Ănggen
Chống Duyhring


VI. Triết học về tự nhiên, thiên thể học, vật lý học, hoá học

Sau đây chúng ta chuyển sang phần lý luận về cách thức theo đó thế giới hiện nay đã hình thành.

ông Đuy-rinh nói trạng thái khuếch tán phổ biến của vật chất đã là quan niệm xuất phát của các nhà triết học ở lonie, nhưng đặc biệt từ Kant trở đi thì giả thuyết về khối tinh vân nguyên thuỷ lại bắt đầu đóng một vai trò mới, trong đó lực hấp dẫn của các thiên thể rắn. Thuyết cơ học về nhiệt hiện đại cho phép đem lại cho những kết luận về trạng thái trước kia của vũ trụ một tính chất xác định hơn rất nhiều. Mặc dù thế, "trạng thái khuếch tán của thể khí chỉ có thể dùng làm điểm xuất phát để đi đến những kết luận nghiêm túc nêu trước đó, người ta có thể nêu rõ một cách chính xác hơn nữa cái hệ thống cơ học bao hàm trong trạng thái ấy. Nếu không thì không những ý niệm đó trên thực tế vẫn rất là mơ hồ, mà càng rút ra những kết luận tiếp theo thì ngay cả trạng thái tinh vân nguyên thuỷ cũng thực sự ngày càng trở nên dày đặc hơn và khó lọt qua hơn;... tạm thời thì tất cả đều đang ở trong trạng thái lờ mờ và chưa thành hình của một ý niệm không thể xác định được rõ hơn về sự khuếch tán", và vì vậy chúng ta chỉ có được, "với cái vũ trụ thể khí ấy, một quan niệm hết sức mù mịt".

Học thuyết của Kant cho rằng tất cả các thiên thể hiện tại đều sinh ra từ những khối tinh vân[7] đang xoay tròn, là một thành tựu lớn nhất của khoa thiên văn từ Copernic đến nay. Lần đầu tiên, cái quan niệm cho rằng giới tự nhiên không có lịch sử trong thời gian, đã bị lung lay. Cho đến lúc đó người ta vẫn cho rằng ngay từ đầu, các thiên thể vẫn vận động theo những quỹ đạo bất di bất dịch và vẫn ở trong những trạng thái bất di bất dịch; và dù cho trên các thiên thể cá biệt, những sinh vật hữu cơ cá biệt có chết đi chăng nữa thì các giống và loài vẫn không biến đổi. Thật vậy, ai cũng thấy rõ là giới tự nhiên vận động không ngừng, nhưng sự vận động ấy cũng được hình dung là sự thường xuyên lặp lại những quá trình như nhau mà thôi. Chính Kant là người đầu tiên đã phá vỡ cái quan niệm hoàn toàn thích hợp với phương pháp tư duy siêu hình đó, và ông đã phá vỡ một cách hết sức khoa học đến mức là hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông đã dùng để chứng minh vẫn còn có giá trị. Đương nhiên, nói cho thật chặt chẽ thì học thuyết của Kant cho đến nay vẫn chỉ là một giả thiết. Nhưng ngay cả hệ thống thế giới của Copernic cho đến nay cũng vẫn chỉ là một giả thiết, và sau khi kính quang phổ đã chứng minh một cách không thể chối cãi được sự tồn tại của những khối khí đó rực trên vòm trời thì các giới khoa học phản đối học thuyết của Kant đều phải im tiếng. Ngay cả bản thân ông Đuy-rinh cũng không thể cấu tạo được cái thế giới nếu không căn cứ vào giai đoạn tinh văn đó, nhưng ông đã trả thù bằng cách đòi người ta phải chỉ cho ông ta thấy hệ thống cơ học nằm trong trạng thái tinh văn đó, và vì chẳng có ai có thể chỉ cho ông ra thấy được hệ thống ấy nên ông ta thưởng cho trạng thái tinh văn ấy đủ mọi hình dung từ khi miệt. Đáng tiếc là khoa học hiện nay cũng vẫn chưa thể giải đáp được nhiều vấn đề khác nữa. Nếu hỏi tại sao cóc lại không có đuôi thì cho đến nay khoa học cũng chỉ có thể trả lời: vì nó đã mất đuôi. Nếu người ta nổi nóng lên và bảo rằng như thế thì tất cả mọi cái đều vẫn còn ở trong trạng thái lờ mờ và chưa thành hình của một ý niệm không thể xác định được rõ hơn về việc "mất", tất cả vẫn còn là một quan niệm cực kỳ mù mịt, - với việc đem đạo đức vận dụng vào khoa học tự nhiên như vậy, chúng ta vẫn không tiến thêm được một bước nào cả. Bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào, cũng có thể công kích và tỏ ý cáu kỉnh như vậy được cho nên bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào, như vậy cũng đều là không đúng chỗ. Vậy ai cấm ông Đuy-rinh tự mình đi tìm hệ thống cơ học của tinh văn nguyên thuỷ?

