K.Marx - F.Enggels
Tiểu luận về chiến tranh


TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH- XX

Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1759, ngày 3 tháng Mười 1870

Ngay cả sau những sai lầm không tài nào hiểu được, những sai lầm đã dẫn tới chỗ quân đội Pháp bị tiêu diệt trên thực tế, điều làm người ta ngạc nhiên là nước Pháp thực ra đã bị kẻ chiến thắng chế ngự, tuy chúng mới chiếm được một phần tám lãnh thổ Pháp. Bộ phận đất nước thực sự bị quân Đức chiếm chỉ bó hẹp ở tuyến đi từ Xtơ-ra-xbua đến Véc-xây và từ Véc-xây đến Xê-đăng. Bên trong dải đất hẹp này quân Pháp còn giữ các cứ điểm Pa-ri, Mét-xơ, Mông-mê-đi, Véc-đen, Ti-ôn-vin, Bi-trơ và Pban-xbua. Việc theo dõi, bao vây hoặc vây đánh những cứ điểm đó đã cuốn hút hầu như toàn bộ lực lượng được đưa sang Pháp cho tới nay. Có thể quân Đức còn đủ kỵ binh để quét sạch địch khỏi khu vực xung quanh Pa-ri đến Oóc-lê-ăng, Ru-ăng và A-mi-en, thậm chí xa hơn nữa; nhưng hiện nay không thể nghĩ đến chuyện chiếm đóng một khu vực thực sự rộng lớn nào. Đúng là ở An-da-xơ, về phía nam Xtơ-ra-xbua, hiện có chừng 40.000 hoặc 50.000 quân lan-ve và số quân của đạo quân này có thể tăng hầu như gấp đôi sau khi hội quân với đại bộ phận quân đoàn vây đánh từ Xtơ-ra-xbua kéo đến. Hình như những đơn vị này được dùng để tiến về miền Nam nước Pháp; người ta khẳng định rằng chúng nhất định sẽ tiến về Ben-pho, Bơ-dăng-xông và Li-ông. Cả ba cứ điểm này đều là dinh lũy lớn có lô-cốt độc lập ở khá xa tường chính của cứ điểm; việc vây đánh thậm chí phong tỏa chặt cả ba cứ điềm ấy cùng một lúc đòi hỏi phải có binh lực lớn hơn binh lực của đạo quân này. Vì vậy chúng tôi tin rằng lời khẳng định ấy được truyền bá chỉ thuần túy để đánh lạc sự chú ý và đạo quân mới của Đức chỉ có sự chú ý tối thiểu đối với những cứ điểm ấy; nó sẽ tiến vào thung lũng sông Xô-na, vào vùng phì nhiêu nhất của Buốc-gun-đi, tàn phá vùng này rồi tiến về sông Loa-rơ để bắt liên lạc với quân bao vây Pa-ri và tùy tình hình mà hoạt động. Nhưng ngay cà binh lực lớn đó khi chưa liên lạc trực tiếp được với đạo quân ở Pa-ri, một sự liên lạc cho phép nó không cần đến sự liên lạc trực tiếp và độc lập với vùng Ranh, cũng chỉ có thể sừ dụng vào tập kích chứ không thể khống chế một vùng rộng lớn. Vì vậy hoạt động của nó trong mấy tuần sắp tới sẽ không làm tăng thêm phần lãnh thổ Pháp bị quân Đức chiếm lĩnh thực tế, phần này vẫn chỉ bó hẹp ở một phần tám toàn bộ lãnh thổ Pháp như trước kia; song dù sao nước Pháp cũng đã bị chiếm trên thực tế, mặc dù nó không muốn thừa nhận điều đó. Làm thế nào mà điều đó có thể là như vậy?

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là sự tập trung quá đáng trong toàn bộ hệ thống quản lý, đặc biệt là hệ thống quản lý quân sự ở Pháp. Cho đến gần đây nước Pháp còn chia thành 23 quân khu vì mục đích quân sự, mỗi quân khu ấy, trong chừng mực có thể, có đội quân đồn trú gồm một sư đoàn bộ binh với kỵ binh và pháo binh. Giữa các viên chỉ huy các sư đoàn ấy và bộ trưởng bộ lục quân không có khâu trung gian. Ngoài ra những sư đoàn ấy là tổ chức thuần túy hành chính chứ không phải tổ chức chiến đấu. Người ta không trù định biên chế các trung đoàn thuộc các sư đoàn này thành lữ đoàn trong thời chiến; thời bình chúng chỉ thuộc quyền cùng một viên tướng về mặt kỷ luật. Trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh, người ta có thể đưa vào những quân đoàn, sư đoàn hoặc lữ đoàn hoàn toàn khác nhau. Hoàn toàn không có bộ tư lệnh sư đoàn, trừ cơ quan làm chức năng hành chính hoặc giúp việc cho cá nhân viên tướng chỉ huy. Dưới thời Lui-Na-pô-lê-ông, 23 sư đoàn ấy được biên chế thành 6 quân đoàn, mỗi quân đoàn do một nguyên soái nước Pháp chỉ huy. Nhưng các quân đoàn này cũng như các sư đoàn nói trên không phải là những đơn vị cố định để đề phòng chiến tranh. Chúng được tổ chức ra vì mục đích chính trị chứ không phải vì mục đích quân sự[68]. Chúng không có bộ tư lệnh thực sự. Chúng hoàn toàn trái ngược với các quân đoàn của Phổ, mỗi quân đoàn này đều có tổ chức cố định để phục vụ thời chiến với một số lượng xác định bộ binh, kỵ binh, pháo binh, công binh cũng như các cơ quan chi huy quân sự, quân y quân pháo và hành chính sẵn sàng chiến đấu. Ở Pháp bộ phận hành chính của quân đội (quân nhu v.v. ) không nhận lệnh của viên tư lệnh- nguyên soái hoặc tướng- mà nhận lệnh trực tiếp của Pa-ri. Trong những điều kiện như thế, nếu Pa-ri bị tê liệt, nếu hên lạc với Pa-ri bị cắt đứt thì các tỉnh không còn hạt nhân tổ chức nào nữa; chúng cũng sẽ bị tê liệt như vậy và thậm chí có thể nghiêm trọng hơn vì rằng do tập quán lâu đời sự lệ thuộc được tôn sùng lâu năm của các tỉnh vào Pa-ri và vào tính chủ động của Pa-ri đã trở thành bộ phận không thể chia cắt của biểu tượng quốc gia của niềm tin và chống lại sẽ không những là tội ác mà còn là tội phạm Thánh.

