loại tồi và hầu như không thể ăn được - làm cho lối đi lại càng hẹp thêm; ở đó, cũng như ở các hàng thịt, xông lên một mùi khó ngửi. Các ngôi nhà th́ từ dưới hầm đến sát nóc đều có người ở, bên ngoài cũng như bên trong đều rất bẩn, tưởng chừng không một con người nào muốn ở đó. Nhưng như thế cũng c̣n chưa thấm vào đâu so với các nhà ở trong những sân chật hẹp và ở những ngơ hẻm giữa các đường phố, người ta phải đi qua những đường cầu lợp kín ở giữa các nhà mới vào được, ở đây tồi tàn bẩn thỉu quá sức tưởng tượng. Hầu như không thấy cửa sổ nào có kính c̣n nguyên vẹn, tường lở từng mảng; khung cửa lớn và khung cửa sổ đều hỏng cả, không giữ nổi cửa; cánh cửa ra vào dùng ván cũ ghép thành hoặc là đă mất hẳn, mà ở trong khu phố rất nhiều kẻ cắp này, người ta cũng chả cần có cửa, v́ chẳng có ǵ để cho kẻ cắp lấy cả. Xung quanh, chỗ nào cũng có những đống rác rưởi, tro bụi và nước bẩn đổ hắt ra cửa đọng lại thành những vũng hôi thối. Đấy là nơi ăn chốn ở của những người nghèo nhất trong những người nghèo, những người lao động ít lương nhất, họ sống lẫn lộn với kẻ cắp, với bọn bịp bợm, với những nạn nhân của tệ bán dâm. Trong đó phần đông là người Ireland hoặc là con cháu của người Ireland, và ngay cả những ai c̣n chưa bị cuốn vào xoáy nước trụy lạc tinh thần bao trùm quanh ḿnh, th́ ngày càng sa ngă hơn và ngày càng mất dần sức chống lại ảnh hưởng đồi trụy của nghèo đói, bẩn thỉu và môi trường ghê tởm.

Nhưng St. Giles không phải là khu nhà ổ chuột duy nhất ở London. Trong đám phố xá như mắc cửi ấy, có hàng trăm hàng ngh́n ngơ ngách và đường hẻm, nhà cửa ở đó c̣n quá tồi đối với những ai c̣n có thể bỏ ra ít tiền để thuê một chỗ đáng cho con người ở hơn; những nơi trú ngụ của người nghèo khó cùng cực ấy thường thấy ở ngay gần những ngôi nhà lộng lẫy của kẻ giàu. Chẳng hạn như gần đây nhân dịp điều tra về một cái chết, một khu phố ngay gần công viên Portman, nơi ở của những người rất đứng đắn, đă được miêu tả là nơi trú ngụ của "một đám người Ireland bị nghèo khổ và bẩn thỉu làm cho trụy lạc". Trong những phố như Long Acre, v.v., tuy không hoa lệ nhưng cũng tươm tất, người ta thấy rất nhiều nhà hầm, từ đấy thường thấy những h́nh bóng trẻ con ốm yếu và những người đàn bà gần như chết đói, quần áo rách rưới ḅ ra ngoài sưởi nắng. Sát ngay cạnh rạp hát Drury Lane, rạp hát đứng hàng thứ hai của London, là mấy khu phố thuộc loại tồi tệ nhất của thành phố: phố Charles, phố King, và phố Park. Các ngôi nhà ở đó từ dưới hầm lên đến tận mái cũng đều do các gia đ́nh nghèo ở. Trong các khu St. JohnSt. Margaret ở Westminster, theo tài liệu trong tập san của Hội thống kê, năm 1840 có 5366 gia đ́nh lao động trú trong 5294 căn nhà, nếu có thể gọi là "căn nhà" được; đàn ông, đàn bà, trẻ con, cộng tất cả là 26.830 người, nhốt vào đó, không phân biệt già trẻ nam nữ; ba phần tư những gia đ́nh ấy chỉ có một pḥng. Cũng theo nguồn tài liệu ấy, trong giáo khu quư tộc St. George ở công viên Hanover, 1465 gia đ́nh lao động gồm gần 6000 người, cũng ở trong những điều kiện tương tự; và ở đây cũng vậy, trên hai phần ba trong số gia đ́nh ấy sống chen chúc mỗi gia đ́nh trong một pḥng độc nhất. Vậy mà những kẻ nghèo bất hạnh ấy, nhà cửa xơ xác đến nỗi kẻ cắp không c̣n t́m thấy cái ǵ để lấy, c̣n bị các giai cấp có của bóc lột dưới sự che chở của luật pháp! Trong khu Drury Lane vừa nói trên, những ngôi nhà đáng ghê tởm ấy có tiền thuê như sau: hai pḥng ở tầng hầm giá 3 shilling một tuần, một pḥng ở tầng thứ nhất giá 4 shilling; ở tầng hai giá 4 shilling rưỡi, ở tầng ba giá 4 shilling; buồng sát mái nhà giá 3 shilling. Như vậy chỉ riêng những con người đói khát ở phố Charles đă trả cho các chủ nhà một số tiền hàng năm là 2000 Bảng và 5366 gia đ́nh nói trên ở Westminster hàng năm trả một số tiền bằng 40.000 Bảng để thuê nhà.

Nhưng khu lao động lớn nhất là ở WhitechapelBethnal Green, phía đông Tháp London, nơi tập trung phần lớn người lao động thủ đô. Ta hăy nghe ông G. Alston, mục sư của nhà thờ St. Philip, ở Bethnal Green, nói về t́nh h́nh trong giáo khu của ông:

"Giáo khu gồm có 1400 ngôi nhà với 2795 gia đ́nh, khoảng 12.000 người. Số dân đông đúc ấy sống trong một khoảng không gian tổng cộng không đầy 400 yard (1200 foot) vuông, và t́nh h́nh chen chúc đến mức nhiều khi một người với vợ, bốn năm đứa con và có khi cả cha và mẹ già, làm việc, ăn và ngủ trong một căn pḥng độc nhất từ 10 đến 12 foot vuông. Tôi nghĩ rằng chừng nào đức giám mục London c̣n chưa kêu gọi công chúng chú ư đến cái giáo khu vô cùng nghèo khổ ấy; th́ ở phía tây thành phố, người ta cũng không hiểu biết ǵ về chúng hơn là về những người dă man ở Australia và ở miền Nam châu Đại dương. Và nếu chúng ta t́m hiểu tận mắt những nỗi thống khổ của những con người không may đó, nếu chúng ta vào nhà họ, xem bữa ăn nghèo nàn của họ, xem họ bị bệnh tật và nạn thất nghiệp giày ṿ thế nào, và hàng ngày đều làm vậy, ở một khu như Bethnal Green; th́ chúng ta sẽ thấy hiện ra chiếc vực thẳm bất lực và nghèo nàn, mà một nước như chúng ta phải lấy làm xấu hổ về sự tồn tại của nó. Tôi đă từng làm mục sư ở Huddersfield trong khoảng ba năm, khi mà các công xưởng làm việc chật vật nhất; nhưng chưa bao giờ tôi thấy t́nh h́nh nghèo khổ chẳng ai đoái hoài đến như ở Bethnal Green. Trong toàn khu, cứ mười người chủ gia đ́nh, chẳng có lấy một người có được một bộ quần áo thứ hai ngoài bộ quần áo lao động rách tả tơi; thậm chí nhiều người ban đêm chỉ có bộ quần áo rách đó để làm chăn và một cái bao nhồi rơm và vỏ bao để làm giường".

Chỉ qua đoạn mô tả ấy đă có thể h́nh dung được t́nh trạng thông thường của những nhà ở ấy là thế nào. Để hiểu đầy đủ hơn, chúng ta hăy theo gót một số quan chức Anh thỉnh thoảng phải đi thăm những căn nhà như vậy của những người vô sản.

Nhân dịp ông Carter, nhân viên dự thẩm ở Surrey, ngày 14 tháng Mười một 1843, đến khám tử thi bà Ann Galway, 45 tuổi, báo chí đă mô tả chỗ ở của người chết ấy như sau: bà ta ở số 3 White Lion Court, phố Bermondsey ở London, cùng với chồng và đứa con trai 19 tuổi, trong một gian pḥng nhỏ, không có giường, không có chăn đệm, không có đồ đạc ǵ cả. Thi thể bà ta, nằm bên đứa con trai, trên một đống lông gà, vịt vung văi lung tung cả trên thân thể của bà gần như trần truồng, v́ không có chăn cũng không có khăn trải giường ǵ cả. Lông gà, vịt bám chặt vào toàn thi thể đến nỗi phải lau rửa rồi bác sĩ mới khám nghiệm được: ông ta thấy thi thể gầy trơ xương và đầy nốt chấy rận đốt. Đất nền nhà có chỗ đào lên và lỗ đó để làm cầu tiêu cho cả gia đ́nh.

Ngày thứ hai, 15 tháng Giêng 1844, hai em bé bị đưa ra toà án vi cảnh thành phố Worship, London, về tội v́ bị cái đói giày ṿ nên đă ăn cắp ở một cửa hàng một cái chân bê mới chín dở, và các em đă ăn ngấu nghiến hết ngay tại chỗ. Quan toà thấy phải điều tra thêm và được cảnh sát cho biết những tài liệu như sau: mẹ các em là vợ goá của một cựu chiến binh, sau trở thành cảnh sát, và sau khi chồng chết, bà ta rất khó khăn với chín đứa con. Bà ta sống cực kỳ nghèo khổ ở số 2, quảng trường Pool, phố Quaker, tại Spitalfields. Khi cảnh sát đến nhà, th́ thấy bà ta với sáu đứa trong số các con của ḿnh chen chúc trong một căn buồng xép nhỏ, không có đồ đạc ǵ ngoài hai ghế mây thủng, một cái bàn con găy hai chân, một cái bát sứt và một cái đĩa con. Trong ḷ sưởi không một đốm lửa và ở một góc nhà, một đống giẻ rách cơ hồ chỉ xếp đủ trong một vạt áo đàn bà, nhưng đó lại là giường đệm cho cả gia đ́nh. Họ đắp bằng số quần áo rất ít ỏi của họ. Người đàn bà đáng thương ấy kể lại với quan toà rằng năm ngoái bà ta đă phải bán giường để có cái ăn; bà đă đem gán chăn đệm cho cửa hàng thực phẩm để lấy một ít đồ ăn và tóm lại là bà đă phải bán ráo cả để chỉ kiếm bánh ăn cho gia đ́nh. Quan toà đă cấp cho bà một số tiền khá lớn lấy trong quỹ cứu tế.

Tháng Hai 1844, người ta yêu cầu quan toà toà án vi cảnh phố Marlborough giúp đỡ bà Theresa Bishop, một người đàn bà goá 60 tuổi, và con gái bà ta 26 tuổi đang ốm. Họ ở số 5 phố Brown, công viên Grosvenor, trong một căn buồng xếp nhỏ chỉ bằng một cái tủ, không có tí đồ đạc nào. Ở một góc có một ít giẻ rách, hai mẹ con nằm ngủ trên đó, một cái ḥm vừa làm bàn vừa làm ghế. Người mẹ đi dọn dẹp thuê kiếm được tí chút. Theo lời chủ nhà, hai mẹ con sống như vậy từ tháng Năm 1843, dần dần bán hoặc gán mọi thứ c̣n lại, vậy mà cũng không bao giờ trả được tiền nhà. Quan toà trích quỹ cứu tế cấp cho gia đ́nh bà ta một Bảng.

Tôi không hề có ư nói rằng tất cả những người lao động ở London đều sống cùng cực như ba gia đ́nh vừa nói trên. Tôi biết rơ rằng nơi nào mà một người hoàn toàn bị xă hội chà đạp th́ có mười người sống khá hơn chút ít. Nhưng tôi khẳng định rằng hàng ngh́n gia đ́nh lương thiện và cần cù, lương thiện và đáng kính hơn tất cả những người giàu có ở London gộp lại, đang ở trong cái t́nh trạng không xứng đáng với con người như vậy; và mỗi người vô sản, không trừ một ai, đều có thể gặp số phận như vậy, mà không phải là lỗi tại họ và mặc dù họ đă hết sức cố gắng để tránh.

Nhưng dù sao, những người có một chỗ trú chân, vô luận là thế nào chăng nữa, cũng c̣n sung sướng hơn những kẻ hoàn toàn không có nhà cửa ǵ cả. Ở London, hàng ngày có năm vạn người buổi sáng thức dậy mà không biết đêm nay ḿnh sẽ ngủ nơi đâu. Trong số đó, may mắn nhất là những người ngày hôm đó kiếm được vài xu, họ đến một trong những cái gọi là nhà trọ (lodging-house), có rất nhiều trong tất cả các thành phố lớn, và có thể trả tiền để được một chỗ trú chân. Nhưng chỗ trú chân như thế nào! Ngôi nhà, từ trên xuống dưới, toàn là giường; trong một pḥng có bốn, năm, sáu giường, nhét được bao nhiêu th́ nhét. Trên mỗi giường cũng nhét được bao nhiêu th́ nhét: bốn, năm, sáu người; lẫn lộn cả người ốm với người khoẻ, người già với người trẻ, đàn ông với đàn bà, người say với người tỉnh. Thế rồi xảy ra các vụ căi cọ, đấm đá, đánh nhau bị thương, nhưng khi những người nằm chung giường đó ăn ư nhau th́ lại càng tệ hơn: họ bàn chuyện cùng nhau đi trộm cướp, hoặc làm những việc mà không thể dùng ngôn ngữ loài người của chúng ta để h́nh dung được tính chất thú vật của những việc đó. C̣n những người ngay một chỗ trú chân như thế cũng không có tiền để thuê được th́ sao? Th́ chỗ nào ngủ được là họ nằm: trong những lối đi, dưới gầm cầu, hoặc ở xó xỉnh nào mà cảnh sát hoặc chủ nhà không xua đuổi. Một số may mắn t́m được chỗ trong những trú xá do sự nghiệp từ thiện tư nhân lập nên ở đôi nơi, một số khác th́ ngủ trên ghế dài ở vườn hoa, ngay dưới cửa sổ của nữ hoàng Victoria. Hăy xem tờ "Times" tháng Mười 1843 đă viết:

"Theo báo cáo của cảnh sát đăng trên báo chúng tôi ngày hôm qua, th́ trung b́nh mỗi đêm có năm chục người ngủ ở các công viên, chỉ nhờ vào cây cối và vài hang hốc dọc các bờ tường để che mưa gió. Phần lớn là các thanh nữ bị lính quyến rũ đưa về thủ đô và bị bỏ rơi giữa một thành phố xa lạ, phó mặc cho số phận, cho đói khổ, sống trong cảnh hoàn toàn vô tư lự và mặc sức buông theo cái tội lỗi ban đầu.

"Thật là kinh khủng. Bao giờ cũng có người nghèo khổ. Ở bất cứ nơi nào, sự bần cùng bao giờ cũng t́m được một lối đi và xâm nhập bằng mọi h́nh thức xấu xa của nó, vào ngay trong ḷng một thành phố to lớn và giàu sang. Trong cả ngh́n phố nhỏ và ngơ hẻm của một thủ đô đông đến hàng triệu người, chúng tôi e rằng sẽ luôn luôn có rất nhiều đau khổ, rất nhiều điều chướng mắt, và rất nhiều điều sẽ chẳng được phơi bày ra ánh sáng bao giờ.

"Nhưng mà, ở một khu vực tập trung giàu sang, khoái lạc và xa hoa, ở gần hoàng cung St. James, ngay cạnh điện Bayswater rực rỡ, ở khu vực mà các khu quư tộc mới và khu quư tộc cũ tiếp giáp nhau, mà nghệ thuật kiến trúc thành thị tối tân rất tinh tế và mỹ lệ đă không giữ lại một gian lều nào của nông dân nghèo, ở nơi h́nh như chỉ dành cho sự hưởng lạc của người giàu; thế mà ở đây sự nghèo đói, bệnh tật và đủ thứ thói xấu lại tồn tại, với tất cả sự kinh khủng của chúng, với mọi cái phá hoại cả thể xác lẫn linh hồn!

"Thật là quái gở! Những thú vui cao thượng nhất có thể mang lại sức khoẻ cho cơ thể, hoạt động tinh thần, những sự thích thú hồn nhiên ở liền ngay bên cạnh những nỗi nghèo khổ cùng cực nhất! Sự giàu sang, những pḥng khách rực rỡ, tiếng cười vui thú, tiếng cười vô tư lự nhưng tàn nhẫn ở ngay bên cạnh những nỗi đau thương nghèo khổ mà kẻ giàu không hề biết đến. Một niềm vui thú chế giễu một cách vô t́nh nhưng tàn khốc nỗi đau khổ của những người đang rên xiết ở bên dưới! Ở đây mọi mâu thuẫn đều xung đột nhau, đấu tranh nhau, chỉ trừ cái thói xấu đưa người ta đến sự cám dỗ và cái thói xấu chịu ảnh hưởng của sự cám dỗ... Nhưng xin mọi người hăy nhớ điều này: trong những khu phố rực rỡ nhất của thành phố giàu có nhất thế giới này, mỗi đêm mùa đông, năm này qua năm khác, có thể thấy những phụ nữ tuổi th́ ít, mà đă già cỗi v́ thói xấu và đau khổ, bị xă hội ruồng bỏ, vùi dập cuộc đời trong cảnh đói khát, bẩn thỉu và bệnh tật. Mọi người hăy nhớ đến điều ấy, và nên học hành động chứ không phải là nghị luận. Có Thượng đế chứng giám: vũ đài cho hoạt động như thế hiện nay rất rộng!".

Ở trên tôi vừa nói đến những trú xá cho những kẻ không nhà. Hai thí dụ sau đây sẽ cho thấy những nơi ấy chật chội đến thế nào. Một "trú xá cho những kẻ không nhà" mới được dựng lên ở phố Upper Ogle, mỗi đêm có thể chứa được 300 người, từ khi mở cửa, ngày 27 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Ba 1844, đă tiếp nhận 2740 người trọ một đêm hoặc vài đêm; và dù thời tiết độ này đă khá hơn, nhưng số người trọ ở đó cũng như ở các trú xá ở phố Whitecross và ở Wapping vẫn tăng rất mạnh, và mỗi đêm nhiều kẻ không nhà bị từ chối v́ không đủ chỗ. Ở một nơi khác là trú xá trung ương, ở Playhouse Yard, trong ba tháng đầu năm 1844, trung b́nh mỗi đêm có tới 460 người xin trọ; ở đây đă chứa 6681 người và đă phát 96141 suất bánh ḿ. Vậy mà ban phụ trách nói rằng chỗ này chỉ tạm thoả măn phần nào yêu cầu của những người đến trọ, khi mà trú xá khu đông thành phố cũng mở cửa để thu nạp những kẻ không nhà.