May sao giờ đây chúng ta lại được biết vằng khối tinh vân của Kant.

"Còn xa mới phù hợp với một trạng thái hoàn toàn đồng nhất của môi trường thế giới, nói một cách khác là phù hợp với trạng thái đồng nhất với bản thân của vật chất".

Thật may cho Kant là ông đã có thể thoả mãn với việc tìm được con được đi ngược từ những thiên thể hiếm có lên đến khối tinh văn, và chưa hề lúc nào nghĩ tới cá trạng thái vật chất đồng nhất với bản thân cả! Nhân tiện cũng chỉ ra rằng nếu khoa học tự nhiên hiện nay gọi khối tinh văn của Kant là tinh văn nguyên thuỷ, thì đương nhiên chỉ có thể biểu diễn đó theo một nghĩa tương đối. Gọi là tinh văn nguyên thuỷ, một mặt vị nó là nguồn gốc của các thiên thể đang tồn tại, và mặt khác, vì nó là hình thức xưa nhất của vật chất mà cho đến nay người ta có thể biết được. Điều đó hoàn toàn không loại trừ mà ngược lại còn đòi hỏi phải giả định rằng trước khi có trạng thái tinh văn nguyên thuỷ thì vật chất đã trải qua một chuỗi vô tận những hình thức khác.

ông Đuy-rinh coi đây là ưu thế của mình. Ở nơi nào mà cùng với khoa học, chúng ta tạm thời dừng lại ở cái tinh văn nguyên thuỷ đã tồn tại trong một thời gian nào đó, thì cái khoa học của mọi khoa học của ông ta lại cho phép ông ta đi ngược lên xa hơn nhiều, đến.

"Cái trạng thái của môi trường thế giới, cái trạng thái không thể coi là thuần tuý tĩnh theo nghĩa hiện nay của quan niệm đó, cũng không coi là động được"

do đó, là một trạng thái hoàn toàn không thể hiểu được.

"Sự thống nhất của vật chất và lực cơ giới mà chúng tôi gọi là môi trường thế giới, là một công thức có thể nói là vừa lôgich vừa hiện thực để chỉ trạng thái đồng nhất với bản thân của vật chất, coi đó là tiến độ của tất cả các giai đoạn phát triển có thể đếm được".

Hiển nhiên là chúng ta hoàn toàn còn lâu mới thoát khỏi được cái trạng thái nguyên thuỷ đồng nhất với bản thân của vật chất. Trạng thái ấy, ở đây, được coi là sự thống nhất giữa vật chất và lực cơ giới, và sự thống nhất này được coi là một công thức vừa lôgich vừa hiện thực, v.v.... Do đó, một khi sự thống nhất của vật chất và của lực cơ giới không còn nữa thì vận động bắt đầu.

