K.Marx - F.Enggels
Tiểu luận về chiến tranh


TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH- IX

Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1720, ngày 18 tháng Tám 1870

Quân Pháp đã bắt đầu vượt sang tả ngạn sông Mô-den. Sáng sớm hôm nay (chủ nhặt) các đội trinh sát thông báo cáo về sự có mặt của tiền vệ Phổ; nhưng khi một nửa số quân đã vượt được sông thì quân Phổ dùng lực lượng lớn lấn công chúng ta, song sau 4 giờ chiến đấu đã bị đẩy lùi với những thiệt hại nặng nề".

Thông cáo chính thức của hoàng đế mà ngài Rai-tơ đăng lại tối thứ hai[1*] tuyên bố như vậy. Tuy nhiên trong đó có một cái sai nghiêm trọng vì rằng hoàng đế tuyên bố rõ ràng là các đội trinh sát không báo cáo về sự có mặt của quân địch tuy rằng lực lượng lớn của nó ở gần đó. Nhưng ngoài điều đó, hình như không có gì xác thực hơn và nghiêm chỉnh hơn bản thông báo ấy. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh rõ ràng: quân Pháp lao toàn bộ vào làm một việc mạo hiểm là vượt sông; quân Phổ quỷ quyệt luôn luôn biết tóm lấy địch thủ ở vào tình huống bất lợi đã tấn công địch vào lúc mà một nửa lực lượng của địch đã vượt sang bên kia sông; tiếp đó là sự phòng ngự anh dũng của quân Pháp, sau những cố gắng siêu phàm rút cục đã chuyển sang tấn công mãnh liệt, kết quả là địch bị đẩy lùi với những thiệt hại nặng nề. Diều đó quả là rất ngoạn mục song chỉ thiếu một điểm là tên địa điểm xảy ra tất cả việc đó.

Dựa trên tờ thông báo đó, chúng tôi chỉ có thể giả định rằng cuộc vượt sông và mưu toan ngăn cản cuộc vượt sông, một mưu toan đã bị đẩy lùi một cách thắng lợi như vậy, đã diễn ra trên địa hình trống trải. Nhưng làm thế nào có thể xảy ra việc đó, khi mà ở phía quân Pháp tất cả các cầu để vượt sông đều nằm trong thành Mét-xơ- những chiếc cầu mà địch hoàn toàn không đến được - khi mà, thêm vào đó, còn có đủ chỗ ở những địa điểm cũng an toàn như thế để bắc cầu phao bồ sung ở một khúc sông dài 5 hoặc 6 dặm được các lô-cốt xung quanh Mét-xơ yểm hộ? Há chẳng phải là bộ tham mưu Pháp định làm cho chúng ta tin rằng trái với lẽ phải quân Pháp đã coi thường tất cả những thuận lợi ấy rằng họ đưa quân đội ra khỏi thành Mét-xơ, bắc cầu ở địa hình trống trải và vượt sông dưới tầm mắt địch và trong phạm vị địch có thể với tới được chỉ cốt để gây ra trận đánh ở Mét-xơ" là họ hứa hẹn với chúng ta cả tuần lễ nay, hay sao?

Nếu như cuộc vượt sông Mô-den được tiến hành qua những chiếc cầu bên trong cứ điểm Mét-xơ thì quân Phổ làm thế nào tấn công được quân Pháp còn ở bên hữu ngạn chừng nào quân Pháp còn ở đấy, điều này họ vẫn có thể làm được trong tuyến lô- cốt độc lập? Pháo binh của những lô-cốt ấy sẽ nhanh chóng làm cho địa điểm ấy trở thành qúa ư khốc liệt đối với bất cứ quân tấn công nào.

Tất cả điều đó hình như khó tin. Bộ tham mưu Pháp ít ra cũng có thể chỉ ra tên địa điểm đó để chúng ta có thể theo dõi trên bản đồ các giai đoạn của trận đánh vẻ vang đó. Nhưng họ không có ý định cho biết địa danh ấy. May thay cho chúng ta, quân Phổ không kín đáo lắm, họ tuyên bố rằng trận đánh xảy ra ở gần Păng-giơ, trên đường đi Mét-xơ[32]. Chúng tôi xem bản đồ và mọi việc đã rõ ràng. Păng-giơ không nằm trên sông Mô-den mà cách nó 8 dặm, trên sông Nít, cách tuyến lô-cốt độc lập của Mét-xơ khoảng 4 dặm. Nếu quân Pháp đã vượt sông Mô-den và một nửa quân của họ đã ở bên kia sông thì, theo quan điểm quân sự, họ hoàn toàn không có lý do gì giữ lực lượng lớn ở Păng-giơ hoặc gần đấy. Và nếu như họ đến đấy thì không phải là vì lý do về quân sự.

Buộc phải bỏ Mét-xơ và phòng tuyến Mô-den, Na-pô-lê-ông, đương nhiên, không thể bắt đầu cuộc rút lui mà không chiến đấu, và nếu có thể, không có chiến thắng thật hoặc chiến thắng giả tạo cuộc rút lui này ít ra phải kéo đến tận Sa-lôn. Cơ hội đang thuận lợi. Trong khi một nửa quân đã vượt sông, nửa kia có thể ra quân qua khoảng giữa các lô-cốt tiến về phía sông Mét-xơ, đồn tiền vệ quân Phổ về phía sau, tạo thành trận tổng công kích, với quy mô cần thiết dụ được địch vào khu vực nằm trong tầm bắn của pháo lô-cốt rồi tấn công hữu hiệu trẽn toàn tuyến, đẩy địch lùi về cự ly không uy hiếp cứ điểm. Kế hoạch như thế không thể hoàn toàn thất bại; nó nhất định đưa tới cục diện mà bề ngoài người ta có thể gán cho là thắng lợi; điều đó sẽ khôi phục lòng tin trong quần đội, có thể là cả ở Pa-ri nữa và làm cho cuộc rút lui về Sa-lôn bớt nhục nhã.