Ta hăy rời London để lần lượt đến thăm những thành phố lớn khác trong toàn Vương quốc liên hợp. Trước hết hăy xem Dublin, là một thành phố mà lối vào bằng đường biển th́ mỹ lệ, cũng như lối vào London th́ hùng vĩ; vịnh Dublin đẹp nhất trong tất cả các đảo của Britain, người Ireland thường ví nó với vịnh Naples. Chính thành phố cũng rất đẹp, các khu phố quư tộc xây dựng đẹp và hợp thẩm mỹ hơn mọi thành phố khác của Anh. Nhưng ngược lại, các khu phố nghèo ở Dublin cũng là nơi ghê tởm và đáng sợ nhất trên đời. Thật ra th́ điều này cũng có một phần do tính cách của dân Ireland, nhiều khi họ cảm thấy ở bẩn mới thoải mái. Nhưng v́ ở tất cả các thành phố lớn ở Anh và Scotland, ta đều thấy có hàng ngh́n người Ireland, và v́ mọi cư dân nghèo tất yếu đều dần sa vào t́nh trạng bẩn thỉu như thế, nên cảnh bần cùng ở Dublin không có cái ǵ là đặc thù riêng có của một thành phố Ireland, mà trái lại, đó là cái chung cho tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Những khu phố nghèo của Dublin ở phân tán khắp thành phố và t́nh trạng bẩn thỉu, nhà cửa tồi tàn, phố xá không ai đoái hoài đến th́ không sao tả nổi. Ta có thể h́nh dung cảnh tượng chen chúc của dân nghèo ở các khu phố này qua báo cáo của các thanh tra pḥng lao động3* nói rằng năm 1817 ở phố Barrack, 52 ngôi nhà gồm 390 pḥng, chứa 1318 người; ở phố Church và các đường phố phụ cận, 71 ngôi nhà gồm 393 pḥng chứa 1997 người.

"Trong khu ấy và khu lân cận có rất nhiều ngơ hẻm và sân sau hôi thối (foul), các gian nhà hầm chỉ có ánh sáng nhờ cửa ra vào, người ta thường ngủ dưới đất, mặc dù đa số cũng có giường ván. Nhưng c̣n ở Nicholson's Court chẳng hạn, trong 28 căn pḥng nhỏ tồi tàn có tới 151 người sống cùng cực đến nỗi trong cả toà nhà chỉ có hai cái giường và hai cái chăn".

Sự nghèo khổ ở Dublin nghiêm trọng đến nỗi riêng một cơ quan từ thiện thuộc "Hội cứu trợ những người đi ăn xin" mỗi ngày tiếp nhận đến 2500 người, tức là 1% số dân của thành phố, ngày cho ăn rồi tối thả ra.

Theo lời kể của bác sĩ Alison, th́ Edinburgh cũng như vậy. Đó là một thành phố mà vị trí tốt đẹp khiến nó được mệnh danh là Athens hiện đại, nhưng nơi đây khu phố quư tộc rất hào hoa, ở khu thành phố mới, là một cảnh tượng trái ngược đáng công phẫn trước cảnh bần cùng, bẩn thỉu của khu thành phố cũ. Alison khẳng định rằng khu vực khá lớn ấy cũng nhơ nhớp ghê tởm không kém những khu phố tồi tàn nhất ở Dublin, và số người mà "Hội cứu trợ những người đi ăn xin" cần cứu giúp ở Edinburgh cũng nhiều không kém ở thủ đô xứ Ireland. Ông c̣n quả quyết rằng dân nghèo ở Scotland, nhất là ở Edinburgh và Glasgow, khổ cực hơn ở tất cả các miền khác trong toàn Vương quốc liên hợp và những người nghèo khổ nhất không phải là người Ireland mà là người Scotland. Bác sĩ Lee, mục sư cựu giáo hội ở Edinburgh, năm 1836, đă nêu ra trước tiểu ban giáo dục tôn giáo như sau:

"Trước đây tôi chưa hề thấy nơi nào có cảnh nghèo khổ như ở giáo khu này. Người ta không có đồ đạc, không có thứ của cải ǵ khác; nhiều khi hai cặp vợ chồng ở chung một gian pḥng. Một hôm tôi đi thăm bảy nhà trong đó đều không có giường và một vài nhà không có cả ổ rơm nữa; có những ông bà già 80 tuổi ngủ ngay trên nền nhà; hầu hết mọi người mặc nguyên cả áo quần mà ngủ. Trong một gian nhà hầm, tôi thấy hai gia đ́nh người Scotland mới từ nông thôn đến cách đây không lâu; ngay từ khi mới đặt chân đến thành phố, đă chết mất hai đứa con, c̣n đứa thứ ba lúc tôi đến thăm cũng sắp chết; mỗi gia đ́nh có một đống rơm bẩn ở góc nhà: ngoài ra trong căn hầm tối tăm, đến nỗi giữa ban ngày cũng không trông rơ mặt người, c̣n chứa một con lừa nữa - một tấm ḷng dù sắt đá đến đâu cũng phải đau xót trước cảnh bần cùng đến như vậy trong một xứ như Scotland".

Trong tạp chí "Edinburgh Medical and Surgical Journal", bác sĩ Hennen cũng tŕnh bày những dẫn chứng tương tự. Một bản báo cáo của nghị viện4* đă vạch rơ t́nh trạng bẩn thỉu trong những nhà nghèo ở Edinburgh; trong những điều kiện như vậy, th́ bẩn thỉu là điều dĩ nhiên. Ban đêm thành giường là chỗ gà ngủ; chó và thậm chí cả ngựa nữa ngủ cùng một pḥng với người; như thế th́ tất nhiên là trong những căn nhà đó bẩn thỉu hôi thối vô cùng, và có vô số rệp bọ đủ các giống. Bản thân cách kiến trúc của Edinburgh chính lại cực kỳ thuận lợi cho t́nh h́nh đáng ghê tởm ấy của nhà ở. Thành phố cũ xây dựng ở hai bên sườn một ngọn đồi không cao lắm, dọc theo đỉnh đồi là phố chính (High Street). Rất nhiều ngơ ngách chật hẹp và quanh co - v́ quá quanh co nên đă được mệnh danh là wynds5 - từ phố chính ấy toả ra hai bên sườn đồi và tạo thành khu phố vô sản. Nhà cửa ở các thành phố Scotland thường là khá cao, có năm sáu tầng như ở Paris, và có rất nhiều gia đ́nh ở chung một nhà, khác với ở Anh, là nơi mỗi gia đ́nh cố hết sức để ở một nhà riêng. T́nh h́nh chen chúc trên một khoảng hẹp v́ vậy lại càng tăng thêm.

Một tạp chí ở Anh trong một bài nói đến những điều kiện vệ sinh trong sinh hoạt của những người lao động ở thành phố6* viết như sau: "Những phố xá đó thường là chật hẹp đến nỗi từ cửa sổ nhà này có thể bước sang cửa sổ nhà trước mặt; hơn nữa, nhà xây tầng nọ trên tầng kia, cao đến nỗi ánh sáng khó lọt được xuống sân và xuống đường phố. Trong khu vực ấy không có một hệ thống cống rănh nào, không có một hố tiêu hoặc hố tiểu nào trong khu nhà ở, v́ vậy mọi thứ rác rưởi, cứt đái của ít ra 5 vạn người mỗi đêm đều được ném xuống rănh. Do đó mặc dù đường phố được quét dọn, vẫn có một lớp bùn khô xông lên những mùi hôi thối khủng khiếp, điều đó không những khổ mắt, khổ mũi mà c̣n ảnh hưởng rất nhiều cả đến sức khoẻ của cư dân. Có ǵ đáng ngạc nhiên, khi ở những nơi như vậy, người ta không những khinh thường vệ sinh và đạo đức, mà c̣n khinh thường cả những điều lễ độ thông thường nhất nữa? Không những thế, những người tương đối hiểu rơ t́nh cảnh cư dân ở đấy đều có thể chứng nhận rằng bệnh tật, bần cùng và trụy lạc ở đây đă lan tràn đến mức độ nào. Ở đây, xă hội đă sa xuống đến một tŕnh độ thấp kém và bi đát khó mà tả nổi... Nhà ở của giai cấp nghèo nhất thường rất bẩn, và rơ ràng là không bao giờ được quét dọn. Phần lớn chỉ có một căn pḥng độc nhất, và dù rất bí hơi nhưng vẫn lạnh, v́ khung cửa làm không kín và kính bị vỡ nát, trong pḥng ẩm ướt và nhiều khi c̣n ở thấp hơn mặt đất; đồ đạc thường tồi tàn hoặc không có ǵ cả: nhiều khi cả một gia đ́nh chỉ có một ổ rơm để ngủ, đàn ông, đàn bà, già, trẻ ngủ lẫn lộn với nhau, làm cho ta trông thấy phải phẫn nộ. Phải ra ṿi nước công cộng mới lấy được nước; và khó khăn trong việc lấy nước là điều kiện thuận lợi để truyền bá bẩn thỉu".

Trong các thành phố cảng lớn khác, t́nh h́nh cũng không hơn ǵ. Ở Liverpool, dù buôn bán phồn thịnh, hoa lệ và giàu sang, những người lao động cũng sống trong t́nh trạng dă man như thế. Hơn 1/5 dân số, tức là hơn 45.000 người, sống trong những căn nhà hầm tối tăm, chật chội, ẩm thấp, bí hơi, trong thành phố có tới 7862 căn nhà như vậy. Ngoài ra phải kể thêm 2270 cái sân sau (courts), tức là khoảng trống nhỏ, xung quanh đều là nhà và chỉ có một lối nhỏ đi vào, thường có ṿm che kín cho nên hoàn toàn không thông gió, phần nhiều rất bẩn và hầu hết là những người vô sản ở. Chúng ta sẽ có dịp nói tỉ mỉ hơn về những cái sân này khi đề cập đến Manchester. Ở Bristol, người ta có lần điều tra 2800 gia đ́nh lao động, 46% trong số đó chỉ có một pḥng.

T́nh h́nh những thành phố công xưởng hoàn toàn như thế. Ở Nottingham có tất cả 11.000 ngôi nhà th́ 7-8 ngh́n ngôi có tường sau xây dựa vào nhau, nên không thể có một chút gió nào lọt qua được; thêm nữa, thường th́ nhiều nhà mới có một hố tiêu. Một điều tra mới đây cho thấy nhiều dăy nhà xây dựng trên những rănh thoát nước nông, chỉ có một lượt ván lát trên mặt làm sàn nhà. Ở Leicester, Derby và Sheffield cũng vậy. Bài báo của tờ "Artisan" dẫn ở trên nói về Birmingham như sau:

"Trong những khu vực cũ của thành phố có nhiều chỗ tồi tàn, bẩn thỉu, không ai đoái hoài đến, đầy những vũng bùn và những đống rác lưu niên. Ở Birmingham có rất nhiều sân, tới hơn 2000 cái, chính là chỗ ở của phần lớn nhân dân lao động. Những sân đó bao giờ cũng rất chật chội, bẩn thỉu, bí hơi, cống rănh rất tồi tệ, xung quanh một cái rănh thường có từ tám đến hai mươi ngôi nhà; mà thường không khí chỉ vào có một mặt, v́ tường sau lại dính với một nhà khác và ở cuối mỗi sân thường có một hố đổ rác hoặc những vật tương tự, hết sức bẩn thỉu. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng những sân mới xây được sắp đặt hợp lư hơn và giữ ǵn khá hơn; và cả trong các sân cũ, nhà cửa cũng không chen chúc như ở Manchester hoặc Liverpool, điều này cắt nghĩa tại sao trong những kỳ có bệnh dịch, ở Birmingham số người chết ít hơn nhiều so với Wolverhampton, Dudley và Bilston là những thành phố cách đó chỉ mấy dặm. Ở Birmingham người ta cũng không ở nhà hầm, tuy rằng đôi khi c̣n sử dụng hầm không đúng cách để làm xưởng thủ công. Các nhà trọ cho dân vô sản cũng có khá nhiều (hơn 400), chủ yếu là trong các sân ở trung tâm thành phố. Hầu hết là những chỗ ẩm thấp và bẩn thỉu đến lợm mửa, là chỗ ẩn thân của bọn ăn mày, và bọn lêu lổng (trampers, về nghĩa chính xác của chữ này, sẽ nói kĩ hơn ở phía dưới), những kẻ cắp và gái điếm, bọn này sống ở đây không hề quan tâm đến lễ độ và tiện nghi, ăn uống, hút và ngủ trong một bầu không khí mà chỉ những con người trụy lạc như họ mới chịu được".

Glasgow về nhiều mặt cũng giống như Edinburgh, cũng những đường ngoắt ngoéo (wynds), cũng những ngôi nhà ngất nghểu như thế. Tạp chí "Artisan" đă nhận xét về thành phố đó như sau:

"Ở đây, giai cấp công nhân chiếm chừng 78% tổng số cư dân (gần 300.000 người), họ ở những khu phố c̣n nghèo nàn và ghê tởm hơn cả những hang ổ tồi tệ nhất ở St. Giles và ở Whitechapel, những vùng ngoại ô ở Dublin và những wynds ở Edinburgh. Những khu như thế có rất nhiều ở trung tâm thành phố - ở phía nam Trongate, phía tây Saltmarket, trong khu Calton, sau phố High, v.v.; đó là những ngơ hẹp và những đường ngoắt ngoéo, chằng chịt với nhau, lắt léo không cùng, ở đó cứ vài bước lại gặp những sân hoặc những ngơ cụt, gồm những ngôi nhà cũ kỹ, sắp đổ, những tầng thấp, bí hơi và không có ống nước. Những nhà ấy đúng là chật ních người. Mỗi tầng có ba hoặc bốn gia đ́nh, có khi đến hai chục người, có khi mỗi tầng lại cho thuê làm nhà ngủ trọ, và trong mỗi pḥng nhét đến mười lăm, hai mươi người, không thể nói là ở, mà là chồng chất lên nhau. Các khu phố ấy là chỗ nương thân của những kẻ nghèo khổ nhất, trụy lạc nhất, đạo đức đồi bại nhất trong cư dân, và nên xem là chỗ bắt nguồn của những bệnh dịch sốt truyền nhiễm ghê gớm lan tràn ra khắp cả Glasgow".

Hăy xem J. C. Symons, uỷ viên Tiểu ban điều tra của chính phủ về t́nh cảnh của những thợ dệt thủ công, mô tả các khu vực ấy7* thế nào:

"Tôi đă phải chứng kiến những cảnh nghèo khổ tệ hại nhất cả ở nước ta lẫn ở trên lục địa, nhưng trước khi đến thăm những khu nhà ngoắt ngoéo ở Glasgow, tôi vẫn không tin được rằng ở một nước văn minh lại có thể có nhiều tội ác, nghèo khó và bệnh tật đến thế. Trong những nhà trọ loại tồi tệ vào bậc nhất, mỗi pḥng có tới mười, mười hai, có khi đến hai mươi người, cả nam lẫn nữ thuộc mọi lứa tuổi, cởi trần hoặc hoàn toàn trần truồng, nằm lẫn lộn bừa băi trên sàn nhà. Những chỗ ấy thường là (generally) bẩn thỉu, ẩm ướt và đổ nát đến nỗi không ai muốn cho ngựa của ḿnh ở đó".

Và ở một đoạn khác, tác giả viết:

"Các khu nhà ổ chuột ở Glasgow chứa một số người, thường dao động từ một vạn rưởi đến ba vạn. Khu vực ấy toàn là những ngơ hẹp, những sân h́nh tứ giác, bao giờ cũng có một đống rác ở ngay giữa. Nhưng dù quang cảnh bên ngoài của những ngôi nhà đó kinh tởm đến như thế, tôi vẫn không ngờ được mức độ bẩn thỉu và nghèo nàn ở bên trong. Trong một vài nhà ngủ trọ mà chúng tôi (đại uư Miller, thanh tra trưởng cảnh sát, và Symons) đến thăm vào ban đêm, chúng tôi thấy cả dăy người nằm kín khắp sàn nhà; đàn ông và đàn bà - người mặc áo quần, kẻ cởi trần - nằm lẫn lộn; có khi đến mười lăm, hai mươi người trong một căn pḥng. Đệm giường của họ là một đống rơm mục nát và ít giẻ rách. Đồ đạc không có một thứ ǵ hoặc có rất ít, và chỉ có mỗi ngọn lửa ở ḷ sưởi là làm cho cái hố ấy hơi ra vẻ có người ở. Trộm cắp và bán dâm là kế sinh nhai chính của đám người ấy. H́nh như không ai buồn quét dọn cái chuồng ngựa của Augeas ấy, không ai buồn huỷ diệt cái hang ổ độc ác, cái sào huyệt của tội ác bẩn thỉu và ôn dịch ấy ở ngay trung tâm thành phố thứ hai của vương quốc. Trong khi điều tra tỉ mỉ về những khu phố nghèo nhất của những thành phố khác, dù về sự đồi bại tinh thần và thể xác, hay về mật độ dân số, tôi chưa hề bao giờ thấy mức độ ghê tởm như vậy. Nhà đương cục địa phương xác nhận là đa số nhà cửa trong các khu ấy hư hỏng, tồi tàn không ở được, nhưng chính đó lại là những chỗ đông người ở nhất, v́ pháp luật quy định không được thu tiền thuê nhà ở đấy".