Cái công thức lôgich hiện thực ấy chẳng qua chỉ là một ý đồ vụng về nhằm dùng những phạm trù "tự nó" và "cho nó" của hegel vào triết học về hiện thực. Theo Hegel, "tự nó" có nghĩa là tính đồng nhất ban đầu của các mặt đối lập chưa phát triển, đang còn ẩn giấu trong một vật thể, một quá trình, một khái niệm; còn "cho nó thì bao hàm sự phân biệt và sự tách rời của những yếu tố ẩn giấu đó là sự đấu tranh giữa chúng với nhau bắt đầu. Vì thế chúng ta phải hình dung trạng thái nguyên thuỷ bất động là sự thống nhất giữa vật chất và lực cơ giới và hình dung bước chuyển sang trạng thái vận động là sự tách rời và đối lập giữa vật chất và lực cơ giới. Nhưng một phương thức quan niệm như vậy không đem lại cho chúng ta một bằng chứng nào về tính hiện thực của trạng thái nguyên thuỷ tưởng tượng ấy, mà chỉ chứng minh rằng người ta có thể gộp trạng thái ấy vào trong phạm trù "tự nó" của Hegel và gộp sự kết thúc cũng hoàn toàn tưởng tượng của trạng thái ấy vào trong phạm trù "cho nó", Hegel ơi, cứu tôi với !.

Vật chất, - ông Đuy-rinh nói, - là cái mang tất cả những gì hiện thực; vì vậy không thể có lực cơ giới ở ngoài vật chất được. Hơn nữa, lực cơ giới lại là một trạng thái của vật chất. Thế là trong trạng thái nguyên thuỷ, trong đó không có gì xảy ra cả, thì vật chất và trạng thái đó sẽ tự phân biệt với vật chất. Như thế là chúng ta phải để cho người ta khao chúng ta bằng những câu thần bí như vậy, cũng với niềm tin rằng trạng thái đồng nhất với bản thân là không tĩnh mà cũng không động, không thăng bằng mà cũng không vận động! Trước sau, chúng ta vẫn không biết lực cơ giới nằm ở đâu trong cái trạng thái vũ trụ ấy và làm sao mà có thể chuyển được từ bất động tuyệt đối sang vận động mà không cần đến một cái đấy từ bên ngoài, nghĩa là không cần đến thượng đế.

Trước ông Đuy-rinh các nhà duy vật đã nói đến vật chất và vận động. bây giờ, ông Đuy-rinh quy vận động thành lực cơ giới, coi đó là hình thức dường như là cái cơ bản của vận động, và do đó tự làm cho mình không thể hiểu được mối liên hệ hiện thực giữa vật chất và vận động, vả lại mối liên hệ này tất cả các nhà duy vật trước ông ta cũng đều chưa hiểu rõ. Nhưng vấn đề thì thật là đơn giản. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất mà không có vận động. Vận động trong không gian vũ trụ, vận động cơ học của những khối nhỏ hơn trên từng thiên thể, rung động phân tử dưới hình thức nhiệt, hay dưới hình thức dòng điện hoặc dòng từ, phân giải hoá học và hoá hợp hoá học, đời sống hữu cơ - mỗi một nguyên tử vật chất riêng biệt cho vũ trụ trong mỗi lúc nhất định, đều nằm dưới hình thức này hình thức kia của những hình thức vận động ấy hoặc nằm dưới nhiều hình thức cùng một lúc. Mọi trạng thái đứng im, mọi trạng thái thăng bằng đều chỉ là tương đối, chỉ có ý nghĩa nếu đem so với một hình thức vận động nhất định nào đó. Ví dụ, một vật thể nào đó trên trái đất có thể ở trạng thái thăng bằng cơ giới, nghĩa là ở trạng thái tĩnh theo ý nghĩa cơ học nhưng điều đó hoàn toàn không ngăn cản vật thể ấy tham dự vào vận động của trái đất, cũng như vào vận động của toàn bộ thái dương hệ, cũng như hoàn toàn không ngăn cản những phân tử vật lý nhỏ nhất của vật thể đó bị nhiệt độ của nó làm cho rung động hoặc cũng không ngăn cản những nguyên tử của vật thể đó hoàn thành một quá trình hoá học. Vật chất không có vận động, cũng như vận động không có vật chất, đều là điều không thể hình dung được. Vì vậy vận động là không thể tạo ra được và không thể tiêu diệt được, cũng như bản thân vật chất ; điều đó đã được triết học cũ (Descartes) diễn ra như sau: số lượng của vận động tồn tại trong thế giới bao giờ cũng vẫn như thế. Vậy vận động là không thể tạo ra được mà truyền từ vật thể này sang vật thể khác thì trong chừng mực nó tự truyền đi, người ta có thể coi nó là chủ động là nguyên nhân của vận động, và trong chừng mực nó bị truyền đi, người ta có thể coi nó là bị động. Chúng ta gọi vận động chủ động ấy là lực, vận động bị động ấy là biểu hiện của lực. Như vậy, thật rõ ràng là lực càng lớn bằng biểu hiện của nó, vì trong cả hai, cũng vẫn là một vận động ấy được thực hiện mà thôi.