Ngoài nguyên nhân chính ấy còn có một nguyên nhân khác tuy thứ yếu nhưng trong trường hợp này vị tất kém phần quan trọng; đó là do kết quả của sự phát triển lịch sử bên trong của nước Pháp, trung tâm của nó ớ gần biên giới đông-bắc của nó một cách nguy hiểm. 300 năm trước đây, tình hình đó đã có ý nghĩa rất lớn. Bấy giờ Pa-ri ở vùng ven rìa của đất nước. Mục đích của một loạt các cuộc chiến tranh hầu như liên tục chống Đức và Tây Ban Nha- khi đó Tây Ban Nha đang thống trị Bỉ - là nhằm mở rộng thêm vùng lãnh thổ xâm chiếm được để bảo vệ Pa-ri ở phía đông và đông-bắc. Từ khi Hăng-ri II chiếm ba giáo khu do giáo chủ cai quản là Mét-xơ, Tun và Véc-đen (1552) cho đến cách mạng, Ác-tua, một phần Phlan-đrơ và Ê-nơ, Lo-ren-nơ, An-da-xơ và Mông-be-li-ác đã bị xâm chiếm và sáp nhập vào Pháp bằng cùng cách ấy để làm những cái đệm gánh chịu đòn đầu tiên của cuộc xâm lăng nhằm vào Pa-ri. Chúng ta phải thừa nhận rằng thành phần dân tộc, ngôn ngữ và tập quán của cư dân đã quyết định trước việc biến hầu hết các tỉnh ấy thành bộ phận không thể chia cắt của nước Pháp và nước Pháp chủ yếu là nhờ cuộc cách mạng 1789- 1798 đã có thể hoàn toàn đồng hóa cả các tinh khác nữa. Nhưng ngay cả lúc đó đi nữa, Pa-ri vẫn bị nguy hiểm. Từ Bai-on-nơ đến Péc-pi-nhan và từ Ăng-típ đến Giơ-ne-vơ biên giới trên bộ của nước Pháp ở rất xa Pa-ri. Từ Giơ-ne-vơ qua Ba-lơ đến L.ao-tơ-buốc ở An-da-xơ, khoảng cách ấy không thay đổi; biên giới hình thành một cánh cung lấy Pa-ri làm tâm và có bán kính như nhau là 250 dặm. Nhưng ở Lao-tơ-buốc, biên giới chệch khỏi cánh cung ấy và tạo thành một dây cung bên trong cánh cung đó mà có nơi dây cung này chỉ cách Pa-ri có 120 dặm. "Là où le Rhin nous quitte, le danger commence"[1*], La-va-lơ đã nói thế trong tác phẩm sô-vanh của ông viết về biên giới nước Pháp[69]. Nhưng nếu như chúng tạ kéo dài cánh cung trên về phía bấc Lao-tơ-buốc thì chúng ta thấy rằng nó hầu như ven theo sát sông Ranh cho đến biển: Đấy là nguyên nhân thực sự khiến Pháp đòi chiếm toàn bộ tả ngạn sông Ranh. Chỉ sau khi có được biên giới nay, Pa-ri mới được bảo vệ về phía sơ hở nhất của nó bằng những biên giới cách xa nó một khoảng như nhau, thêm vào đó lại có con sông làm đường biên giới Không nghi ngờ gì hết, nước Pháp có lẽ sẽ có được quyền đòi hỏi điều đó nếu như sự an toàn của Pa-ri về mặt quân sự là nguyên tắc chỉ đạo nền chính trị châu âu. May thay, sự việc lại không như vậy; và nếu như nước Pháp thích lấy Pa-ri làm thủ đô thì đương nhiên ngang với những ưu thế của Pa-ri, nước Pháp phải nhận lấy những phương diện bất lợi gắn liền với việc lấy Pa-ri làm thủ đô, mà một trong những phương diện bất lợi ấy là sự chiếm đóng một phần nhỏ nước Pháp bao gồm Pa-ri sẽ làm tê liệt hoạt động của nước Pháp với tính cách một quốc gia. Nhưng nếu sự việc lại như sau, nếu nước Pháp không có quyền chiếm sông Ranh vì thủ đô của nó không được bảo vệ thì nước Đức nên nhớ rằng lý do quân sự có tính chất tương tự cũng không cho nó có quyền hơn để đòi lãnh thổ của Pháp.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương tiếp theo]


Chú thích

[1*]. "Sự nguy hiểm bắt đầu từ chỗ mà sông Ranh xa rời chúng ta"