Khu công nghiệp lớn trung bộ nước Anh, vùng đông dân Tây YorkshireNam Lancashire, với rất nhiều thành phố công nghiệp lớn, không kém ǵ các thành phố lớn khác. Khu công nghiệp len ở vùng Tây Yorkshire là một vùng cảnh đẹp, đồi núi xanh tươi, các ngọn đồi ở đây càng đi về phía tây th́ càng dốc cho đến khi đạt đỉnh cao nhất là chỏm Blackstone Edge dốc đứng, là tuyến phân thuỷ giữa biển Bắc và biển Ireland. Thung lũng sông Aire, có thành phố Leeds nằm hai bên bờ sông, và thung lũng sông Calder, có đường xe lửa chạy dọc theo ḍng sông nối liền Manchester với Leeds, là những vùng đẹp nhất của Anh, chỗ nào cũng dày đặc những công xưởng, thôn xóm và thành phố. Những ngôi nhà xây bằng đá tự nhiên màu xám, trông đẹp đẽ và sạch sẽ không kém ǵ những toà nhà xây bằng gạch đă bị đen đi ở Lancashire, khiến cho ta ngắm nh́n rất đẹp mắt. Nhưng khi vào ngay trong thành phố, th́ cũng chả có ǵ là vui thú lắm. Theo như tạp chí "Artisan", đă dẫn ở trên, mô tả trong một đoạn khác - và tôi tin là chính xác - th́ Leeds nằm

"trên một triền dốc thoai thoải xuống thung lũng sông Aire. Con sông này uốn khúc chạy cắt ngang qua thành phố trên khoảng chừng một dặm rưỡi, và đến kỳ tuyết tan hoặc mưa nhiều th́ có thể lụt lớn. Những nơi cao nhất của thành phố, ở phía tây, th́ tương đối sạch sẽ đối với một thành phố lớn như vậy, nhưng các khu phố thấp dọc bờ sông đó và dọc các sông nhánh (becks) th́ đều bẩn thỉu, chật chội, đủ để giảm tuổi thọ của cư dân ở đó, nhất là trẻ em. Thêm vào đấy là t́nh trạng kinh tởm của các khu lao động xung quanh Kirkgate, March Lane, phố Cross và đường Richmond; ở đây phần lớn các đường phố không được lát và không có cống rănh, nhà cửa xây dựng lộn xộn, với nhiều sân và ngơ cụt, thậm chí những thiết bị vệ sinh thông thường nhất cũng không có. Mọi cái ấy gộp lại đủ để cắt nghĩa tỷ lệ người chết rất cao ở những nơi xấu số, bẩn thỉu và nghèo khổ ấy. Do các trận lụt của sông Aire (và tiện đây nói thêm rằng con sông ấy, cũng như mọi con sông chảy ngang qua những thành phố công xưởng, ở khúc chảy vào thành phố th́ sạch sẽ trong veo và ở khúc chảy ra khỏi thành phố th́ đủ mọi thứ rác rưởi, đặc sệt, đen ngầu và hôi thối), những nhà ở và nhà hầm thường đầy nước đến nỗi phải tát nước đổ ra phố; những lúc ấy th́ cả ở những nơi có cống, nước từ cống dâng lên tràn vào các nhà hầm8*, xông lên những mùi hôi thối sặc khí hydro sulfur, rồi để lại một lớp cặn ghê tởm rất hại cho sức khoẻ. Trong trận lụt mùa xuân năm 1839, t́nh h́nh tắc cống như thế đă gây hại đến nỗi, theo báo cáo của nhân viên hộ tịch, th́ ở khu này, trong quư ấy, cứ ba người chết mới có hai người ra đời; trong khi cũng vào quư ấy, ở các khu khác, th́ tỉ lệ ngược lại: cứ ba người ra đời mới có hai người chết".

Ở nhiều khu vực đông dân khác của thành phố ấy, hoàn toàn không có cống rănh, hoặc là có nhưng tồi tệ đến nỗi chẳng ích lợi ǵ. Trong một số phố, các nhà hầm ít khi được khô ráo; trong những khu phố khác, nhiều đường phố phủ một lớp bùn lầy dày. Cư dân thỉnh thoảng đă uổng công đổ tro lấp các ổ gà để sửa sang đường phố; tuy vậy, rác vẫn cứ đổ đống khắp nơi, nước rửa từ các nhà đổ ra vẫn cứ đọng ở những chỗ trũng cho đến khi nắng và gió làm khô đi (xem báo cáo của Hội đồng thành phố trong "Statistical Journal" tập 2, tr. 404). Một căn nhà thông thường ở Leeds, có diện tích không quá hai mươi lăm yard vuông và thường là có một gian hầm, một pḥng ở và một pḥng ngủ. Những nhà chật hẹp ngày đêm lúc nào cũng chật ních người ấy không những có hại cho sức khoẻ mà c̣n có hại đến đạo đức của cư dân. T́nh h́nh chật chội trong các nhà ấy như thế nào có thể thấy được qua bản báo cáo dẫn ở trên nói về t́nh h́nh vệ sinh trong đời sống của giai cấp lao động:

"Ở Leeds chúng tôi đă thấy nhiều anh chị em và những người thuê nhà xa lạ cả nam lẫn nữ, cùng ngủ chung trong một pḥng với cha mẹ; do đó mà sinh ra những hậu quả hễ người ta nghĩ đến là rùng ḿnh".

Bradford, chỉ cách Leeds bảy dặm, ở giao điểm của nhiều thung lũng, trên bờ một ḍng sông nhỏ hôi thối và nước đen ng̣m như hắc ín, t́nh h́nh cũng như vậy. Một buổi chủ nhật đẹp trời, v́ những ngày làm việc th́ một tầng khói xám xịt bao phủ tất cả, từ trên mỏm cao của các ngọn đồi xung quanh nh́n xuống th́ thấy thành phố thật là xinh đẹp; nhưng bên trong cũng bẩn thỉu và không thể sống được như ở Leeds. Những khu phố cũ xây trên những sườn đồi dốc; đường phố chật hẹp và cong queo. Trong các đường phố, các ngơ cụt và các sân, rác rưởi và đồ thối nát chất hàng đống; nhà cửa đổ nát, bẩn thỉu không hợp với điều kiện cư trú; và ngay sát bên sông, ở đáy thung lũng, tôi đă thấy nhiều ngôi nhà mà một nửa tầng dưới là đào ngay vào sườn đồi, hoàn toàn không hợp để ở. Nói chung, những nơi ở đáy thung lũng, mà nhà cửa công nhân chen vào giữa những nhà cao của công xưởng; chính là những nơi có kiến trúc xấu xí và bẩn thỉu nhất của thành phố. Trong các khu phố mới của Bradford, cũng như ở mọi thành phố công xưởng khác, nhà cửa xếp đặt đều đặn hơn thành từng dăy, nhưng ngay ở những nhà đó người ta c̣n thấy thiếu tiện nghi, t́nh trạng này gắn liền với cái phương pháp được công nhận trong việc bảo đảm nhà ở cho công nhân; về điểm này chúng tôi sẽ bàn kỹ hơn khi nói đến Manchester. Về các thành phố khác của vùng Tây Yorkshire, như Barnsley, Halifax, Huddersfield, t́nh h́nh cũng như vậy. Huddersfield, với vị trí tuyệt vời đáng mê và kiến trúc tối tân của nó, là đẹp nhất trong tất cả các thành phố công xưởng của Yorkshire và Lancashire, nhưng cũng vẫn có những khu phố xấu xí. Trong bản báo cáo ngày 5 tháng Tám 1844 của một ủy ban, do hội nghị thị dân cử ra để điều tra thành phố, có đoạn viết:

"Ai cũng biết rằng ở Huddersfield, nhiều đường phố và nhiều ngơ, nhiều sân không lát mà cũng chẳng có cống rănh ǵ cả; rằng đủ mọi loại rác rưởi, cặn bă, mọi vật bẩn thỉu, chất đống ở đấy đang thối rữa; rằng nước bẩn đọng thành vũng ở hầu khắp mọi nơi; do đó nhà cửa ở đây xấu xí và bẩn thỉu, làm phát sinh ra nhiều ổ bệnh tật đe doạ sức khoẻ của cả thành phố".

Nếu chúng ta đi bộ hoặc xe lửa vượt qua Blackstone Edge, chúng ta sẽ đến địa điểm điển h́nh, nơi mà nền công nghiệp Anh đă hoàn thành cái kiệt tác của nó, nơi xuất phát của toàn bộ phong trào công nhân nước Anh, tức là Nam Lancashire, với trung tâm của nó là Manchester. Ở đây chúng ta cũng lại thấy một vùng cảnh đồi núi mỹ lệ, từ tuyến phân thuỷ, chạy dốc thoai thoải đến tận biển Ireland, với những thung lũng xanh rờn làm cho người ta mê thích của sông Ribble, sông Irwell, sông Mersey và các nhánh của chúng; vùng này cách đây một trăm năm, phần lớn c̣n là đầm lầy, cư dân thưa thớt, thế mà ngày nay chỗ nào cũng mọc đầy những thành phố và thôn xóm, và là vùng đông dân nhất của nước Anh. Lancashire, đặc biệt là Manchester, là nơi sản sinh ra nền công nghiệp Anh và là trung tâm của nó. Sở giao dịch chứng khoán Manchester là cái hàn thử biểu của mọi sự biến động trong sinh hoạt công nghiệp, và các phương pháp sản xuất tối tân cũng đă đạt mức độ hoàn bị ở Manchester. Trong ngành công nghiệp bông sợi ở Nam Lancashire, việc sử dụng các lực lượng tự nhiên, việc máy móc (chủ yếu là khung cửi máy và máy mule) loại trừ lao động thủ công, và sự phân công lao động đă đạt tới tŕnh độ phát triển cao nhất; và nếu công nhận ba yếu tố đó là đặc trưng của công nghiệp hiện đại, th́ phải thừa nhận rằng, về mặt ấy, so với các ngành công nghiệp khác, th́ ngành bông sợi, ngay từ đầu cho tới nay, vẫn đi trước. Những ảnh hưởng của công nghiệp hiện đại đối với giai cấp công nhân ở đây phải phát triển một cách đầy đủ nhất và thuần tuư nhất, và giai cấp vô sản công nghiệp ở đây phải xuất hiện dưới h́nh thức điển h́nh nhất; và cũng chính ở đây, t́nh trạng nhục nhă của người lao động do việc áp dụng sức hơi nước, máy móc và sự phân công lao động gây nên, cũng như ư đồ của giai cấp vô sản nhằm chấm dứt sự áp bức ấy, cũng phải đạt đến mức căng thẳng cao nhất và có ư thức nhất. V́ Manchester là một thành phố công nghiệp hiện đại điển h́nh, và cũng v́ tôi biết rơ nó cũng như nơi chôn rau cắt rốn của tôi, và có lẽ c̣n biết rơ hơn nhiều người dân của nó, cho nên chúng ta sẽ dừng lại ở đây lâu hơn.

Về t́nh h́nh các khu phố lao động, những thành phố xung quanh Manchester cũng không khác thành phố trung tâm cho lắm, chỉ là ở đấy thành phần lao động trong cư dân có thể chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với Manchester. Thậy vậy, đó là những thành phố công nghiệp thuần tuư, mọi hoạt động thương nghiệp của chúng đều tiến hành ở Manchester và thông qua Manchester; về mọi mặt, các thành phố ấy đều phụ thuộc vào Manchester, và v́ vậy cư dân ở đó toàn là công nhân, chủ xưởng và tiểu thương, trong khi ở Manchester th́ có rất đông dân buôn bán, đặc biệt là những hăng buôn đại lư và những cửa hàng bán lẻ lớn. Thế nên dù Bolton, Preston, Wigan, Bury, Rochdale, Middleton, Heywood, Oldham, Ashton, Stalybridge, Stockport, v.v. có ba vạn, năm vạn, bảy vạn, thậm chí chín vạn dân, thực ra th́ hầu hết chúng cũng chỉ là những khu lao động lớn, bị ngắt ra từng đoạn bởi những công xưởng, vài đường phố chính mà hai bên là những cửa hàng và vài đường ngoại ô hai bên là những nhà theo kiểu biệt thự có vườn hoa bao bọc của các chủ xưởng. Bản thân các thành phố có kiến trúc xấu xí và không đều đặn, với những sân, đường phố và ngơ cụt bẩn thỉu, đầy khói than, và do ở đây nhà cửa xây bằng thứ gạch lúc đầu th́ đỏ thắm, nhưng dần dần đă đen xịt lại (thứ gạch đó là vật liệu xây dựng thông dụng ở đây), nên đă gây cho người ta một ấn tượng đặc biệt u ám. Nhà hầm là hiện tượng thường thấy ở đây; chỗ nào làm được là người ta làm những hang dưới đất, và một phần rất lớn cư dân sống ở đó.

Thành phố tồi tệ nhất sau Preston và Oldham, là Bolton, cách Manchester 11 dặm về phía tây-bắc. Tôi đă nhiều lần đến đó, và theo mắt tôi thấy th́ chỉ có một phố chính là phố Deansgate, khá bẩn, đồng thời cũng là chỗ họp chợ; và tuy rằng ngoài các công xưởng, chỉ có những căn nhà thấp một hai tầng, nhưng ngay những hôm đẹp trời, phố ấy cũng vẫn là một cái hốc u ám, ghê tởm. Cũng như ở mọi nơi, phần thành phố cũ đặc biệt tồi tàn và khó coi. Một ḍng nước đặc sệt và đen ś chảy qua thành phố, mà người ta không biết nên gọi là cái lạch hay là một chuỗi những vũng nước hôi thối; làm cho bầu không khí - đă chẳng lấy ǵ làm trong sạch - càng ô uế thêm.

Xa hơn nữa là Stockport, một thành phố tuy nằm bên bờ sông Mersey, phía Cheshire, nhưng vẫn thuộc khu công nghiệp Manchester. Thành phố thu gọn trong một thung lũng hẹp ḷng của sông Mersey, cho nên phố xá chạy dốc tuột xuống ở bên này, để leo dốc ngược lên ở bên kia, c̣n đường xe lửa từ Manchester đến Birmingham vượt qua bên trên thành phố và qua cả thung lũng bằng một cái cầu cao. Stockport nổi tiếng là một nơi ảm đạm và ám khói nhất trong toàn khu, và quả thực là nó tạo nên một cảm giác hết sức u ám, nhất là khi nh́n từ trên cầu cao xuống thành phố. Nhưng những căn nhà nhỏ và nhà hầm, chỗ ở của người vô sản, trải thành dăy dài khắp thành phố, từ đáy thung lũng lên tới đỉnh đồi, lại c̣n gây ra ấn tượng u ám hơn nữa. Tôi không nhớ đă trông thấy một thành phố nào trong khu này có nhiều nhà hầm có người ở như vậy.

Cách Stockport mấy dặm về phía đông bắc là Ashton-under-Lyne, một trong những trung tâm công xưởng mới nhất của vùng này. Thành phố này ở bên sườn một ngọn đồi, dưới chân đồi là kênh và sông Tame; nói chung th́ kiến trúc ở đây theo hệ thống hiện đại đều đặn hơn. Năm hoặc sáu đường phố dài chạy song song dọc theo ngọn đồi, có các đường phố khác cắt thẳng góc, chạy dốc xuống thung lũng. Với cách xếp đặt phố xá như vậy, các xưởng máy bị gạt ra khỏi trung tâm thành phố, dù không thế chăng nữa, th́ chúng cũng phải tập trung ở dưới thung lũng để được gần nước và gần đường sông, ở đó, chúng nằm san sát gần nhau, từ các ống khói tuôn ra những làn khói đặc. Nhờ đó mà Ashton trông dễ coi hơn phần lớn các thành phố công xưởng khác; phố xá rộng răi và sạch sẽ hơn, những cottage đỏ tươi, trông có vẻ mới mẻ và ấm cúng hơn. Nhưng hệ thống mới trong việc xây cottage cho công nhân ấy cũng có những mặt xấu của nó; bởi v́ phía sau mỗi đường phố như thế lại có một phố sau bẩn thỉu hơn rất nhiều, có một lối hẹp ở bên cạnh để vào. Và ngay ở Ashton, tôi không thấy có một ngôi nhà nào cổ quá 50 năm, trừ mấy ngôi nhà ở ngoại ô thành phố, vậy mà ở đây cũng có những đường phố mà nhà cửa đă thành cũ kỹ xấu xí, gạch long ra và tuột xuống, tường nứt nẻ, làm cho lớp vữa trát bên trong rơi vụn xuống; các đường phố ấy cũng nhơ nhớp và đen ś v́ ám khói, không kém ǵ ở các thành phố khác trong khu; chỉ khác là ở Ashton, đó không phải là hiện tượng phổ biến mà là ngoại lệ.

Cách hơn một dặm về phía đông là Stalybridge cũng trên sông Tame. Từ Ashton leo qua núi mà đến, ở trên đỉnh núi nh́n về bên phải và bên trái đều thấy những toà nhà lộng lẫy kiểu biệt thự xung quanh có vườn rộng rất đẹp, đa số nhà ấy làm theo kiểu Elizabeth, kiểu này so với kiểu Gothic th́ cũng y như đạo Tin Lành Anh so với đạo Thiên Chúa La Mă. Đi bộ một trăm bước nữa th́ trông thấy Stalybridge nằm trong thung lũng. Nhưng so với các biệt thự lộng lẫy trên kia, và ngay cả với những cottage giản dị ở Ashton, th́ cảnh tượng thật trái ngược biết bao! Stalybridge nằm trong một vùng trũng quanh co và hẹp hơn cả thung lũng Stockport nhiều, hai bên sườn là một mớ lộn xộn những cottage, nhà lớn và công xưởng. Mới vào thành phố th́ thấy ngay những cottage đầu tiên san sát nhau, chật hẹp, ám khói, cũ kỹ, tồi tàn; và những nhà đầu tiên ấy thế nào th́ cả thành phố cũng như thế cả. Chỉ có rất ít đường phố chạy dài theo đáy thung lũng chật hẹp; phần nhiều đường phố giao nhau, uốn lượn, leo lên xuống theo các triền dốc, do cách sắp xếp các đường phố trên sườn đồi như thế, nên trong hầu hết các nhà, tầng dưới đều đào xuống dưới đất một nửa. Và do lối xây dựng hỗn độn ấy mà tạo ra biết bao nhiêu sân, phố sau và ngơ hẻm; từ trên núi nh́n xuống có thể trông thấy hết cảnh tượng ấy, như là đang bay trên thành phố vậy. Thêm vào đấy là t́nh trạng bẩn thỉu kinh khủng, th́ sẽ hiểu tại sao, phong cảnh xung quanh rất đẹp mà thành phố này lại gây nên ấn tượng ghê tởm đến như vậy.

Nhưng thôi, về các thành phố nhỏ, nói như vậy là đủ. Mỗi thành phố đều có nét riêng của ḿnh, nhưng nói chung th́ những người lao động ở đó cũng hệt như ở Manchester. V́ vậy tôi chỉ mô tả kiến trúc đặc biệt của chúng, và chỉ thêm một điều là mọi nhận xét của tôi về đặc điểm chung của t́nh trạng nhà cửa của những người lao động ở Manchester có thể hoàn toàn áp dụng với các thành phố xung quanh. Bây giờ chuyển sang nói về thành phố chính.