Như vậy, một trạng thái bất động của vật chất là một trong những quan niệm trống rỗng nhất là phi lý nhất, một "điều tưởng tượng mê sảng" thuần tuý. Muốn đạt tới quan niệm đó, phải hình dung thế thăng bằng cơ giới tương đối mà một vật thể có thể có trên trái đất là một trạng thái tĩnh tuyệt đối rồi áp dụng quan niệm ấy vào toàn thể vũ trụ. Đương nhiên, việc áp dụng như vậy sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu quy sự vận động của vũ trụ đơn thuần thành lực cơ giới. Và lúc đó, việc quy vận động chỉ đơn thuần thành lực cơ giới còn có cái lợi là người ta có thể hình dung đưọc một lực là tĩnh, là bị trói buộc, tức là tạm thời không hoạt động. Cụ thể là, nếu việc truyền sự vận động là một quá trình tương đối phức tạp bao gồm nhiều khâu trung gian như điều đó thường rất hay xảy ra, thì người ta có thể hoãn sự truyền thật sự của vận động cho đến bất kỳ lúc nào, bằng cách vứt bỏ khâu cuối cùng của sợi dây chuyền. Thí dụ, điều đó xảy ra trong khi người ta nạp đạn vào súng và dành cho mình việc chọn lúc bóp cò, làm cho viên đạn được phóng đi, nghĩa là gây ra sự truyền đi của vận động cho việc đốt cháy thuốc súng giải phóng. Cho nên, người ta có thể quan niệm rằng trong trạng thái bất động, đồng nhất với bản thân, thì vật chất đã được nạp đầy lực; và đó là điều mà hình như ông Đuy-rinh muốn coi - nếu nói chung ông ta muốn coi đó là một cái gì, - là sự thống nhất giữa vật chất và lực cơ giới. Quan niệm đó là phi lý, vì nó đem một trạng thái xét về bản chất là tương đối -và do đó trong một lúc nhất định, bao giờ cũng chỉ có một bộ phận của vật chất là có thể nằm trong trạng thái đó, - áp dụng như là một trạng thái tuyệt đối vào vũ trụ. Nhưng dù không kể đến cái đó đi nữa thì cũng còn lại một điều khó khăn, một là, làm thế nào mà thế giới lại được nạp đầy lực được, bởi vì hiện nay súng không thể tự nạp được đạn, hai nữa, ngón tay đã bóp cò đó là của ai ? Chúng ta có thể loay hoay như thế nào cũng được, nhưng dưới sự chỉ đạo của ông Đuy-rinh thì cứ một lần bao giờ chúng ta cũng lại quay trở lại - ngón tay của thượng đế.