Bản thông báo ở Mét-xơ dường như không phức tạp nhưng trên thực tế lại phi lý là vì những lý do đó. Mỗi một từ của thông báo ấy đều xác thực trên ý nghĩa nào đó nhưng toàn văn, như thoạt nhìn, ta đã thấy rõ ngay, lại nhằm gây ra một ấn tượng hoàn toàn giả dối. Những lý do đó cũng giải thích làm thế nào mà hai bên đều có thể tự xưng là đã thắng lợi. Quân Phổ đã đẩy quân Pháp lùi về vùng yểm trợ của các lô-cốt, nhưng tiến quá gần những lô- cốt ấy họ lại phải rút lui. Đấy là tất cả những điều có thể nói về "trận Mét-xơ" nồi tiếng, là trận đánh có thể hoàn toàn không xảy ra vì ảnh hưởng của nó đối với tiến trình diễn biến của chiến dịch ngang con số không. Chúng tôi nhận thấy rằng trong lời phát biểu tại nghị viện, bá tước Đơ Pa-li-cao đã thận trọng hơn nhiều.

"Việc đã xay ra", ông nói, "Không thể gọi là trận đánh: đấy là những cuộc chạm súng nhỏ riêng lẻ và mọi người am hiểu lĩnh vực quân sự hẳn đều rõ rằng quân Phổ đã thẩt bại trong những cuộc chạm súng đó và buộc phải rời bỏ tuyến rút lui của quân Pháp".

Lời khẳng định cuối này của vị nguyên soái dường như chỉ đúng với một khoảng thời gian ngắn vì rằng quân Phổ rõ ràng là đã làm rối loạn mạnh mẽ quân Pháp đang rút lui ở Mác-xơ-la-tu-rơ và Gra-vơ-lốt.

Quả thực đã đến lúc: Na-pô-lẽ-ông và quân đội của ông ta bỏ Mét-xơ. Trong khi quân. Pháp còn trùng trình trên sông Mô-den thì kỵ binh Đức vượt sông Ma-xơ ở Côm-mềc-xi và phá hoại đường sắt chạy từ đấy đến Bác-lê-duých; kỵ binh Đức cũng xuất hiện ở Vi-nhơn-lơ uy hiếp, sườn của đội quân rút từ Mét-xơ về Véc-đen. Ky binh ấy dám làm những gì, chúng ta có thể thấy qua ví dụ một đại đội của nó đã tiến vào Năng-xi, thu của dân cư 50.000 phrãng và bắt cư dân thành phố này phá hoại đường sắt. Kỵ binh Pháp đâu rồi 43 trung đoàn được biên chế vào 8 quân đoàn và 12 trung đoàn ky binh dự bị nằm trong đạo quân Ranh đâu cả rồi?

Hiện nay chướng ngại duy nhất trên đường tiến của quân Đức là pháo đài Tun, nhưng ngay cả pháo đài này cũng không có ý nghĩa gì nếu nó không khống chế đường sắt. Đương nhiên quân Đức cần đường sắt cho nên không nghi ngờ gì hết họ sẽ tìm cách chiếm một cách nhanh chóng nhất Tun là một pháo đài kiểu cũ, không có lô-cốt độc lập nên hoàn toàn phơi lưng ra cho pháo kích. Nhắc rằng chúng ta sẽ nhanh chóng được tin pháo đài này đầu hàng sau khi bị pháo dã chiến bắn phá trong vòng khoảng 12 giờ hoặc có lẽ ngắn hơn.

Nếu quả thực Mác-ma-hông đã rời quân đoàn của mình, hai ngày sau trận đánh ở Vuếc-thơ đã đến Năng-xi như báo chí Pháp đưa tin thì chúng ta có thể cho rằng quân đoàn của ông ta đã hoàn toàn tan rã và chứng bệnh này cũng lây sang cả quân của Đơ Phai-i. Hiện nay quân Đức đang tiến về phía sông Mác-nơ hầu như trên cùng một tuyến với hai đạo quân của Pháp, mỗi đạo ở một bên sườn quân Đức. Hướng vận động của Ba-den là từ Mét-xơ qua Véc-đen và Xanh-mê-nu đến Sa-lôn, hướng vận động của quân Đức là từ Năng-xi qua Côm-méc-xi và Bác-lê-Đuých. đến Vi-tơ-ri, hướng vận động của các đơn vị của Mác-ma-hông (vì dù bản thân nguyên soái có nhập được vào với hoàng đế ở Sa-lôn đi nữa thì dĩ nhiên không mang theo cả quân đoàn) là một nơi nào đó quá về phía nam nhưng dĩ nhiên cũng đi về Vi-tơ-ri. Như vậy là cuộc hội quân của hai đạo quân Pháp ngày càng trở nên bấp bênh hơn; nếu các đơn vị của Đu-ê không kịp thời vận động từ Ben-pho qua Vê Du-lơ và Sô-mông đến Vi-tơ-ri thì có thề là họ buộc phải đi qua Tơ-roay-ơ và Pa-ri để hội quân với quân đoàn vì rằng chẳng bao lâu nữa binh sĩ Pháp không thể đi tàu hỏa qua Vi-tơ-ri.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương tiếp theo]


Chú thích

[1*]. tháng Tám