Manchester ở chân sườn phía nam của một dăy đồi chạy từ Oldham, giữa các thung lũng của sông Irwell và sông Medlock, cuối cùng kết thúc ở đồi Kersall Moor, đây là trường đua ngựa, và cũng là "Núi thánh" của Manchester. Chính thành phố Manchester th́ ở tả ngạn sông Irwell, nằm giữa con sông ấy và hai nhánh của nó là Irk và Medlock, đổ vào sông Irwell ở chỗ này. Hữu ngạn sông Irwell là Salford, nằm lọt trong một khuỷu sông, và Pendleton ở xa hơn một ít về phía tây; phía bắc sông Irwell là Broughton ThượngHạ; phía bắc sông Irk là Cheetham Hill; phía nam sông Medlock là Hulme, xa hơn về phía đông là Chorlton-on-Medlock, xa hơn nữa, gần phía đông Manchester là Ardwick. Theo thói quen, người ta gọi cả các khối nhà cửa ấy là Manchester, gồm tới ít nhất là bốn mươi vạn người, hay hơn nữa. Cách xây dựng thành phố độc đáo đến nỗi một người có thể sống nhiều năm ở đó, hàng ngày đi ra đường phố, nhưng không lần nào tiếp xúc với một khu phố lao động, hoặc với những người lao động, nếu người đó chỉ đi v́ công việc của ḿnh hoặc đi dạo chơi. Điều đó chủ yếu được giải thích là do một sự thoả thuận ngầm và vô ư thức, cũng như do sự tính toán hoàn toàn rơ ràng và có chủ tâm: các khu lao động ở cách biệt hẳn với các khu dành cho giai cấp tư sản, c̣n ở những nơi không thể công khai làm như thế, th́ nó được che đậy dưới lớp màn từ thiện. Ở trung tâm Manchester có khu buôn bán khá rộng lớn, dài rộng mỗi chiều độ nửa dặm, hầu như toàn là hăng buôn và kho hàng. Cả khu hầu như không có nhà ở, và ban đêm th́ vắng vẻ quạnh hiu, chỉ có những viên cảnh sát mang những đèn ló đi tuần trên những đường phố hẹp tối om. Khu vực ấy có vài đường phố chính rất náo nhiệt, những tầng dưới các ngôi nhà toàn là cửa hiệu sang trọng; trong các phố ấy tầng trên có chỗ cũng có người ở, và phố xá nhộn nhịp đến tận đêm khuya. Ngoài khu buôn bán ấy ra, toàn bộ thành phố Manchester hiểu theo nghĩa hẹp, toàn bộ Salford và Hulme, phần lớn Pendleton và Chorlton, 2/3 Ardwick và một vài khu ở Cheetham Hill và Broughton, tất cả gộp thành một khu lao động thuần tuư, bao quanh khu buôn bán, như một vành đai rộng trung b́nh một dặm rưỡi. Bên ngoài vành đai ấy là chỗ ở của giai cấp tư sản thượng đẳng và trung đẳng: lớp trung đẳng ở các phố thẳng tắp, gần khu lao động, tức là ở Chorlton và phần thấp của Cheetham Hill; lớp thượng đẳng ở xa hơn, trong những ngôi nhà và những biệt thự ở ngoại ô Chorlton và Ardwick, hoặc trên những chỗ cao thoáng gió của Cheetham Hill, Broughton và Pendleton, giữa không khí thôn quê trong lành, trong những ngôi nhà lộng lẫy đầy đủ tiện nghi, đằng trước nhà cứ nửa giờ hoặc mười lăm phút lại có những chiếc xe chở khách ra thành phố chạy qua. Điều thú vị nhất, là các ngài quư tộc tài chính giàu có ấy vẫn có thể đi qua tất cả các khu phố lao động, để tới văn pḥng ở trung tâm thành phố bằng con đường gần nhất, mà không hề nhận thấy sự nghèo cùng đang sinh sôi nảy nở trong cảnh bẩn thỉu nhất ở ngay gần đấy, ở cả hai bên đường. Bởi v́, những đường phố chính, từ Sở giao dịch chứng khoán toả theo mọi ngả ra ngoài thành phố, đều có mỗi bên một dăy hầu như liên tiếp các cửa hàng, và như vậy là đều do giai cấp trung và tiểu tư sản ở; những người này đă v́ lợi ích của chính họ mà muốn và có thể giữ ǵn phố xá sạch sẽ, lịch sự. Thật ra, những cửa hàng ấy bao giờ cũng có cái ǵ đó giống những khu vực ở đằng sau chúng; và do đó, trong những khu buôn bán và ở gần các khu giai cấp tư sản ở, th́ các cửa hàng ấy lại lịch sự hơn là ở nơi nào mà đằng sau chúng là các cottage bẩn thỉu của những người lao động. Nhưng dù sao chúng cũng đủ sạch sẽ để che giấu cho các ông bà giàu sang, có dạ dày mạnh khoẻ nhưng thần kinh yếu ớt, khỏi thấy cái nghèo, cái bẩn là những cái bổ sung cho sự giàu sang và xa xỉ của họ. Cho nên, ví dụ như phố Deansgate, chạy từ nhà thờ cũ thẳng về phía nam, mới đầu là hai dăy kho hàng và công xưởng, rồi đến các cửa hiệu hạng nh́ với vài quán rượu; xa hơn nữa về phía nam, ở cuối khu buôn bán là những cửa hàng trông tồi hơn, rồi càng đi th́ cửa hàng càng bẩn thỉu, càng xen nhiều quán rượu và quán ăn; đến cuối phố ở phía nam, th́ ngay h́nh dáng của các cửa hiệu nhỏ làm người ta không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, rằng khách hàng ở đây là người lao động, và chỉ có người lao động mà thôi. Phố Market chạy từ Sở giao dịch chứng khoán về phía đông nam cũng vậy; mới đầu là những cửa hiệu lộng lẫy vào hạng nhất, và ở các tầng gác trên là các hăng buôn và kho hàng; tiếp theo (ở Piccadilly) là những khách sạn và nhà kho khổng lồ; xa hơn nữa (khi tới đường London) ở gần sông Medlock là những công xưởng, quán rượu và cửa hiệu phục vụ công nhân và những tầng lớp thấp của giai cấp tư sản; rồi dọc theo Ardwick Green là nhà cửa của bọn tư sản thượng đẳng và trung đẳng, và từ chỗ đó trở đi là những vườn hoa lớn và biệt thự của các chủ xưởng và nhà buôn giàu có nhất. Vậy là khi đă hiểu biết Manchester, có thể lấy mấy phố lớn mà suy ra t́nh h́nh các khu tiếp giáp; nhưng rất ít khi từ những phố lớn ấy, có thể nh́n thấy được quang cảnh thật sự của chính các khu lao động. Tôi biết rất rơ rằng cách sắp xếp giả tạo ấy ít nhiều đều có tính chất đặc trưng cho tất cả các thành phố lớn; tôi cũng biết rằng những người buôn bán lẻ, do chính tính chất kinh doanh của họ, buộc phải ở trên những đường phố lớn; tôi biết rằng ở đây cũng vậy, trong các phố ấy nhà tốt nhiều hơn nhà xấu, và giá đất ở đây cao hơn ở các khu hẻo lánh. Nhưng tôi chưa thấy ở đâu lại gạt bỏ một cách có hệ thống giai cấp công nhân ra khỏi các phố lớn, lại che giấu hết sức chu đáo mọi cái có thể làm chướng tai gai mắt giai cấp tư sản, như ở Manchester. Vậy mà chính Manchester lại ít được xây dựng theo kế hoạch định sẵn, hoặc theo quy định của cảnh sát; mà ngược lại, phần lớn h́nh thành một cách ngẫu nhiên, hơn bất cứ một thành phố nào khác. Khi tôi nghĩ đến lời cam đoan nhiệt t́nh của giai cấp tư sản, rằng những người lao động sống trong một t́nh cảnh hoàn toàn tốt đẹp, th́ tôi thấy được rằng các chủ xưởng thuộc phái tự do, những big wigs9 của Manchester không phải là không tham gia vào sự quy hoạch thành phố đáng xấu hổ ấy.

Tôi nói thêm một điều là hầu hết các công xưởng đều nằm dọc theo các ḍng sông và những con kênh chạy chằng chịt khắp thành phố, và bây giờ tôi chuyển sang mô tả chính ngay các khu phố lao động. Trước hết là Manchester cổ, nằm giữa giới tuyến phía bắc của khu buôn bán và sông Irk. Phố xá ở đây, cả những phố tốt nhất như Todd, Long Millgate, Withy Grove và Shude Hill, đều quanh co, chật hẹp, nhà cửa bẩn thỉu, cũ kỹ, đổ nát và các ngôi nhà trong các phố nhỏ th́ hoàn toàn kinh tởm. Từ nhà thờ cũ đi dọc phố Long Millgate, ta thấy ngay ở bên phải là một dăy nhà kiểu cổ, không có một mặt nhà nào c̣n đứng thẳng; đó là những tàn tích của thành phố Manchester cũ, Manchester thời kỳ chưa có công nghiệp, cư dân cũ đă cùng con cháu họ rời sang những khu tốt hơn, bỏ lại những nhà quá tồi đối với họ cho dân lao động, trong đó có nhiều người Ireland. Đây mới chính là một khu lao động hầu như không che giấu, v́ ngay các cửa hàng và tiệm rượu ở đường phố chính cũng không ai buồn làm cho có vẻ sạch nữa. Nhưng đó cũng c̣n chưa thấm ǵ so với các ngơ hẻm và các sân ở đằng sau, mà muốn vào đấy phải qua những lối đi lợp kín, chật hẹp đến nỗi hai người không thể có đủ chỗ để tránh nhau. Thật khó mà tưởng tượng nổi cái đống nhà cửa lộn xộn, trái với mọi quy tắc kiến trúc hợp lư, và t́nh h́nh chật chội khiến các nhà cửa thực sự dính cái này vào cái kia. Nhưng vấn đề không chỉ ở những căn nhà cổ lỗ, c̣n lại từ thời Manchester cũ; chính trong thời gian gần đây, sự hỗn độn mới tăng lên đến cực độ, v́ chỗ nào trước kia c̣n hở một khoảng trống, th́ nay người ta xây thêm nhà, tiếp thêm gian, cho đến khi không c̣n một tấc đất nào có thể xây thêm được nữa mới thôi. Để chứng thực lời nói của ḿnh, tôi vẽ lại đây một phần nhỏ Manchester. Đây không phải là mảnh tồi nhất và cũng chưa được bằng một phần mười của thành phố cũ.

Bức bản đồ này đủ để h́nh dung được lối kiến trúc không hợp lư của toàn khu, nhất là ở gần sông Irk. Bờ sông ở đây, về bên phía Nam rất dốc và cao từ 15 đến 30 foot; trên sườn dốc ấy nhiều chỗ có đến ba dăy nhà, dăy thấp nhất nằm sát mặt nước, trong khi đó mặt trước nhà của dăy cao nhất ngang với đỉnh đồi, trông ra phố Long Millgate. Xen vào đó lại c̣n những công xưởng ở trên bờ sông, tóm lại, nhà cửa ở đây cũng chật chội và vô tổ chức như ở phần dưới phố Long Millgate. Bên phải và bên trái, có rất nhiều lối đi lợp kín thông từ phố chính vào nhiều sân trong; vào đó là rơi vào một chỗ bẩn thỉu ghê tởm có một không hai; nhất là những sân dốc xuống sông Irk; quả thật ở đây có những nhà cửa kinh khủng nhất mà tôi được thấy từ trước đến nay. Ở một trong những sân ấy, ngay ở lối vào, cuối lối đi lợp kín, có một chuồng tiêu không có cửa và bẩn thỉu; đến nỗi cư dân trong sân, mỗi khi về nhà hoặc ra phố, đều không thể không bước qua một vũng nước tù sặc mùi cứt đái hôi thối. Đó là sân thứ nhất ở bờ sông Irk, phía trên cầu Ducie, tôi xin báo điều đó pḥng khi có ai muốn chứng thực lời tôi nói; về phía dưới, sát con sông, có nhiều xí nghiệp thuộc da, làm cho xung quanh sặc mùi thịt da thối rữa. Muốn xuống các sân ở phía dưới cầu, thường phải qua những cầu thang nhỏ hẹp, bẩn thỉu, và muốn vào nhà th́ phải bước qua những đống rác rưởi và bùn nhơ. Sân thứ nhất phía dưới cầu là Allen's Court, hồi có dịch tả th́ ở đó bẩn thỉu đến nỗi cảnh sát vệ sinh phải ra lệnh quét dọn và tẩy uế tất cả bằng Clo; bác sĩ Kay, trong một cuốn sách nhỏ10*, đă mô tả rùng rợn t́nh trạng sân này vào thời ấy. Từ đó h́nh như nó đă được phá đi một phần và xây lại; ít ra từ trên cầu Ducie nh́n xuống, vẫn thấy những bức tường đổ nát và những đống rác lớn, bên cạnh vài ngôi nhà mới xây. Cảnh tượng nh́n từ trên cầu xuống - một bức tường đá cao bằng đầu người đă che đậy nó, cho khuất mắt những người qua đường thấp bé - là tiêu biểu cho cảnh tượng toàn khu. Ở dưới cùng, con sông Irk chảy, hoặc nói đúng hơn là đọng ở đó, một ḍng sông hẹp, đen ng̣m, hôi thối, đầy rác rưởi và cặn bă mà nó đẩy dạt vào bên bờ thấp, tức bờ bên phải sông. Khi trời khô ráo, trên bờ c̣n lại một dăy dài những vũng bùn lầy xanh thẫm, hôi thối kinh tởm hết sức; từ đáy những vũng bùn ấy, sủi lên những bong bóng khí độc, xông lên một mùi hôi, đến nỗi đứng trên cầu cách mặt nước đến bốn, năm mươi foot cũng không chịu nổi. Thêm vào đó, bản thân ḍng sông cứ mỗi bước lại bị những đập cao chặn lại, phía trên đập, bùn nhớp và rác rưởi đọng lại thành khối lớp rồi thối rữa ra. Phía trên cầu là các xưởng thuộc da, xa hơn nữa là các xưởng nhuộm, các xưởng bột xương và xưởng khí đốt, mà những nước thừa và vật cặn bă đều đổ ra sông Irk; con sông này c̣n tiếp nhận thêm cả những đồ nhơ nhớp của các cống rănh và hố xí ở xung quanh. Như vậy người ta dễ tưởng tượng con sông ấy để lại những cặn lắng như thế nào. Phía dưới cầu, người ta thấy những đống rác, những thứ nhơ nhớp, bẩn thỉu, những đống gạch ngói đổ nát trong các sân ở bờ cao bên trái; nhà nọ nhô lên sau nhà kia, và v́ bờ sông cao dần, nên chỉ thấy mỗi nhà được một phần; tất cả đều ám khói, tồi tàn, cũ kỹ, với những cửa sổ vỡ kính và long khung; ở phía sau là những ngôi nhà cũ kỹ của các công xưởng, trông giống trại lính. Trên bờ bên phải, dưới thấp là một dăy dài nhà cửa và công xưởng. Nhà thứ hai th́ đổ nát, không mái, đầy rác; c̣n nhà thứ ba xây thấp đến nỗi tầng dưới không thể ở được và do đó chẳng có cửa sổ, cửa ra vào ǵ cả. Ở đây, phía sau là nghĩa địa người nghèo, các ga của những đường xe lửa Liverpool và Leeds, và sau nữa là nhà tế bần "ngục Bastille của người nghèo" thành phố Manchester, nó như một bức thành, từ trên đỉnh đồi cao, sau những bức tường cao có h́nh răng cưa, đang nh́n xuống khu lao động ở bờ sông bên kia như đe doạ.

Phía trên cầu Ducie, bờ bên trái th́ thoai thoải, ngược lại, bờ bên phải th́ dốc đứng hơn; nhưng t́nh h́nh nhà cửa hai bên bờ sông th́ không khá hơn mà lại xấu đi. Ở đây, nếu rời khỏi phố chính, vẫn là Long Millgate, mà đi về bên trái th́ sẽ lạc đường ngay; ra khỏi sân này th́ lại đi vào sân kia, qua những xó xỉnh, chỗ ngoặt, những lối đi hẹp và bẩn, qua mấy phút th́ mất hết phương hướng và không c̣n biết đi về phía nào nữa. Đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà đổ nát một phần hoặc hoàn toàn đổ nát, một vài nhà thật sự không có người ở, và ở đây điều đó có nhiều ư nghĩa lắm; trong nhà rất ít khi thấy nền lát gỗ hoặc lát đá, nhưng ngược lại, hầu như ở chỗ nào, cửa sổ và cửa ra vào cũng hư nát, xộc xệch, và bẩn thỉu làm sao! Chỗ nào cũng có những đống rác rưởi, đồ bẩn thỉu và vật bỏ đi, cũng có những vũng nước tù thay cho cống rănh, và chỉ mùi hôi thối cũng đủ làm cho một người có chút ít văn hoá không thể ở được. Mới rồi đường xe lửa Leeds được kéo dài thêm một đoạn, vượt qua sông Irk ở chỗ này, nên một phần các sân và ngơ đó đă bị phá đi, làm cho một số khác lần đầu tiên lộ ra trước mắt người ta. Ngay cạnh cầu xe lửa có một cái sân, so với mọi cái khác c̣n bẩn thỉu ghê tởm hơn nhiều, chính v́ trước đây nó bị chắn hết tất cả các mặt đến nỗi vào được đấy cũng rất khó khăn; nếu không có chỗ hổng, do xây dựng cầu xe lửa tạo nên, th́ chính tôi cũng chẳng bao giờ phát hiện ra nó, mặc dù tôi tưởng ḿnh đă biết khu ấy kỹ lắm. Dọc theo bờ sông lồi lơm, đi ngang qua những cọc và dây phơi quần áo, sẽ vào một đám hỗn độn những nhà nhỏ lụp xụp, một tầng, đa số chỉ có nền đất, ở đây bếp, buồng ở, buồng ngủ, tất cả trong một pḥng duy nhất. Trong một cái hốc như vậy, dài chưa đầy sáu foot, rộng chưa đầy năm foot, tôi thấy hai chiếc giường - mà giường với đệm có ra ǵ! - đặt giữa cầu thang và ḷ bếp, thế là vừa đủ chật gian pḥng. Trong nhiều gian nhà khác, tôi thấy hoàn toàn không có ǵ cả, dù cửa mở toang và những người ở đấy đứng cạnh lối ra vào. Trước cửa, chỗ nào cũng có rác rưởi và bùn lầy; bên dưới lớp bùn lầy ấy h́nh như có con đường lát ǵ đó, không thể trông thấy được mà chỉ có thể cảm thấy dưới bàn chân đôi chỗ có lát. Bao quanh toàn bộ đám chuồng súc vật do người ở đó, th́ hai mặt là nhà ở và công xưởng, mặt thứ ba là sông. Ngoài cái ngơ cụt chật hẹp trên bờ sông th́ chỉ có mỗi một hành lang hẹp dẫn đến một đám nhà chằng chịt khác cũng tồi tệ và bừa băi như vậy.