Từ thiên văn học, nhà triết học hiện thực của chúng ta chuyển sang cơ học và vật lý học, và phàn nàn rằng thuyết cơ học về nhiệt, một thế hệ sau khi được phát hiện vẫn chưa có những bước tiến bộ cơ bản nào vượt qua được cái điểm mà Robert Mayer đã đạt được. Hơn nữa, toàn bộ tình hình còn rất tối tăm;

chúng ta phải "luôn luôn nhớ rằng cùng với những trạng thái vận động của vật chất, thì cũng có những quan hệ tĩnh, và những quan hệ này không thể đo bằng công cơ học được... Nếu trước kia chúng ta coi giới tự nhiên là người thợ vĩ đại và nếu hiện nay chúng ta hiểu từ ấy theo nghĩa chặt chẽ, thì chúng ta cần phải nói thêm rằng những trạng thái đồng nhất với bản thân và những quan hệ tĩnh không biểu hiện được công cơ học. Như vậy là chúng ta lại thiếu cái cầu nối tĩnh với động, và nếu như cho đến nay cái gọi là nhiệt ẩn vẫn còn là một chướng ngại đối với lý thuyết, thì ở đây chúng ta cũng bắt buộc phải thừa nhận đó là một thiếu sót mà chúng ta càng không nên phủ nhận khi ứng dụng vào các vấn đề vũ trụ".

Tất cả những lời lẽ ba hoa sấm truyền này, một lần nữa, lại chỉ là sự thổ lộ của một lương tâm không trong sạch, nó cảm thấy rất rõ ràng nếu nó tạo ra vận động từ trạng thái bất động tuyệt đối thì nó sẽ sa lầy một cách không thể cứu vớt được, nhưng nó lại xấu hổ không dám cầu cứu đến vị cứu tinh duy nhất, tức là chúa sáng tạo ra trời đất. Nếu ngay trong cơ học, kể cả cơ học về nhiệt, cũng không sao tìm thấy cái cầu nối tĩnh với động, nối thăng bằng với vận động, thì tại sao ông Đuy-rinh lại buộc phải tìm cho ra cái cầu nối trạng thái bất động của ông ta với trạng thái vận động! Nếu như thế thì ông ta sẽ may mắn thoát được khỏi khó khăn.

Trong cơ học thông thường, cái cầu nối tĩnh với động là .... cái đẩy từ bên ngoài. Khi một tảng đá nặng một tạ được nâng lên cao mười mét và treo lơ lửng nó ở đó sao cho nó ở vào một trạng thái đồng nhất với bản thân, ở vào một quan hệ tĩnh, thì phải nhờ đến một công chúng gồm những trẻ em còn bú mới có thể khẳng định rằng vị trí hiện tại của vật thể đó không biểu hiện một công cơ học nào cả, hoặc khoảng cách giữa vị trí hiện tại và vị trí cũ là không thể đo được bằng công cơ học. Bất kỳ người qua đường nào cũng sẽ giải thích được một cách dễ dàng cho ông Đuy-rinh hiểu rằng tảng đá không thể tự nó leo lên bám vào sợi dây được và bất cứ một sách giáo khoa nào về cơ học cũng sẽ bảo cho ông Đuy-rinh biết vằng nếu ông ta để tảng đá rơi xuống trở lại thì trong khi rơi nó sẽ tạo ra một công cơ học ngang với công cơ học cần dùng để nâng nó lên cao mười mét. Ngay cái sự thực hết sức đơn giản là tảng đá được treo trên cao, cũng đã biểu hiện công cơ học, vì nếu nó cứ bị treo như vậy khá lâu thì sợi dây sẽ đứt, khi do tác dụng của sự phân giải hoá học sợi dây không còn mang nổi tảng đá nữa. Nếu tất cả các quá trình cơ giới đều có thể, nói theo lối nói của ông Đuy-rinh, quy thành những hình thức cơ bản giản đơn như thế thì xưa nay chưa hề có một kỹ sư nào mà lại không bắc nổi cái cầu nối tĩnh với động khi đã có được một cái đẩy đầy đủ.