Thế là đủ rồi! Nhà cửa trên suốt bờ sông Irk đều xây dựng như vậy. Đó là những đám nhà hỗn độn không trật tự ǵ, ít nhiều đều bị hư hỏng; t́nh h́nh bẩn thỉu trong nhà cũng tương ứng với t́nh h́nh nhớp nhúa bên ngoài. Vậy th́ những người sống ở đây làm sao mà sạch sẽ được? Không có điều kiện cần thiết để giải quyết ngay cả những nhu cầu hàng ngày và tự nhiên nhất. Nhà vệ sinh hiếm hoi đến nỗi ngày nào cũng đầy tràn, hoặc là quá xa, nhiều người không thể sử dụng được. Người ta c̣n tắm rửa làm sao được khi gần đó chỉ có ḍng nước bẩn của con sông Irk, c̣n ống dẫn nước và ṿi nước th́ chỉ thấy ở những khu "lịch sự" của thành phố thôi! Quả là người ta không thể trách những nô lệ của xă hội hiện đại, nếu nhà của họ không sạch hơn các chuồng lợn ở rải rác ngay giữa các nhà ấy. Bọn chủ nhà không hề biết xấu hổ khi cho thuê những chỗ như sáu, bảy nhà hầm ở ven phố bờ sông phía dưới cầu Scotland, nền nhà ấy c̣n thấp hơn hai foot so với mực nước, khi con nước xuống thấp, của sông Irk cách đó không đầy sáu foot; hoặc như tầng gác trên cùng của ngôi nhà ở góc phố trên bờ sông bên kia, sát phía trên cầu, tầng dưới th́ hoàn toàn không ở được, không có cửa sổ cũng như cửa ra vào ǵ cả! Những trường hợp như thế không phải là hiếm ở nơi này, c̣n cái tầng dưới trống trải ấy thường được những người ở xung quanh dùng làm cầu tiêu, v́ chẳng c̣n chỗ nào khác tốt hơn!

Ta rời sông Irk, để lại len lỏi vào giữa đám dày đặc những nhà cửa của người lao động ở bên kia phố Long Millgate, đến một khu phố có phần mới hơn, chạy dài từ nhà thờ St. Michael đến Withy Grove và Shude Hill. Ở đây phần nào c̣n có trật tự hơn. Thay cho cái kiến trúc hỗn độn, ta ít ra cũng thấy những đường phố, những ngơ hẻm dài và thẳng, hoặc những sân xây dựng theo một quy hoạch nhất định, thường là h́nh tứ giác. Nhưng nếu ở kia mỗi nhà đều xây dựng một cách tùy tiện, th́ ở đây, sự tùy tiện ấy biểu hiện trong việc xây dựng từng phố, từng sân mà không tính đến những sân và phố xung quanh. Đường phố th́ khi chạy về phía này, khi th́ chạy về phía kia; cứ đi một quăng là có thể sa vào một ngơ cụt hoặc vấp phải một góc hẻm dẫn trở lại đúng chỗ mà ta vừa mới đi khỏi, ai chưa ở trong cái mê cung ấy một thời gian th́ nhất định không biết lối nào mà lần. T́nh trạng thoáng khí ở các phố và sân này - nếu tôi có thể dùng từ đó ở đây - cũng tồi như ở khu sông Irk, và nếu khu này dù sao cũng có cái hơn khu kia: nhà cửa mới hơn, một số phố có rănh thoát nước, tuy hiếm; th́ ngược lại, hầu như ở mỗi nhà đều có nhà hầm cho người ở, điều này ít thấy ở vùng bờ sông Irk, chính là do ở đó nhà cửa cũ kỹ và xây dựng cẩu thả hơn. Về các mặt khác, như bẩn thỉu, những đống rác và đống tro, những vũng nước ở đường phố, th́ hai khu đều giống nhau; và trong khu phố mà ta đang nói tới, c̣n có một hiện tượng rất tai hại đến vệ sinh của cư dân: đó là từng đàn lợn lang thang khắp các ngơ ngách, mơm rúc vào rác rưởi, hoặc bị nhốt trong các chuồng nhỏ dựng trong các sân. Ở đây, cũng như ở phần lớn các khu lao động ở Manchester, những người hàng thịt thuê các sân để dựng chuồng lợn ở đấy; hầu như trong mỗi sân đều có một hoặc vài góc được ngăn ra như vậy, và cư dân trong sân vứt vào đấy mọi thứ cặn bă, rác rưởi; lợn nhờ đó mà béo lên, c̣n không khí trong các sân, vốn đă ngột ngạt v́ bốn phía đều bị chắn, th́ hoàn toàn ô uế v́ các chất của động vật và thảo mộc thối rữa. Người ta đă làm qua khu phố ấy một đường phố rộng răi, khá lịch sự, đó là phố Miller, và như vậy là đă che giấu được mọi cái ở đằng sau một cách khá thành công, nhưng nếu ai đó ṭ ṃ đi vào một trong rất nhiều lối đi dẫn vào các sân, th́ cứ vài chục bước lại vấp phải cái chuồng lợn ấy, hiểu theo đúng nghĩa của chữ này.

Khu Manchester cổ là vậy đấy. Khi đọc lại bài mô tả của ḿnh, tôi phải nhận rằng: không những nó không quá đáng, mà c̣n chưa đủ để người ta h́nh dung được rơ ràng cảnh bẩn thỉu, đổ nát, tối tăm; và cách kiến trúc trái ngược với mọi yêu cầu về sạch sẽ, thoáng khí và vệ sinh của một khu vực chứa ít nhất là hai ba vạn người. Và một khu vực như vậy lại tồn tại, ngay trong trung tâm của một thành phố hàng thứ hai của Anh, thành phố công xưởng hàng đầu của thế giới! Nếu muốn biết một con người cần ít không gian đến mức nào để có thể cử động, cần ít không khí - mà là thứ không khí ǵ! - đến mức nào để có thể thở, cần ít tiện nghi đến mức nào để có thể sinh tồn; th́ chỉ cần đến Manchester sẽ rơ. Thật vậy, đó là thành phố , và đó là lư lẽ mà những người ở đấy thường viện ra, khi nghe nói đến t́nh trạng kinh tởm của cái địa ngục trần gian đó, nhưng chính điều đó nói lên cái ǵ? Cần hiểu rằng tất cả những ǵ làm cho chúng ta ghê tởm và phẫn nộ đều là sản phẩm mới nhất của thời đại công nghiệp. Vài trăm ngôi nhà thuộc thời kỳ Manchester cổ đều đă bị những người ở cũ rời bỏ từ lâu, chỉ có công nghiệp là đă dồn những đám đông người lao động đến những ngôi nhà ấy; chỉ có công nghiệp là đă xây dựng thêm từng xó nhà giữa những căn nhà cũ ấy, để kiếm chỗ ở cho những đám đông người đă bị nó thu hút từ các vùng nông nghiệp và từ Ireland đến; chỉ có công nghiệp mới cho phép bọn chủ đem các chuồng súc vật ấy cho người thuê với giá cắt cổ, lợi dụng sự nghèo khổ của người lao động, huỷ hoại sức khoẻ của hàng ngh́n con người để làm giàu riêng cho chúng; chỉ có công nghiệp mới có thể khiến người lao động - vừa mới thoát khỏi chế độ nông nô - bị sử dụng như vật vô tri vô giác, như đồ dùng, làm cho họ phải tự giam ḿnh trong một chỗ ở mà mọi người khác đều cho là quá tồi tệ, một chỗ ở mà họ phải trả bằng những đồng tiền do mồ hôi nước mắt của họ làm ra, để được hưởng quyền sử dụng cho đến khi chỗ ở đó sụp đổ hoàn toàn; tất cả những cái ấy chỉ là do công nghiệp gây nên, nền công nghiệp này nếu không có những người lao động đó, không có t́nh trạng bần cùng và bị nô dịch của họ th́ không thể tồn tại được. Đúng là quy hoạch ban đầu của các khu phố ấy rất tồi, từ quy hoạch đó khó mà làm được cái ǵ tốt đẹp hơn. Nhưng thử hỏi bọn chủ đất đă làm ǵ, nhà đương cục địa phương đă làm ǵ để cải thiện nó trong khi tiếp tục xây dựng lại ở đấy? Chẳng làm ǵ cả; trái lại, chỗ nào c̣n một xó trống là người ta xây thêm nhà, chỗ nào c̣n một ngơ đi thừa là người ta xây thêm nhà. Giá đất tăng lên cùng với đà phát triển của công nghiệp, và giá đất càng tăng th́ trên từng mảnh đất người ta càng xây dựng thêm một cách điên cuồng và lộn xộn, chẳng hề quan tâm đến vấn đề sức khoẻ cũng như vấn đề tiện nghi của cư dân, chỉ với ư nghĩ duy nhất là làm sao được nhiều lợi nhuận nhất; v́ một túp lều tồi tàn đến đâu, cũng có một anh nghèo kiết xác phải thuê, v́ không thuê nổi một chỗ tốt hơn. Nhưng đó là thành phố cũ, giai cấp tư sản tự thoả măn như thế; vậy hăy xem Thành phố mới (the New town) ra sao.

Thành phố mới, c̣n gọi là thành phố Ireland (the Irish town), nằm ở bên kia thành phố cũ, trên một ngọn đồi đất sét, ở giữa sông Irk và đường St. George. Ở đây không c̣n ǵ có vẻ thành thị cả. Trên mặt đất sét trơ trụi, không có một ngọn cỏ, nổi lên một cách hỗn độn những dăy nhà hoặc những đường phố lắt léo, quanh co, riêng biệt như những thôn xóm nhỏ. Nhà cửa, đúng hơn là những cottage, đều hư hỏng, không bao giờ được sửa chữa, bẩn thỉu, có những căn nhà hầm để ở, ẩm thấp, nhớp nhúa. Đường phố không lát ǵ, cũng không có cống rănh; nhưng ngược lại, nhiều đàn lợn hoặc nhốt trong các sân nhỏ, hay trong chuồng, hoặc tự do lang thang trên sườn đồi. Đường sá ở đây bùn lầy đến nỗi khi trời thật khô ráo mới có thể đi qua mà không ngập bùn đến mắt cá. Ở gần đường St. George, những nhóm nhà riêng biệt ở gần nhau hơn và bắt đầu một loạt liên tục những đường phố nhỏ, ngơ cụt, và sân, càng đến gần trung tâm thành phố th́ càng chật chội và càng mất trật tự. Thật ra th́ ở đây thường thấy những đường phố có lát, hoặc ít ra là có vỉa hè lát và rănh thoát nước; nhưng t́nh trạng nhớp nhúa và tồi tệ của nhà ở, nhất là các nhà hầm th́ vẫn như vậy.

Cũng nên nêu ra mấy nhận xét chung về kiểu quy hoạch thông thường của các khu phố lao động ở Manchester. Chúng ta đă thấy ở thành phố cũ, nhà cửa phần lớn được sắp xếp một cách thuần tuư ngẫu nhiên. Khi xây dựng mỗi ngôi nhà, người ta không nghĩ đến các nhà khác; và những khoảng trống xiên xẹo ở giữa các ngôi nhà, v́ không biết gọi bằng tên nào khác, nên được gọi là sân (court). Trong những phần tương đối mới của khu ấy và trong những khu lao động khác được xây dựng vào những năm đầu phồn vinh của công nghiệp, chúng ta thấy nhà cửa sắp xếp có kế hoạch hơn. Khoảng trống ở giữa hai đường phố được phân chia thành những sân khá đều đặn và thường là h́nh tứ giác.

Các sân này ngay từ đầu đă được xây dựng như h́nh trên, và từ đường phố chính có những lối đi lợp kín để vào. Nếu cách sắp xếp nhà cửa không theo kế hoạch nào đă rất có hại cho sức khoẻ của dân cư, v́ không thoáng khí; th́ cách nhốt những người lao động trong các sân này, bị nhà cửa vây kín bốn bề, lại c̣n tai hại hơn nhiều. Ở đây, không khí hoàn toàn không thể thoát ra ngoài: các ống khói của chính các ngôi nhà trong khi đốt ḷ, là đường thoát duy nhất cho không khí bí bách trong sân11*. Ngoài ra, các nhà trong sân thường xây thành hai dăy, hai nhà chung một tường sau, chỉ điều ấy cũng đủ cản trở mọi sự thông gió tốt. Và v́ cảnh sát đường phố không hề quan tâm đến t́nh h́nh các sân đó, v́ mọi cái trong nhà vứt ra đều nằm nguyên một chỗ; cho nên cũng không nên lạ ǵ về cảnh bẩn thỉu, về những đống tro than, rác rưởi thấy ở đó. Tôi đă vào hẳn trong các sân - dọc theo phố Miller - các sân này so với phố chính thấp hơn ít ra là nửa foot, và không có một đường thoát nào cho nước đọng ở đây khi trời mưa!

Về sau người ta bắt đầu xây dựng nhà cửa theo một kiểu khác, kiểu này đến nay đă được thông dụng. Hiện nay các cottage của người lao động hầu như không bao giờ xây riêng rẽ nữa, mà thường xây hàng chục hoặc có khi hàng trăm; một nhà kinh doanh xây một lúc một hoặc hai, ba dăy phố, sắp xếp như sau: dăy đằng trước là những cottage thượng hạng, những nhà này rất may mắn có một cửa sau và một sân nhỏ, và v́ thế giá thuê cũng đắt nhất. Sân của những nhà ấy thông ra ngơ sau (back-street), hai đầu bị xây chắn, có một lối đi hẹp hoặc đường lợp kín để vào. Những nhà trông ra ngơ ấy có giá thuê rẻ nhất và cũng ít được săn sóc nhất. Tường sau những nhà này chung với dăy nhà thứ ba, là dăy quay mặt ra đường phố bên kia, dăy ấy có giá thuê rẻ hơn dăy thứ nhất nhưng đắt hơn dăy giữa. Như vậy, cách bố trí các phố gần giống như bản vẽ dưới đây:

Kiểu xây dựng nhà cửa và phố xá như thế này, thật ra, có đảm bảo cho dăy nhà thứ nhất thông gió khá tốt, c̣n ở dăy thứ ba, thông gió ít ra cũng không kém các nhà trong kiểu kiến trúc trước; nhưng ngược lại, dăy giữa cũng bí hơi như những cottage trong các sân, và ngơ sau cũng bẩn thỉu, và khó coi không kém ǵ sân. Các nhà kinh doanh thích kiểu xây dựng này hơn bởi v́ nó vừa tiết kiệm diện tích, vừa cho phép bóc lột nhiều hơn những người lao động có lương khá, nhờ giá cho thuê cao hơn ở dăy thứ nhất và thứ ba.

Ba kiểu xây dựng cottage này thấy ở khắp Manchester, thậm chí ở khắp Lancashire và Yorkshire, nhiều khi xen lẫn nhau, nhưng thường là riêng biệt nhau; để có thể chỉ căn cứ vào đặc trưng đó mà nhận ra được niên đại của khu này hay khu khác trong thành phố. Kiểu thứ ba, tức là kiểu có ngơ sau, chiếm ưu thế tuyệt đối trong khu lao động rộng lớn ở phía đông đường St. George, hai bên đường Oldham và phố Great Ancoats; và cũng là kiểu thường thấy nhất trong các khu lao động khác ở Manchester và ngoại ô.