Cái sự thật là vận động phải được đo bằng cái đối lập với nó, tức là thể đứng im, quả là một vấn đề hóc búa, một liều thuốc đắng đối với nhà siêu hình học của chúng ta. Đây là một mâu thuẫn hiển nhiên, và theo ông Đuy-rinh thì bất kỳ một mâu thuẫn nào cũng đều là một điều phi lý [1]. Mặc dù vậy sự thực vẫn là: tảng đá đang treo biểu hiện một số lượng vận động cơ học nhất định, có thể đo lường được một cách chính xác căn cứ vào trọng lượng của nó vào khoảng cách giữa nó với mặt đất, có thể sử dụng được theo ý muốn, bằng những phương thức khác nhau - ví dụ như bằng cách để rơi tự do, để trượt trên mặt phẳng nghiêng, dùng trục kéo; và đối với cây súng đã nạp đạn thì tình hình cũng như vậy. Theo quan điểm biện chứng, khả năng biểu hiện vận động bằng cái đối lập với nó, tức thể tĩnh, hoàn toàn không phải là một điều gì khó khăn cả. Theo quan điểm biện chứng, tất cả sự đối lập ấy, như chúng ta đã thấy, đều chỉ là tương đối; không có thể tĩnh tuyệt đối, sự thăng bằng vô điều kiện. Vận động cá biệt thì có xu hướng thăng bằng, song vận động toàn thể thì lại loại trừ sự thăng bằng. Cho nên, thể tĩnh và thể thăng bằng, ở nơi nào chúng diễn ra là kết quả của một vận động có hạn, và hiển nhiên là vận động ấy có thể đo được bằng kết quả của nó, biểu hiện ra bằng kết quả của nó và đi từ kết quả ấy có thể được phục hồi lại nó dưới hình thức này hay hình thức khác. Nhưng ông Đuy-rinh lại không thể thoả mãn với cách quan niệm vấn đề một cách đơn giản như vậy. Là một nhà siêu hình chân chính, thoạt tiên ông ta đào giữa động và tĩnh một cái vực sâu hoắm không có trong thực tế, rồi sau đó ông rất lấy làm ngạc nhiên rằng không thể tìm ra được cái cầu để vượt qua cái vực thẳm do chính ông ra đã nặn ra đó. ông ta cũng rất có thể cưỡi lên con ngựa Rosinante siêu hình của ông để đuổi theo cái "vật tư nó" của Kant; vì xét cho cùng thì nấp đằng sau cái cầu không thể nào tìm thấy đó, chính là cái "vật tư nó" chứ chẳng phải là cái gì khác.

Nhưng đối với thuyết cơ học về nhiệt, và về nhiệt bị ràng buộc, hay ấn, tức là cái "vât chướng ngại" đối với thuyết ấy, thì sự việc như thế nào ?

Nếu bằng cách đun nóng, ta biến một li-vrơ nước đá ở nhiệt độ của điểm đông lạnh và ở dưới áp suất khí quyển bình thường, thành một li-vrơ nước cùng một nhiệt độ như thế, thì phải mất một nhiệt lượng, đủ để đun nóng li-vrơ nước ấy từ 0 lên 79,4 độ bách phân hoặc là đun nóng 79,4 nước lên 1 độ. Nếu đun nóng li-vrơ nước ấy tới điểm sôi tức là tới 100o và sau đó biến nó thành hơi, phải mất một nhiệt lượng lớn hơn gần bảy lần, đủ để nâng nhiệt độ của 537,2 li-vrơ nước lên 1 độ [20]. Nhiệt mất đi ấy gọi là nhiệt bị ràng buộc. Nếu do nguội đi mà hơi nước trở lại thành nước và nước trở lại thành nước đá thì nhiệt lượng trước đây bị ràng buộc bây giờ được giải phóng, nghĩa là có thể cảm thấy được và có thể đo được về mặt là nhiệt. Khi hơi nước đọng lại và khi nước đông lại thì chính sự giải phóng nhiệt đó là nguyên nhân khiến cho hơi nóng 100o chỉ dần dần biến thành nước và nước ở điểm đông lạnh chỉ dần dần đông lại thành nước đá. Sự thực là như thế. Bây giờ thử hỏi: trong khi nhiệt ở trạng thái bị ràng buộc thì nó ra sao?.