Đa số các công xưởng lớn nhất ở Manchester nằm trong khu lao động rộng lớn vừa nói trên, gọi là Ancoats, dọc theo bờ các kênh đào; đó là những ngôi nhà đồ sộ sáu bảy tầng, với những ống khói cao lêu nghêu, vượt lên trên những cottage thấp của người lao động. Bởi thế, cư dân trong khu chủ yếu là công nhân công xưởng, c̣n trong những phố tồi tệ nhất, là thợ dệt thủ công. Những phố ở sát trung tâm thành phố là cổ nhất, chính v́ vậy mà cũng là tồi tàn nhất; tuy nhiên, chúng đều được lát và có rănh thoát nước, tôi tính gộp vào đó những phố ở gần với chúng nhất, song song với đường Oldham và phố Great Ancoats. Xa hơn, về phía đông bắc, thấy nhiều phố mới xây dựng; ở đó các cottage trông hấp dẫn và sạch sẽ, cửa ra vào và cửa sổ đều mới và nước sơn c̣n tươi, bên trong các pḥng cũng quét vôi sạch sẽ; phố xá cũng thoáng khí hơn; khoảng trống giữa các nhà cũng rộng hơn và có nhiều hơn. Nhưng chỉ một số ít nhà được như vậy. Cũng phải nói thêm rằng hầu hết mọi nhà đều có nhà hầm để ở, nhiều đường phố không lát và không có rănh thoát nước; và trên hết, cái vẻ gọn gàng đó chỉ là bề ngoài, cái bề ngoài này chỉ độ mươi năm là mất hẳn. Bởi v́ chính cách xây dựng nhà cửa cũng không hơn ǵ cách xây dựng phố xá. Các nhà đó thoạt nh́n đều dễ chịu và chắc chắn; tường gạch đồ sộ trông đến thích mắt; nếu đi dọc theo các khu phố lao động mới xây dựng, mà không nh́n vào các ngơ đằng sau, và không xem xét kĩ cách kiến trúc của từng nhà; th́ có thể đồng ư với nhận định của các ngài chủ xưởng phái tự do rằng: không ở đâu người lao động lại được ở nhà tốt bằng ở Anh. Nhưng khi nh́n kỹ hơn, sẽ thấy tường các cottage được xây mỏng hết mức có thể. Những tường ngoài của tầng nhà hầm, phải chống đỡ cả sức nặng của tầng chính và mái nhà, mà dày nhất cũng chỉ bằng chiều dài viên gạch, tức là xếp gạch theo từng hàng ngang, viên này tiếp viên kia, tường dày bằng chiều dài viên gạch; nhưng tôi c̣n thấy nhiều cottage cũng cao như vậy - một số c̣n đang xây dở - tường ngoài chỉ dày bằng nửa viên gạch, v́ gạch xếp không theo chiều ngang mà theo chiều dọc, đầu viên nọ nối đầu viên kia, tường dày bằng chiều rộng viên gạch. Một phần là v́ tiết kiệm vật liệu, nhưng một phần cũng v́ nhà xây dựng không phải là chủ đất mà chỉ theo phong tục Anh, thuê đất trong 20, 30, 40, 50 hoặc 99 năm; hết hạn đó th́ đất đai và mọi cái xây dựng trên đất đều thuộc về chủ đất, không bồi thường ǵ cả. V́ vậy, người thuê đất tính toán để khi hết hạn thuê đất, th́ nhà cửa trên đó không c̣n đáng giá bao nhiêu; và v́ các cottage ấy thường chỉ xây hai ba chục năm trước khi hết hạn thuê, nên có thể hiểu tại sao chủ xây dựng không muốn bỏ tiền nhiều. Ngoài ra, bọn này phần nhiều là chủ hăng xây dựng hoặc chủ xưởng, chúng chi rất ít hoặc không chi ǵ cả cho việc sửa chữa, một phần v́ không muốn giảm bớt thu nhập của ḿnh, một phần v́ hạn thuê đất ngắn; trong thời gian khủng hoảng thương nghiệp, khi rất nhiều công nhân thất nghiệp, thường có hàng dăy phố bỏ không, do đó nhà cửa rất chóng đổ nát và không ở được. Người ta đă tính là: nói chung nhà của người lao động trung b́nh chỉ ở được bốn mươi năm. Điều đó có vẻ khá kỳ quặc, khi nh́n thấy những bức tường đồ sộ đẹp đẽ của những cottage mới xây, hứa hẹn có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng sự thật là như thế: sự keo kiệt ngay từ lúc xây dựng, t́nh h́nh thiếu sửa chữa, nhà ở thường bỏ không, người ở luôn thay đổi; và sau hết là t́nh trạng người ở - phần nhiều là người Ireland - phá hoại trong khoảng chục năm trước khi hết hạn thuê đất, họ thường cậy những mảnh gỗ trong nhà để đốt ḷ, tất cả những cái đó làm cho nhà cửa độ sau bốn mươi năm là đổ nát hết. V́ thế nên khu Ancoats, mới xây trong thời kỳ công nghiệp phồn vinh, và chủ yếu là trong thế kỷ này, mà cũng có nhiều nhà cửa cũ kỹ, đổ nát, và phần lớn nhà cửa thậm chí bây giờ đă đến giai đoạn cuối cùng có thể ở được. Tôi không muốn nói đến vấn đề là có bao nhiêu vốn đă bị lăng phí như vậy, vấn đề chỉ bỏ thêm chút ít vào việc xây dựng và sửa chữa, là có thể giữ cho cả khu phố ấy sạch sẽ, lịch sự và ở được thêm nhiều năm. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến t́nh h́nh nhà cửa và điều kiện ăn ở của cư dân, và phải nói rằng không có chế độ nào làm bại hoại cơ thể và tinh thần người lao động hơn là chế độ này. Người lao động buộc phải ở trong những gian nhà tồi tàn như thế, v́ họ không có tiền thuê những nhà tốt hơn, hoặc v́ không có nhà tốt hơn ở gần công xưởng của họ, có khi cũng v́ những cottage ấy là của chủ xưởng, có ở th́ mới có việc làm. Tất nhiên, thời hạn bốn mươi năm ấy không phải quy tắc cố định; nếu nhà cửa ở một khu đông đúc của thành phố, luôn có hi vọng t́m được người thuê; th́ dù giá thuê đất có cao, các chủ xây dựng cũng sửa chữa đôi chút, để giữ cho các nhà ấy ở được trong một thời gian dài hơn; nhưng chắc chắn họ cũng chỉ làm những cái tối cần thiết, và những căn nhà được sửa chữa đó nằm trong số những nhà tệ nhất. Thỉnh thoảng, khi bệnh dịch đe doạ, th́ lương tâm thường vẫn ngủ yên của cảnh sát vệ sinh bỗng thức tỉnh, thế là họ tổ chức đột kích các khu lao động, bắt đóng cửa hàng dăy nhà hầm và cottage không c̣n ở được, như đă xảy ra trong nhiều ngơ gần đường Oldham; nhưng chẳng được bao lâu, các nhà bị cấm đó lại có người đến ở ngay; bọn chủ nhà t́m được người thuê mới, thậm chí c̣n được lợi, v́ người ta thừa biết rằng cảnh sát vệ sinh c̣n lâu mới trở lại đây!

Vùng ven phía đông và đông bắc Manchester là nơi duy nhất không có nhà ở của giai cấp tư sản; v́ ở đây gió tây và gió tây nam thổi suốt 10-11 tháng trong một năm, luôn luôn dồn khói của tất cả các nhà máy về phía đó (mà khói này thực không phải là ít!). Thứ khói ấy chỉ để cho người lao động thở mà thôi!

Phía nam phố Great Ancoats là một khu lao động lớn đă xây được một nửa, đó là một khu đất đồi trơ trụi, với hàng dăy nhà hoặc những khối nhà h́nh tứ giác riêng biệt, phân bổ lộn xộn. Giữa các dăy là những khoảng đất trống, gồ ghề, toàn đất sét, không có cỏ, khi trời mưa rất khó đi. Nhà cửa đều bẩn thỉu, tồi tàn, thường xây dựng trong chỗ đất trũng sâu, và nói chung rất giống thành phố mới. Ở khu vực có đường xe lửa Birmingham chạy qua, nhà cửa xây dựng chen chúc nhất và do đó cũng tồi tệ nhất. Sông Medlock ngoằn ngoèo chảy qua đây theo một cái thung lũng mà nhiều chỗ không hơn ǵ thung lũng sông Irk. Dọc hai bên bờ của một con sông cũng đen ng̣m, tù hăm và hôi thối - từ chỗ sông bắt đầu vào thành phố đến chỗ hợp ḍng với sông Irwell - là một dải rộng gồm những công xưởng và nhà cửa hết sức tồi tàn của công nhân. Bờ sông ở đây thường dốc và nhà cửa xây đến sát mặt nước, y như chúng ta đă thấy ở bờ sông Irk; t́nh h́nh nhà cửa phố xá cũng tệ như nhau, dù là ở phía Manchester hay phía Ardwick, Chorlton và Hulme. Nhưng chỗ ghê tởm nhất, nếu tả tỉ mỉ từng chỗ riêng lẻ th́ sẽ không bao giờ nói hết được, là ở bờ phía Manchester, ngay ở phía tây nam đường Oxford, gọi là Tiểu Ireland (Little Ireland). Trong một ḷng chảo khá sâu, được một khuỷu sông Medlock thắt lại, bị những công xưởng cao, những mô đất cao và bờ sông xây đầy nhà bao bọc bốn phía; có chừng hai trăm nóc nhà xếp thành hai khóm, phần nhiều là hai nhà dựa lưng vào nhau; tổng cộng gần 4000 người sống ở đấy, hầu hết là người Ireland. Nhà cửa đều cũ kỹ bẩn thỉu và vào loại nhỏ nhất; đường phố gồ ghề, lồi lơm, phần nhiều không lát và không có rănh thoát nước. Chỗ nào cũng có hàng đống rác rưởi, cặn bă và bùn lầy bẩn ghê tởm nổi lên giữa những vũng nước tù, làm cho bầu không khí, vốn đă u uất khó thở v́ khói của hàng tá ống khói nhà máy, lại sặc mùi hôi thối bốc lên từ những đống ấy. Đàn bà, trẻ con rách rưới đi lại khắp nơi, bẩn thỉu không kém những con lợn lăn ḿnh trên các đống rác và trong các vũng bùn. Tóm lại, khu này phơi bày một cảnh tượng cũng khó coi, cũng ghê tởm chẳng kém những sân tồi nhất trên bờ sông Irk. Những người sống trong các cottage sắp đổ nát ấy, đằng sau những cửa sổ vỡ kính, dùng vải dầu che lại, đằng sau những cửa ra vào găy vỡ với khung mục nát, hoặc trong những nhà hầm ẩm thấp tối tăm, giữa cảnh nhơ nhớp thối tha ngoài sức tưởng tượng ấy, trong bầu không khí h́nh như cố ư bị đầu độc ấy, họ thực tế không thể không rớt xuống bậc thấp kém của loài người; bất cứ người nào dù chỉ mới nh́n bề ngoài của khu vực ấy cũng đều có cảm tưởng và kết luận như thế. Nhưng người đó sẽ nói ǵ khi biết rằng mỗi túp nhà như vậy, với nhiều lắm là hai căn pḥng, một góc chứa đồ, đôi khi thêm một nhà hầm, chứa trung b́nh đến hai mươi người; rằng ở khu ấy cứ chừng 120 người mới có một hố xí, dĩ nhiên là hố xí đó hầu như chẳng bao giờ sử dụng được; rằng mặc cho các y sĩ tuyên truyền thế nào, rằng khi có nạn dịch tả, cảnh sát vệ sinh đă báo động về t́nh trạng của khu Tiểu Ireland, ngày nay, vào năm 1844, khu này vẫn y như năm 1831? Bác sĩ Kay kể lại12 rằng không những phần hầm mà cả tầng một của mọi nhà trong khu ấy đều ẩm thấp; rằng trước kia một số lớn các nhà hầm đă phải lấy đất lấp đi, nhưng hiện nay lại được đào ra dần dần và có người Ireland ở; rằng trong một nhà hầm, mặt nền thấp hơn mực nước sông, nên nước luôn luôn rỉ vào từ một cái lỗ đă bít lại bằng đất sét, đến nỗi người ở nhà ấy, một người thợ dệt thủ công, sáng nào cũng phải tát nước trong hầm ra ngoài đường!

Xuống dưới một tư, trên tả ngạn sông Medlock, là Hulme, thực ra chỉ là một khu lao động lớn, mà t́nh h́nh giống hệt khu Ancoats. Chỗ nào xây dựng chen chúc th́ nhà cửa đều tồi tàn và sắp đổ nát, c̣n chỗ nào người ở thưa thớt, th́ nhà cửa mới và thoáng hơn, nhưng phần lớn là ngập trong bùn. Nơi nào nhà cửa cũng ẩm thấp, cũng có nhà hầm cho người ở và ngơ sau. Ngay trong thành phố Manchester, bên kia sông Medlock, có một khu lao động lớn thứ hai, nằm dọc hai bên Deansgate, đến tận khu buôn bán, nhiều chỗ không kém ǵ thành phố cũ. Đặc biệt là ngay sát khu buôn bán, giữa phố Bridge và phố Quay, phố Princess và phố Peter, nhà cửa chen chúc, nhiều chỗ c̣n hơn cả ở những sân hẹp nhất của thành phố cũ. Ở đây có những ngơ dài và hẹp, những sân và lối đi chật hẹp gấp khúc, đường ra lối vào hỗn độn đến nỗi, nếu không quen thuộc từng sân, từng lối đi trong cái mê cung ấy, th́ chốc chốc chúng ta lại vấp phải một ngơ cụt, hoặc là chẳng biết đường nào mà lần. Theo lời bác sĩ Kay th́ những khu chật hẹp, bẩn thỉu và đổ nát ấy là chỗ ở của tầng lớp đồi trụy nhất của cư dân Manchester, mà nghề nghiệp là trộm cắp hoặc làm đĩ, rơ ràng là lời nói ấy đến bây giờ vẫn c̣n đúng. Năm 1831, khi cảnh sát vệ sinh đến đây kiểm tra, họ thấy rằng ở đây nhớp nhúa không kém ǵ ở bờ sông Irk hoặc ở khu Tiểu Ireland (tôi có thể chứng minh rằng ngày nay cũng chẳng hơn ǵ mấy); và thêm vào đó là ở phố Parliament cứ 380 người mới có một hố xí, và trong ngơ Parliament th́ cứ ba mươi nhà chật ních người ở mới có một hố.

Vượt qua sông Irwell, ta thấy Salford, trên một bán đảo do con sông này tạo nên, với tám vạn dân; thực ra là một khu lao động lớn, với một đường phố rộng xuyên qua. Ngày xưa Salford quan trọng hơn Manchester, nó từng là trung tâm của toàn vùng xung quanh, ngày nay vẫn c̣n có tên là Salford Hundred. V́ thế, ở đây có một khu khá lâu đời, nên ngày nay nó rất thiếu vệ sinh, bẩn thỉu và đổ nát; ở ngay trước mặt nhà thờ cũ của Manchester, và cũng tồi tàn như thành phố cũ, ở bên kia sông Irwell. Xa sông hơn một chút là một khu mới hơn, nhưng cũng đă quá bốn chục năm nên cũng khá tồi tàn. Cả thành phố là những sân và ngơ chật hẹp, đến nỗi làm tôi nhớ đến những phố hẹp nhất mà tôi từng thấy: đó là những phố nhỏ chật chội ở Genoa. Về phương pháp xây dựng cũng như vệ sinh, nói chung Salford c̣n tệ hơn Manchester nhiều. Ở Manchester, cứ sáu tới mười năm một lần, ít ra cảnh sát c̣n bất ngờ kiểm tra các khu lao động, niêm phong những nhà đổ nát nhất, bắt quét dọn những ngóc ngách bẩn thỉu nhất của cái chuồng ngựa Augeas ấy; c̣n ở Salford th́ h́nh như chưa bao giờ họ làm như vậy. Những ngơ hẹp ở bên cạnh và những sân ở dọc phố Chapel, ở Greengate và Gravel Lane từ khi xây dựng đến nay chắc chưa hề được quét dọn lần nào. Ngày nay đường xe lửa Liverpool chạy qua các phố ấy trên một chiếc cầu cao, đă làm mất đi một số xó xỉnh bẩn thỉu nhất, nhưng liệu có nhờ đó mà khá lên không? Khi đi dọc theo cầu cao ấy, từ trên cầu nh́n xuống, vẫn c̣n thấy cảnh tượng khá nhớp nhúa, nghèo nàn; và nếu chịu khó dạo một ṿng trong các ngơ ấy, ghé mắt nh́n vào các nhà và các hầm qua các cửa sổ và cửa ra vào mở toang, th́ dễ thấy rằng người lao động Salford sống ở những nơi không thể nói đến sạch sẽ và tiện nghi được. Ở các khu xa hơn của Salford, ở Islington, dọc đường Regent và sau đường xe lửa Bolton, cảnh tượng cũng như vậy. Nhà cửa của người lao động giữa Oldfield Road và Cross Lane, ở hai bên phố Hope có vô số ngơ và sân vào loại tồi tệ nhất, bẩn thỉu và chật chội không kém ǵ thành phố cũ. Ở nơi này, tôi đă thấy một người tuổi trạc sáu mươi sống trong một ngăn chuồng ḅ; trong cái hộp h́nh tứ giác ấy không có cửa sổ, không sàn, và thậm chí không lát đá, ông ta đă làm một cái giống như ḷ sưởi, đặt một chiếc giường và sống ở đó, mặc dù hễ mưa là nước dột qua cái mái tồi tàn ruỗng nát. Ông ta quá già yếu, không thể có được một công việc thường xuyên, nên đă kiếm ăn bằng cách dùng xe cút-kít chở thuê phân hoặc những thứ tương tự: hố chứa phân ở sát ngay ngăn chuồng ḅ ông ta ở!

Các khu lao động ở Manchester, mà tôi đă có dịp tự ḿnh quan sát trong hai mươi tháng trời, là thế đấy. Nếu khái quát kết quả chuyến đi của ta qua các nơi ấy, th́ phải nói rằng hầu hết 35 vạn người lao động ở Manchester và các vùng phụ cận đều sống trong những cottage tồi tàn, ẩm thấp và bẩn thỉu; c̣n những phố quanh đó phần nhiều đều trong t́nh trạng tồi tệ và bừa băi nhất, khi xây những phố ấy, người ta không chú ư đến vấn đề thông gió, mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận của chủ xây dựng thôi. Tóm lại, phải nhận rằng: trong những căn nhà của người lao động ở Manchester, không thể có được sự sạch sẽ, cũng không thể có được thứ tiện ích nào, do đó không thể có được sự ấm cúng gia đ́nh; trong các căn nhà ấy, chỉ có hạng người thoái hoá, suy đồi về thể xác, mất hết tính người, về trí tuệ và đạo đức đă sa đoạ thành súc vật, mới có thể cảm thấy dễ chịu và ấm cúng. Và không phải ḿnh tôi khẳng định như vậy: chúng ta đă thấy bác sĩ Kay cũng mô tả như thế, và tôi c̣n dẫn chứng thêm những lời nói của một người thuộc Đảng tự do, một nhân vật có uy tín được các chủ xưởng công nhận và kính trọng, một kẻ thù mù quáng của mọi phong trào công nhân độc lập, đó là ông Senior13*:

"Khi quan sát nhà ở của công nhân công xưởng trong thành phố Ireland, Ancoats và Tiểu Ireland, tôi chỉ ngạc nhiên một điều là: sống trong những căn nhà như vậy mà người ta c̣n có thể giữ được mức sức khoẻ tương đối. Khi xây dựng những thành phố ấy - đứng về diện tích và dân số mà nói, đó là những thành phố thực sự - người ta không hề quan tâm đến bất cứ một cái ǵ khác ngoài lợi ích trực tiếp của bọn chủ thầu đầu cơ xây dựng. Chủ hăng mộc và chủ hăng xây dựng mua chung (tức là thuê trong một số năm nhất định) mấy lô đất và dựng trên đó những cái mà người ta gọi là nhà. Có chỗ chúng tôi đă thấy cả một dăy phố chạy dọc theo một cái hào quanh co được sử dụng làm tầng nhà hầm khá sâu không phải tốn tiền đào đất, hơn nữa nhà hầm này không phải dùng làm chỗ chứa đồ, hoặc kho tàng, mà là cho người ở. Không một nhà nào trong phố ấy thoát khỏi bệnh dịch tả. Và thường th́ những đường phố trong các vùng phụ cận ấy đều không lát, giữa đường là từng đống phân và vũng nước, nhà cửa th́ dính lưng vào nhau, chẳng có thiết bị thông gió và thoát nước ǵ cả, và cả gia đ́nh bị nhốt vào một xó dưới hầm hoặc gác sát mái".

Trên kia tôi đă nói đến tính tích cực phi thường của cảnh sát vệ sinh Manchester trong thời ḱ có dịch tả. Khi dịch tràn dần đến, toàn thể giai cấp tư sản trong thành phố đều hoảng hốt. Người ta nhớ đến những căn nhà thiếu vệ sinh của người nghèo, run sợ nghĩ rằng mỗi khu nhà ổ chuột ấy sẽ trở thành một ḷ truyền nhiễm, bệnh dịch có thể từ đó truyền đi, hoành hành khắp nơi, lọt vào trong những toà nhà của giai cấp có của. Lập tức, họ thành lập một tiểu ban vệ sinh để điều tra và báo cáo tường tận với hội đồng thành phố về t́nh h́nh các khu ấy. Bác sĩ Kay chính là một uỷ viên trong tiểu ban ấy, đă đích thân kiểm tra từng khu, trừ khu 11, và đă trích mấy đoạn trong báo cáo ấy. Tất cả có 6951 nhà được kiểm tra, tất nhiên chỉ ở chính Manchester, không kể Salford và các vùng phụ cận khác; trong đó, 2565 nhà cấp thiết phải quét vôi ngay bên trong, 960 nhà không thực hiện kịp thời việc tu bổ cần thiết (were out of repair), xung quanh 939 nhà không đủ cống rănh tốt, 1435 nhà ẩm thấp, 452 nhà thông gió kém, 2221 nhà không có chuồng xí. Trong số 687 phố được kiểm tra, 248 phố không lát, 53 phố chỉ lát từng đoạn, 112 phố thông gió kém, 352 phố có nhiều vũng nước tù và các đống rác rưởi, v.v. Tất nhiên là không dễ ǵ mà dọn sạch những cái chuồng ngựa Augeas ấy trước khi dịch tả đến. V́ vậy người ta chỉ quét dọn một vài xó tồi tệ nhất, c̣n những chỗ khác th́ đâu vẫn nguyên đấy; dĩ nhiên là những nơi đă được quét dọn đó, chỉ vài tháng sau lại bẩn như cũ, như khu Tiểu Ireland chẳng hạn. Về t́nh h́nh bên trong những nhà ấy, tiểu ban ấy đă báo cáo những điều y hệt như ta đă nghe thấy về London, Edinburgh và các thành phố khác:

"Thường là cả một gia đ́nh Ireland nằm chen chúc trên một cái giường; nhiều khi một đống rơm bẩn được phủ bằng bao tải cũ, dùng làm chỗ nằm chung; mọi người đều trụy lạc như nhau v́ nghèo khổ, đần độn và phóng đăng. Nhiều khi các uỷ viên kiểm tra đă thấy hai gia đ́nh ở chung một căn nhà có hai pḥng, một pḥng dùng làm buồng ngủ cho tất cả, pḥng kia dùng làm bếp và nhà ăn chung; thậm chí nhiều khi đến mấy gia đ́nh sống trong một gian nhà hầm ẩm ướt; trong bầu không khí hôi thối của gian hầm đó, từ mười hai tới mười sáu người ở chen chúc; ngoài những nguồn bệnh truyền nhiễm như thế, c̣n có t́nh trạng người ta nuôi lợn và các con vật khác cả ở đấy, và c̣n nhiều cái khác, đă gây ra sự bẩn thỉu kinh tởm nhất"14.

Phải nói thêm là nhiều gia đ́nh, dù chỉ có một pḥng, cũng nhận người ở nhờ hay người ngủ trọ để lấy tiền; thậm chí nhiều khi khách trọ, cả nam lẫn nữ, lại ngủ chung một giường với gia đ́nh chủ nhà, và theo "Báo cáo về t́nh h́nh vệ sinh của giai cấp công nhân", ở Manchester ít nhất có sáu trường hợp người chồng ngủ chung một giường với vợ và em gái vợ đă lớn tuổi. Các nhà trọ ở đây cũng rất nhiều. Năm 1831 bác sĩ Kay đă tính là có 267 nhà trọ như vậy ở chính Manchester, và từ đó trở đi con số chắc phải tăng lên nhiều rồi. Mỗi nhà trọ chứa được hai, ba chục khách, như vậy là mỗi đêm, những nhà trọ ấy chứa từ 5000 đến 7000 người. Tính chất những nhà trọ ấy và những khách trọ thường xuyên của chúng cũng giống như ở các thành phố khác. Trong mỗi pḥng, không có chiếc giường nào, chỉ có từ năm đến bảy cái đệm trải ngay trên mặt đất, có bao nhiêu người trọ là nhét vào đó tuốt, và tất cả nằm chung chạ với nhau. Chả cần phải nói các hoàn cảnh vật chất và tinh thần đă ngự trị ở các ổ tội lỗi ấy là như thế nào. Mỗi một nhà ấy là một ḷ tội ác, một nơi diễn ra những hành vi ghê người, những hành vi có thể không bao giờ xảy ra, nếu không có sự tập trung bắt buộc của các thứ tội ác ấy. Gaskell15* đă tính là ở chính Manchester có đến hai vạn người ở nhà hầm. Như tạp chí "Weekly Dispatch" công bố "theo những báo cáo chính thức" th́ có đến 12% tổng số người lao động sống trong các nhà hầm; con số đó phù hợp với con số của Gaskell: tổng số người lao động là 175.000, 12% là 21.000. Ở các vùng phụ cận Manchester, những nhà hầm có người ở ít ra cũng nhiều như thế; vậy số người ở nhà hầm trên toàn bộ Manchester, hiểu theo nghĩa rộng, có từ 4 đến 5 vạn. Đấy, nhà ở của người lao động ở các thành phố lớn là như vậy. Cách giải quyết nhu cầu về nhà ở có thể dùng làm thước đo cách giải quyết các nhu cầu khác. Rất dễ giả định rằng chỉ có những con người rách rưới, đói khát mới có thể ở trong những cái hang bẩn thỉu đó. Và quả thực là như vậy. Tuyệt đại đa số người lao động đều ăn mặc hết sức tồi tệ. Ngay từ chất liệu đă không thích hợp; lanh và len dạ th́ hầu như cả nam lẫn nữ đều hoàn toàn không có, mà chỉ có vải sợi bông. Áo sơ-mi thường là vải trắng hoặc vải hoa sặc sỡ, quần áo phụ nữ th́ thường may bằng vải in hoa, trên dây phơi ít khi thấy váy bằng len dạ. Đàn ông thường dùng quần bằng nhung sợi bông hoặc bằng loại vải sợi bông dày khác, áo khoác ngoài và áo vét cũng vậy. Nhung sợi bông (fustian) thậm chí đă trở thành một từ đồng nghĩa để chỉ quần áo của người lao động: người ta gọi họ, và thậm chí họ cũng tự xưng là fustian-jackets16; để phân biệt với các ngài mặc len dạ (broad-cloth), từ này lại cũng dùng để chỉ người tư sản. Khi Feargus O'Connor, lănh tụ của phái Hiến chương đến Manchester trong cuộc khởi nghĩa năm 1842, ông đă xuất hiện với bộ quần áo bằng nhung sợi bông giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt của những người lao động. Ở Anh, đội mũ là rất thông thường, ngay cả với người lao động; mũ đủ các kiểu: h́nh tṛn, h́nh ống, h́nh chóp, vành rộng, vành hẹp hoặc hoàn toàn không vành, chỉ có thanh niên ở các thành phố công nghiệp mới đội cát-két. Ai không có mũ th́ tự làm lấy một cái mũ không vành h́nh tứ giác thấp bằng giấy. Toàn bộ y phục của người lao động, dù là c̣n tốt đi nữa, cũng rất ít thích nghi với khí hậu. Thời tiết ở Anh ẩm ướt, thay đổi thất thường, dễ bị cảm, nên gần như toàn bộ giai cấp có của phải mặc áo lót bằng nỉ mỏng; khăn quàng, gi-lê, băng bụng bằng nỉ mỏng đều rất thông dụng. Giai cấp lao động không những không thể dự pḥng như vậy, mà c̣n hầu như không bao giờ may được một cái áo len. C̣n vải bông thô, tuy dày hơn, cứng hơn và nặng hơn len dạ, nhưng chống lạnh và chống ẩm th́ lại kém hơn rất nhiều; v́ dày và v́ đặc tính của bản thân nguyên liệu, nên nó lại lâu khô, và nói chung là kém xa hàng len dạ mịn về độ kín. Nếu một người lao động có thể mua một chiếc áo khoác ngoài bằng len để mặc ngày chủ nhật, th́ anh ta phải đến "cửa hàng bán rẻ", để mua một chiếc áo làm từ loại vải xấu gọi là devil's dust17, làm ra "chỉ để bán chứ không phải để mặc", chỉ độ nửa tháng là sờn hoặc rách ngay; hoặc anh ta phải đến hàng quần áo cũ, mua lại một chiếc áo đă tàng tàng, mà thời oanh liệt của nó đă qua lâu rồi, và chỉ c̣n dùng được vài tuần. Hơn nữa, quần áo của phần lớn người lao động vốn đă không ra ǵ, thế mà thỉnh thoảng có tấm nào hơi khá th́ lại phải đem gửi nhà cầm đồ. Quần áo của rất nhiều người lao động, nhất là người Ireland, đúng là giẻ rách, thậm chí nhiều khi không c̣n chỗ đặt miếng vá nữa, hoặc v́ vá nhiều quá nên không nhận ra được lúc đầu nó có màu ǵ. Người Anh và người lai Anh-Ireland vẫn cứ t́m được cách vá những quần áo ấy, và về nghệ thuật này, họ đă đạt tới mức rất đáng kinh ngạc: việc vá mụn bằng dạ hay vải đay thô lên nhung sợi bông và ngược lại, đối với họ không có khó khăn ǵ; nhưng người Ireland thực sự, mới di cư đến th́ hầu như không vá quần áo bao giờ, trừ trường hợp vạn bất đắc dĩ, tức là nếu không vá th́ áo quần sẽ rơi thành từng mảnh mất. Những mảnh rách của áo sơ-mi thường lủng lẳng qua các kẽ rách của áo vét ngắn hoặc quần. Như lời Thomas Carlyle18*, người Ireland mặc

"quần áo bằng những mụn vải rách nát, cởi ra mặc vào là việc hết sức khó khăn, chỉ tiến hành trong những ngày lễ, hoặc những trường hợp đặc biệt long trọng".

Người Ireland cũng đưa vào Anh cái thói quen đi chân đất, mà trước kia ở Anh chưa từng có. Ngày nay, ở tất cả các thành phố công xưởng, thấy rất nhiều người, nhất là đàn bà và trẻ con, đi chân đất, và cái thói quen ấy lan dần sang những người Anh nghèo khổ nhất.

Mặc thế nào th́ ăn thế vậy: người lao động chỉ kiếm được những cái mà giai cấp có của cho là tồi quá. Trong các thành phố lớn ở Anh, của ngon vật lạ cái ǵ cũng có, nhưng rất đắt, người lao động phải tính từng xu trong chi tiêu, không thể nào bỏ ra nhiều tiền. Thêm vào đó, họ thường lĩnh lương vào chiều thứ bảy, đúng là có một vài nơi đă trả lương vào thứ sáu, nhưng sáng kiến này c̣n chưa phổ biến. Đến tận bốn, năm giờ, thậm chí bảy giờ chiều, họ mới ra tới chợ, c̣n bọn tư sản đă chọn hết những thứ ngon lành nhất từ buổi sáng rồi. Buổi sáng chợ đầy những thức ăn ngon nhất, nhưng khi người lao động ra đến chợ th́ những cái tốt nhất đă hết sạch; mà dù có c̣n đi nữa, th́ chắc họ cũng không thể mua. Khoai tây họ mua thường thuộc loại tồi, rau héo, pho-mát để lâu và phẩm chất kém, mỡ lợn ôi, thịt không béo, dai, của súc vật gầy, già, thường là của súc vật ốm hoặc chết, nhiều khi đă gần thối hỏng. Cung cấp cho công nhân thường là những người buôn bán nhỏ; họ mua những hàng tồi, và chính v́ hàng tồi nên họ mới bán được rẻ như vậy. Những người lao động nghèo khổ nhất c̣n phải đặc biệt xoay xở, để với số tiền ít ỏi của ḿnh, họ có thể mua được những thực phẩm cần thiết, dù là phẩm chất kém: v́ đến nửa đêm thứ bảy tất cả các cửa hàng đều phải đóng cửa, và chủ nhật th́ không có mua bán ǵ; nên khoảng giữa mười và mười hai giờ đêm, các cửa hàng bán những thứ không thể để lại đến sáng thứ hai với giá rất rẻ. Nhưng những thứ đến mười giờ đêm thứ bảy c̣n ế lại, th́ đến sáng chủ nhật, chín phần mười là không ăn được nữa, và đó chính là thức ăn chủ nhật của giai cấp nghèo khổ nhất. Loại thịt mà người lao động mua thường là không c̣n ăn được, nhưng đă mua về th́ phải ăn thôi. Ngày 6 tháng Giêng 1844 (nếu tôi không nhầm) ở Manchester, một toà án địa phương (court leet) xử phạt mười một người bán thịt v́ đă bán thịt không thể ăn được. Trong đó, một hàng có nguyên một con ḅ, một hàng có nguyên một con lợn, một hàng có mấy con cừu, một hàng có năm sáu mươi pound thịt ḅ; tất cả đều bị tịch thu v́ đă hoàn toàn không thể ăn được nữa. Người ta đă tịch thu 64 con ngỗng quay nhồi thịt cho lễ Noel của một trong những người bán thịt ấy, v́ bán ế ở Liverpool, nên được chở đến Manchester, khi ra đến chợ th́ đă trương ph́nh lên và có mùi hôi thối. Báo "Manchester Guardian" có tường thuật tỉ mỉ chuyện này, nêu cả tên người và số tiền phạt. Cũng báo đó, trong sáu tuần, từ 1 tháng Bảy đến 14 tháng Tám, đă đăng tin về ba vụ tương tự. Số báo ngày 3 tháng Bảy đăng tin, ở Heywood đă tịch thu một con lợn 200 pound, người bán thịt t́m thấy khi nó đă chết và đang trương ph́nh lên, nhưng vẫn xẻ thịt ra bán; số báo ngày 31 tháng Bảy, hai hàng thịt ở Wigan bị xử 2 và 4 Bảng tiền phạt v́ đă bán thịt không thể ăn được, trong đó một người đă từng mắc tội này; cuối cùng, số báo ngày 10 tháng Tám, một quầy bán lẻ ở Bolton bị tịch thu 26 cái dăm-bông không thể ăn được, đem đốt trước công chúng, và bị phạt 20 shilling. Nhưng đây chưa phải là đă kể hết mọi trường hợp, cũng không thể xem đó là con số trung b́nh trong sáu tuần, để từ đó suy ra con số trung b́nh hàng năm. Có những thời gian mỗi số báo "Guardian", báo này ra tuần hai kỳ, đều có đăng tin về những trường hợp tương tự xảy ra, ở Manchester hoặc vùng lân cận. Và nên nhớ rằng, v́ phạm vi rộng lớn của các chợ nằm dọc tất cả các phố lớn, và sự kiểm tra không nghiêm ngặt, nên nhiều trường hợp đă lọt qua mắt các viên kiểm tra chợ, nếu không th́ cắt nghĩa làm sao được việc các hàng thịt dám đem cả từng con vật đă thối ra bán? Nếu chú ư rằng với h́nh phạt quá nhẹ như đă nói trên, th́ thấy sự cám dỗ của lối buôn bán ấy đối với những người tiểu thương có sức mạnh biết chừng nào; nếu h́nh dung được một miếng thịt như thế nào mới bị các viên kiểm tra cho là hoàn toàn không thể ăn được và tịch thu, th́ không thể tin là người lao động có thể thường xuyên mua được thịt ngon và bổ. Nhưng về các mặt khác, họ c̣n phải khổ v́ ḷng tham của giai cấp tư sản. Bọn thương nhân và chủ xưởng làm giả các loại thực phẩm một cách vô lương tâm nhất, hoàn toàn coi rẻ sức khoẻ của những người buộc phải tiêu thụ những thực phẩm đó. Trên kia ta đă dẫn chứng báo "Manchester Guardian", giờ hăy nghe một tờ báo khác của giai cấp tư sản - tôi thích đưa đối thủ của ḿnh ra làm chứng - tờ "Liverpool Mercury":

"Người bán bơ mặn giả làm bơ tươi bằng cách trải một lớp bơ tươi lên mặt những tảng bơ mặn, để đánh lừa khẩu vị, hoặc để một pound bơ tươi ở trên cho nếm thử rồi sau đó bán bơ mặn, hoặc rửa bớt muối rồi bán làm bơ tươi. Đường th́ đem trộn bột gạo hoặc những chất ǵ rẻ tiền rồi mang bán theo giá đường tinh. Những cặn bă nấu xà pḥng cũng đem trộn với những thứ khác giả làm đường. Cà-phê bột th́ trộn lẫn bột cải đắng hoặc những thứ rẻ tiền khác; nhiều khi làm giả cà-phê chưa xay bằng cách tạo ra những h́nh dáng giống hạt cà-phê. Ca-cao thường trộn lẫn với đất sét màu nâu xám nghiền vụn có phết mỡ cừu, để cho dễ lẫn với ca-cao thật. Chè th́ trộn lẫn với lá mận gai và những thứ giống như thế, hoặc lá chè đă pha rồi được đem phơi khô, rang trên tấm đồng nung nóng để lấy lại mầu chè, rồi bán làm chè mới. Hạt tiêu th́ trộn lẫn với vỏ đậu nghiền thành bột, v.v. Rượu Porto th́ dứt khoát là làm giả (bằng thuốc màu, cồn và những thứ khác), v́ mọi người đều biết chỉ riêng số rượu Porto tiêu thụ ở Anh đă nhiều hơn số rượu Porto mà tất cả các vườn nho ở Bồ Đào Nha có thể cung cấp được. Các loại thuốc lá bán ở thị trường đều pha lẫn với đủ mọi thứ đáng tởm".