Thuyết cơ học về nhiệt - theo đó, nhiệt là sự rung động hoặc nhiều hoặc ít - tuỳ theo nhiệt độ và trạng thái kết tụ - của những phân tử nhỏ nhất của vật thể hoạt động về mặt lý (phân tử), một sự rung động trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành bất cứ một hình thức vận động nào khác, - giải thích vấn đề nói trên bằng cách nói rằng nhiệt mất đi hoàn thành một công nhất định, đã chuyển thành công. Trong lúc nước đá tan thì sự kết hợp chặt chẽ vững chắc giữa các phân tử khác nhau mất đi và biến thành một sự kết hợp lỏng lẻo; trong lúc nước bốc thành hơi ở điểm sôi thì xuất hiện một trạng thái trong đó các phân tử cá biệt không gây một ảnh hưởng nào đáng kể đối với nhau, và do tác động của nhiệt thậm chí lại còn tản mát đi khắp các ngả nữa. Đồng thời rõ ràng các phân tử cá biệt của một vật thể ở trạng thái khi thì có năng lượng lớn hơn nhiều so với khi ở trạng thái lỏng và ở trạng thái lỏng thì có năng lượng lớn hơn nhiều so với khi ở trạng thái rắn. Do đó nhiệt bị ràng buộc không mất đi, nó chỉ chuyển hoá và mang hình thức sức căng của phân tử. Một khi điều kiện trong đó các phân tử cá biệt có thể duy trì được sự tự do tuyệt đối hay tương đối ấy đối với nhau không còn nữa, nghĩa là một khi nhiệt độ hạ xuống dưới mức thấp nhất là 100o, hoặc là 0o , thì sức căng ấy bị giãn ra, các phân tử lại ép vào nhau với một lực ngang với lực trước kia làm cho chúng tách rời nhau; nhưng lực ấy mất đi chỉ là để xuất hiện trở lại thành nhiệt, hơn nữa là với một lượng bằng đúng lượng đã bị ràng buộc trước kia. Đương nhiên, cách giải thích như vậy cũng chỉ là một giả thuyết; giống như toàn bộ thuyết cơ học về nhiệt, vì cho đến nay, chưa ai trông thấy một phần tử, chứ đừng nói trông thấy một phân tử đang rung động nữa. Vì vậy cách giải thích ấy chắc là còn đầy thiếu sót, cũng giống như toàn bộ học thuyết hãy còn rất mới ấy, nhưng ít nhất nó cũng có thể giải thích được quá trình đó mà không hề mâu thuẫn với tính không thể tiêu diệt và không tạo ra được của vận động, và thậm chí nó lại còn có thể chỉ ra chính xác rằng trong quá trình chuyển hoá thì nhiệt chạy đi đâu. Do đó nhiệt ấn, hay nhiệt bị ràng buộc, hoàn toàn không phải là một vật chướng ngại đối với thuyết cơ học về nhiệt. Trái lại, lần đầu tiên, thuyết đó đã giải thích được quá trình một cách hợp lý, và nếu nó là một vật chướng ngại thì đó chỉ là vì các nhà vật lý học vẫn tiếp tục gọi nhiệt đã chuyển hoá thành một hình thức khác của năng lượng phân tử là nhiệt "bị ràng buộc", một thuật ngữ đã lỗi thời và không còn thích hợp nữa.