(Tôi có thể bổ sung rằng, việc làm giả thuốc lá phổ biến đến nỗi, nhiều tay buôn thuốc lá vào loại có tiếng nhất ở Manchester, mùa hè vừa qua đă công khai tuyên bố rằng: việc kinh doanh của họ không thể tồn tại nếu không làm giả, và mọi loại x́-gà giá dưới ba penny một điếu đều không phải là thuốc lá nguyên chất). Tất nhiên, không phải chỉ trong các loại thực phẩm mới có sự làm giả, dù tôi c̣n có thể kể ra hàng tá ví dụ nữa, như cái thói đê tiện trộn bột thạch cao hoặc bột phấn vào bột ḿ. Người ta lừa bịp khắp mọi nơi: nỉ mỏng, bít tất, v.v. th́ kéo căng ra cho có vẻ dài, và mới giặt lần đầu đă co lại; dạ khổ hẹp hơn quy cách mất một inch rưỡi hoặc ba inch được bán làm dạ khổ rộng; bát đĩa th́ tráng men mỏng đến nỗi lớp men bong đi ngay; và c̣n hàng trăm tṛ lừa lọc khác. Tout comme chez nous19. Nhưng người lao động lại chịu những hậu quả tai hại của sự giả mạo ấy nhiều hơn bất ḱ ai. Anh nhà giàu ít bị lừa, v́ có thể mua giá cao ở các cửa hàng lớn, mà chủ các cửa hàng này phải giữ tiếng, v́ chính họ sẽ bị thiệt nhất nếu bán hàng xấu và giả; ngoài ra, anh ta c̣n rất tinh trong việc ăn uống, với vị giác khá nhạy, rất dễ phát hiện sự giả mạo. Nhưng người nghèo, người lao động, phải tính từng xu, phải mua nhiều hàng với số tiền ít ỏi, không thể và cũng không biết quan tâm nhiều tới chất lượng, v́ chưa bao giờ có cơ hội phát triển vị giác của ḿnh; chính họ phải mua tất cả những thực phẩm giả và độc hại ấy. Họ buộc phải mua ở quầy hàng nhà buôn nhỏ, có khi phải mua chịu; c̣n những nhà buôn nhỏ, v́ vốn ít mà chi phí kinh doanh lại nhiều, nên với cùng một loại hàng, họ không thể bán rẻ như nhà buôn lớn, và v́ khách hàng đ̣i mua giá rẻ, cũng như v́ phải cạnh tranh với kẻ khác, cho nên cố ư hay không cũng phải bán hàng giả. Hơn nữa, nhà buôn lớn đă bỏ nhiều vốn vào kinh doanh, sẽ mất tín nhiệm và phá sản nếu hành vi gian lận bị phát hiện; c̣n chủ hiệu nhỏ chỉ cung cấp cho một đường phố, nếu bị phát hiện là gian lận th́ sẽ mất ǵ? Nếu mất tín nhiệm ở Ancoats th́ anh ta dọn sang Chorlton hoặc Hulme, ở đó chẳng ai quen biết anh ta và anh ta lại có thể gian lận như trước. Mà những hành vi gian lận rất ít bị truy tố, trừ khi có liên quan đến việc trốn lậu thuế. Nhưng người lao động Anh bị lừa không chỉ về chất lượng, mà cả về số lượng. Cân và thước đo của các nhà buôn nhỏ phần nhiều là không đúng; và trong báo cáo của cảnh sát, người ta thấy những vụ phạt về loại vi phạm ấy cũng có rất nhiều. Vài mẩu tin trong báo "Manchester Guardian" sẽ cho chúng ta thấy rằng những việc gian lận như thế phổ biến đến thế nào trong các khu công nghiệp; ở đây chỉ hạn chế trong một thời gian ngắn, mà trong thời gian đó tôi cũng không có tất cả các số báo trong tay.

Báo "Guardian", ngày 16 tháng Sáu 1844. Phiên toà ở Rochdale: 4 chủ hiệu bị phạt tiền từ 5 đến 10 shilling v́ dùng quả cân quá nhẹ. Phiên toà ở Stockport: Hai chủ hiệu bị phạt tiền 1 shilling, một trong hai người có 7 quả cân quá nhẹ và 1 cái cân sai, và cả hai trước đây đă bị cảnh cáo.
Báo "Guardian", ngày 19 tháng Sáu. Phiên toà ở Rochdale: 1 chủ hiệu bị phạt tiền 5 shilling và 2 nông dân bị phạt 10 shilling.
Báo "Guardian", ngày 22 tháng Sáu. Thẩm phán hoà giải Manchester đă phạt tiền 19 chủ hiệu từ 2,5 shilling đến 2 Bảng.
Báo "Guardian", ngày 26 tháng Sáu. Phiên toà ở Ashton: 14 chủ hiệu và nông dân bị phạt tiền từ 2,5 shilling đến 1 Bảng. Phiên toà hoà giải ở Hyde: 9 nông dân và chủ hiệu bị phạt 5 shilling và phải nộp án phí.
Báo "Guardian", ngày 6 tháng Bảy. Manchester: 16 chủ hiệu phải nộp án phí và phạt tiền từ 10 shilling trở xuống.
Báo "Guardian", ngày 13 tháng Bảy. Manchester: 9 chủ hiệu bị phạt tiền từ 2,5 đến 20 shilling.
Báo "Guardian", ngày 24 tháng Bảy. Rochdale: 4 chủ hiệu bị phạt từ 10 đến 20 shilling.
Báo "Guardian", ngày 27 tháng Bảy. Bolton: 12 chủ hiệu và chủ khách sạn phải nộp án phí.
Báo "Guardian", ngày 3 tháng Tám. Bolton: 3 chủ hiệu bị phạt tiền từ 2,5 đến 5 shilling.
Báo "Guardian", ngày 10 tháng Tám. Bolton: 1 chủ hiệu bị phạt tiền 5 shilling.

Những nguyên nhân khiến người lao động thường bị lừa gạt về chất lượng, cũng chính là những nguyên nhân khiến họ bị lừa gạt về số lượng.

Sự ăn uống thông thường của mỗi công nhân, tất nhiên khác nhau tuỳ theo tiền lương. Những công nhân có lương cao, nhất là công nhân công xưởng, khi mỗi người trong gia đ́nh đều có việc làm và kiếm được ít nhiều, th́ ăn uống khá; hàng ngày có thịt, và buổi tối có thịt mỡ và pho-mát. Nơi nào lương thấp hơn, th́ mỗi tuần ăn thịt hai ba lần, và ăn nhiều bánh ḿ, khoai tây hơn. Nơi nào tiền lương thấp nữa, th́ chỉ c̣n tí thịt mỡ, cắt thành miếng nhỏ, trộn với khoai tây; thấp hơn nữa, th́ tí thịt mỡ ấy cũng không có, chỉ c̣n pho-mát, bánh ḿ, cháo yến mạch (porridge) và khoai tây; tới những công nhân lương thấp nhất, là những người Ireland, th́ khoai tây là thức ăn duy nhất. Đồng thời, nói chung họ đều uống nước chè loăng, có khi pha đường, ít sữa hay chút rượu; ở Anh và cả ở Ireland, nước chè được xem là thức uống quan trọng và cần thiết, như là cà-phê ở Đức; không có nước chè uống là cực kỳ nghèo khổ. Nhưng để có tất cả những cái ấy, th́ điều kiện đầu tiên là công nhân phải có việc làm; khi không có việc làm, th́ hoàn toàn là nhờ may rủi, anh ta ăn cái ǵ người ta cho, cái ǵ xin được hoặc ăn cắp được; nếu không kiếm được ǵ th́ cứ việc chết đói, như ta đă thấy. Cố nhiên, số lượng và chất lượng thức ăn là do tiền lương quyết định, cho nên những công nhân lương thấp bị đói, kể cả khi họ có việc làm, kể cả khi gia đ́nh họ không có đông người; số công nhân lương thấp ấy lại rất nhiều. Nhất là ở London, nơi mà sự cạnh tranh giữa công nhân tăng lên cùng với dân số, giai cấp công nhân rất đông, nhưng ở các thành phố khác cũng thấy có giai cấp ấy. Trong t́nh h́nh đó, người ta xoay xở đủ cách, và do không có thức ăn nào khác, người ta phải ăn cả vỏ khoai, lá rau nhặt bỏ đi, hoa quả thối20*, bất ḱ cái ǵ c̣n chút ít dưỡng chất là người ta đều tham lam vơ vét hết. Khi chưa hết tuần mà tiền lương hàng tuần đă cạn, th́ thường trong mấy ngày cuối tuần, cả nhà không ăn ǵ cả, hoặc chỉ ăn đủ để khỏi chết đói thôi. Cách sống như vậy nhất định phải gây nên vô số bệnh tật, và khi bệnh tật chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra, nhất là khi người đàn ông đau ốm, người chủ yếu nuôi gia đ́nh, người cần ăn nhiều nhất v́ lao động vất vả, và do đó cũng là người đầu tiên ốm; th́ nỗi cùng khổ càng lớn, và càng bộc lộ đặc biệt rơ rệt tính tàn nhẫn của xă hội: bỏ mặc những thành viên của ḿnh, chính khi họ cần đến sự giúp đỡ của xă hội nhiều nhất.

Để kết thúc, hăy tóm tắt những ǵ đă được nhắc đến ở chương này. Cư dân các thành phố lớn chủ yếu là công nhân, v́ nhiều lắm th́ cũng hai công nhân - thường là ba, có khi tới bốn công nhân - mới có một người tư sản; những công nhân đó bản thân không có chút tài sản ǵ đáng kể, chỉ sống bằng tiền lương và hầu hết là luôn chỉ vừa đủ ăn; cái xă hội gồm những nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm đến họ, mặc cho họ tự nuôi lấy ḿnh và gia đ́nh, nhưng lại không cấp cho họ phương tiện để có thể thường xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy. Mỗi công nhân, thậm chí là người giỏi nhất, cũng luôn có thể bị mất việc và mất cái ăn, để rồi chết đói, nhiều người đă bị như vậy. Nhà cửa của người lao động đều quy hoạch tồi, xây dựng tồi, không được giữ ǵn, bí hơi, ẩm thấp và thiếu vệ sinh; người ở chen chúc nhau, và trong đa số trường hợp, th́ trong một pḥng ít ra cũng có cả một gia đ́nh ngủ; đồ đạc trong nhà cũng phù hợp với các mức độ bần cùng khác nhau, có khi đến những đồ dùng cần thiết nhất cũng không có. Quần áo của công nhân nói chung cũng rất thảm thương, phần lớn chỉ là những mớ giẻ rách. Thức ăn nói chung rất tồi, thường là hầu như không thể ăn được; nhiều khi, ít ra cũng là thỉnh thoảng, không đủ số lượng; và tệ nhất th́ có cả người chết đói. Vậy, có thể h́nh dung t́nh cảnh của giai cấp công nhân ở các thành phố lớn như một cái thước đo: khá nhất là một cuộc sống tạm được, đồng lương kiếm được bằng công việc nặng nhọc cũng khá, chỗ ở tốt, ăn uống nói chung không đến nỗi tồi, tất cả đều khá và chịu được, cố nhiên là theo con mắt của người công nhân; tệ nhất là sự bần cùng tàn khốc, đến mức không nhà cửa và chết đói; nhưng mức trung b́nh th́ gần với cái tệ nhất hơn là cái khá nhất. Và những bậc thang khác nhau đó không phải là cố định cứng nhắc cho các loại công nhân khác nhau, được quy chính xác đến mức người ta có thể nói loại công nhân này sinh sống khá c̣n loại kia kém, xưa nay vẫn vậy và sau này cũng sẽ vậy. Không phải thế. Nếu một đôi nơi có như vậy, nếu về đại thể, có một đôi ngành nào đó có ưu thế hơn so với các ngành khác, th́ ở mọi ngành, t́nh cảnh của người lao động vẫn là hết sức bấp bênh; và mỗi người công nhân đều có thể phải trải qua toàn bộ các bậc thang ấy, từ mức tiện nghi tương đối dễ chịu đến mức cực kỳ nghèo khổ, thậm chí đến mức chết đói, hầu như mỗi người vô sản Anh đều có thể nói chuyện rất nhiều về những rủi ro của đời ḿnh. Bây giờ chúng ta hăy xét tỉ mỉ hơn những nguyên nhân của t́nh trạng ấy.

Chú thích

1* (Năm 1892). Đó là viết cách đây gần 50 năm, vào thời đại của những chiếc tàu buồm mỹ lệ. Ngày nay, nếu c̣n có cái nào đến London, th́ chúng bị tống vào các bến chữa tàu, c̣n sông Thames th́ dày đặc những tàu máy đen ś gớm ghiếc (Chú thích của Engels viết cho bản tiếng Đức năm 1892).

2* Sau khi tôi viết đoạn mô tả này, tôi đă có dịp đọc một bài báo trong tờ "Illuminated Magazine" (tháng Mười 1844) nói về các khu lao động ở London. Không những trong bài báo đó có nhiều đoạn cơ hồ y hệt như tôi mô tả, mà về nội dung th́ chỗ nào cũng hoàn toàn phù hợp. Bài ấy nhan đề là: "Nhà cửa ở của những người nghèo. Trích sổ tay của một bác sĩ y khoa".

3* Trích trong cuốn: Dr. W. P. Alison, F. R. S. E., fellow and late President of the Royal College of Physicians etc. etc. "Observations on the Management of the Poor in Scotland and its Effects on the Health of Great Towns". Edinburgh, 1840 [Bác sĩ W. P. Alison, Hội viên và cựu chủ tịch Hội Phẫu thuật Hoàng gia v.v. và v.v.. "Những nhận xét về biện pháp quản lư người nghèo ở Scotland và ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc ấy đối với t́nh h́nh vệ sinh ở các thành phố lớn". Edinburgh, 1840]. Tác giả là một đảng viên đảng Tory, có tín ngưỡng tôn giáo, là anh của nhà sử học Archibald Alison.

4* "Report to the Home Secretary from the Poor-Law Commissiones, or an Inquiry into the Sanitary Condition of the Labouring Classes of Great Britain". With Appendices. Presented to both Houses of Parliament in July 1842. 3 vols, in folio ["Báo cáo của Tiểu ban luật về người nghèo gửi bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về kết quả điều tra những điều kiện vệ sinh trong đời sống của các giai cấp lao động ở Đại Britain. Có kèm theo phụ lục. Tŕnh bày trước hai viện vào tháng Bảy 1842. 3 tập in folio]. Những tài liệu này bao gồm những báo cáo của các bác sĩ do Edwin Chadwick, thư kư Tiểu ban luật về người nghèo, thu thập và chỉnh lư.

5 "đường ngoắt ngoéo" (Chú thích của người dịch).

6* "The Artisan", nguyệt san, số tháng Mười 1843.

7* "Arts and Artisans at Home and Abroad". By J. C. Symons. Edinburgh, 1839 [J. C. Symons. "Nghề thủ công và thợ thủ công ở nước ta và nước ngoài". Edinburgh, 1839]. Có lẽ bản thân tác giả là người Scotland, thuộc Đảng tự do, do đó có thái độ thành kiến mù quáng đối với mọi phong trào công nhân độc lập. Những đoạn trích trên ở trang 116 và trang tiếp theo.

8* Nên nhớ rằng các "nhà hầm" đó không phải là kho chứa đồ thừa mà chính là những chỗ cho người ở.

9 Engels chơi chữ: big wigs có nghĩa là "nhân vật quan trọng" và cũng có nghĩa là "những đảng viên vĩ đại của đảng Whig" (Chú thích của người dịch).

10* "The Moral and Physical Condition of the Working Classes, employed in the Cotton Manufacture in Manchester". By James Ph. Kay, Dr. Med.2nd edit, 1832 (Bác sĩ y khoa James Ph. Kay "T́nh cảnh tinh thần và vật chất của giai cấp công nhân công nghiệp bông sợi ở Manchester", xuất bản lần thứ hai, 1832). Tác giả không phân biệt giữa giai cấp lao động nói chung và công nhân công xưởng, nhưng những phần khác của tập sách đều rất tốt.

11* Vậy mà một đảng viên tự do Anh thông thái đă có lần xác nhận trong "Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao động trẻ em", rằng các sân ấy là mẫu mực của nghệ thuật kiến trúc thành phố, v́ chúng giống như một loạt những quảng trường nhỏ lộ thiên, có thể cải thiện t́nh trạng thông gió và giúp cho không khí lưu thông! Điều này sẽ đúng nếu như mỗi sân có hai hay bốn lối đi rộng, lộ thiên và đối diện nhau, để cho không khí có thể lưu thông tự do được; nhưng trong các sân không bao giờ có đến hai lối đi lộ thiên như thế, thậm chí đến một lối đi cũng rất hiếm, mà hầu hết chỉ có những lối vào hẹp và lợp kín.

12 Xem chú thích 10.

13* Nassau W. Senior "Letters on the Factory Act to the Rt. Hon., the President of the Board of Trade (Chas.Poulett Thomson Esq.)". London, 1837, p. 24 [Nassau W. Senior "Những bức thư về đạo luật công xưởng gửi Bộ trưởng Thương nghiệp (Ngài Charles Poulett Thompson)". London, 1837, tr. 24].

14 Xem chú thích 10.

15* P. Gaskell "The Manufacturing Population of England, its Moral, Social and Physical Condition, and the Changes, which have arisen from the Use of Steam Machinery; with an Examination of Infant Labour". "Fiat Justitia". 1833 [P. Gaskell "Dân cư công nghiệp ở Anh, t́nh trạng đạo đức, xă hội và thể chất của họ và những biến đổi đă xảy ra từ khi sử dụng máy hơi nước; kèm theo một bản điều tra về lao động trẻ em". "Fiat Justitia". 1833]. Tác phẩm này chủ yếu là mô tả t́nh cảnh của những người lao động ở Lancashire. Tác giả thuộc Đảng tự do, nhưng ông viết tác phẩm này vào lúc mà người của Đảng tự do chưa tự coi ḿnh phải có nghĩa vụ tán dương "cuộc sống hạnh phúc" của người lao động. V́ thế mà ông ta c̣n chưa có thiên kiến, và c̣n nh́n thấy rơ được những thiếu sót do chế độ hiện nay, nhất là chế độ công xưởng gây ra. Nhưng đồng thời ông ta lại viết trước khi có Tiểu ban điều tra về công xưởng và dựa vào những nguồn tin đáng ngờ vực mà khẳng định một số điều về sau đă bị báo cáo của tiểu ban điều tra bác bỏ. V́ lư do đó và v́ tác giả, cũng giống như bác sĩ Kay, đă lẫn lộn giai cấp lao động nói chung với công nhân công xưởng nói riêng, nên mặc dù quyển sách ấy về toàn bộ là tốt, nhưng khi sử dụng phải thận trọng đối với một số chi tiết cá biệt. Lịch sử phát triển của giai cấp vô sản, mà tôi tŕnh bày trong "Lời mở đầu", phần lớn dựa vào những tài liệu lấy trong tác phẩm này.

16 Loại áo vét ngắn bằng nhung sợi bông (Chú thích của người dịch).

17 Nguyên văn là "bụi quỉ"; là loại vải dệt bằng vải len cũ đă dùng máy bật lại.

18* Thomas Carlyle "Chartism". London, 1840, p. 28 (Thomas Carlyle "Phong trào hiến chương". London, 1840, tr. 28).

19 "Y như ở nước ta" (Chú thích của người dịch).

20* "Weekly Dispatch", tháng Tư hoặc tháng Năm 1844, theo báo cáo về t́nh h́nh người nghèo ở London của bác sĩ Southwood Smith.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]