Vậy, quả thật là những trạng thái đồng nhất với bản thân và những quan hệ tĩnh của trạng thái kết tụ ở thể rắn, thể lỏng và thể khí đều thể hiện công cơ học trong chừng mực mà công cơ học là thước đo của nhiệt. Trong trạng thái kết tụ hiện nay của nó, vỏ rắn của trái đất cũng hệt như nước trong đại cương, đều biểu hiện một lượng nhiệt được giải phóng hoàn toàn xác định, và tất nhiên tương đương với lượng này là một lượng lực cơ giới cũng hoàn toàn xác định. Khi khối khí sinh ra trái đất chuyển sang trạng thái lỏng và về sau, đại bộ phận chuyển sang trạng thái rắn, thì một số lượng năng lượng phân tử nhất định đã được phóng ra không gian vũ trụ thành nhiệt. Như vậy, điều khó khăn mà ông Đuy-rinh nói lầm bầm một cách bí ẩn là không tồn tại và ngay cả khi áp dụng vào các vấn đề vũ trụ, tuy chúng ta có thể vấp phải những sai lầm và thiếu sót - do những phương tiện nhận thức không hoàn bị của chúng ta gây ra, - nhưng không có chỗ nào chúng ta lại có thể vấp phải những chướng ngại không thể vượt qua được về mặt lý luận. Ở đây cũng vậy, cái cầu nối trạng thái tĩnh với trạng thái động là cái đẩy từ bên ngoài - sự nguội đi hoặc nóng lên là do những vật thể khác tác động vào vật thể ở thể thăng bằng gây ra. Càng đi sâu vào triết học về tự nhiên của ông Đuy-rinh thì chúng ta càng nhận thấy rõ sự vô hy vọng của mọi mưu toan muốn dùng bất động để giải thích vận động hay tìm cái cầu làm cho cái hoàn toàn tĩnh, tức là bất động, có thể tự do chuyển thành động, thành vận động.

Thế là chúng ta đã tạm thời thoát khỏi cái trạng thái nguyên thuỷ đồng nhất với bản thân. ông Đuy-rinh chuyển qua địa hạt hoá học và vạch ra cho chúng ta thấy ba quy luật về tính bất biến của tự nhiên mà triết học hiện thực cho đến nay đã tìm ra được, cụ thể là:

1. Số lượng của vật chất nói chung,
2. số lượng của các nguyên tố (hóa học) đơn giản, và
3. số lượng của lực cơ giới, đều là bất biến.

Như vậy là tính không thể sáng tạo ra được và không thể huỷ hoại được của vật chất, cũng như - của những bộ phận đơn giản cầu thành vật chất - nêu vật chất gồm những bộ phận này - và của vận động - những sự thật cũ kỹ ấy, nhưng sự thật mà ai cũng biết và được diễn đạt một cách hết sức không đầy đủ, - đó là điều duy nhất thực sự tích cực mà ông Đuy-rinh có thể trình bày với chúng ta như là kết quả của triết học về tự nhiên của thế giới vô cơ của ông. Tất cả những điều đó là những điều mà chúng ta đã biết từ lâu rồi. Nhưng điều mà chúng ta chưa biết là : "những quy luật về tính bất biến " và "những thuộc tính đổ luận trong hệ thống các sự vật " với tư cách như vậy là cái gì. Cũng vẫn là câu chuyện mà chúng ta đã thấy trên đây đối với Kant[21]: ông Đuy-rinh lấy một điều cũ rích nào đó mà mọi người đều đã biết, dán vào đấy cái nhãn hiệu Đuy-rinh và gọi nó là.

"Những kết luận và những quan điểm hết sức độc đáo... những tư tưởng sáng tạo ra hệ thống... một khoa học căn bản"

Nhưng tiến độ quyết không được làm cho chúng ta thất vọng. Mặc dầu cái khoa học căn bản nhất và cái cơ cấu xã hội tốt đẹp nhất do ông Đuy-rinh đưa ra có những thiếu sót như thế nào đi nữa, nhưng vẫn còn có một điều mà ông Đuy-rinh có thể khẳng định một cách chắc chắn là :

"Số lượng vàng hiện có trong vũ trụ là luôn luôn không thay đổi và cũng giống như vật chất nói chung, không thể tăng thêm hay bớt đi"

Nhưng tiếc thay ông Đuy-rinh không nói cho chúng ta biết rằng với số "vàng hiện có" ấy thì chúng ta có thể mua được gì.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương tiếp theo]