K.Marx - F.Enggels
Tiểu luận về chiến tranh


TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH-XIV

Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1731, ngày 31 tháng Tám 1870

Quân Đức lại hành động linh hoạt hơn Mác-ma-hông. Tập đoàn quân thứ tư gồm có ít ra là 2 quân đoàn, nếu không phải là nhiều hơn (quân cận vệ Phổ và quân đoàn 12 hoặc quân đoàn hoàng gia Dắc-den) do thái tử Dắc-den An-be chỉ huy, đã lập tức tiến về sông Ma-xơ, chiếm bến sông ở nơi nào đó giữa Xte-nơ và Véc-đen và cho ky binh vượt sông. Đường vào núi Ác-gôn-nơ đã nằm trong tay quân Đức. Thứ năm trước[1*] tại Xanh-mê-nu họ đã bắt được 800 quân cảnh vệ lưu động và thứ bảy đã đánh bại một lữ đoàn kỵ binh Pháp ở gần Buy-dăng-xi. Trên đường tiến quân thứ năm trước, họ đã cử một đội trinh sát mạnh đến Véc-đen nhưng sau khi phát hiện được cứ điểm đã chuẩn bị sẵn sàng nghênh chiến, họ đã thôi không tấn công bằng chủ lực của mình.

Còn Mác-ma-hông, trong thời gian ấy rời Rêm-xơ ngày 22 và 23, trong tay có, căn cứ vào tin tức của Pháp, một đạo quân 150.000 người trang bị tốt và bảo đảm tốt về pháo, đạn dược và lương thực, đến chiều 25 vẫn chưa vượt qua Rê-ten, một địa điểm cách Rêm-xơ khoảng 23 dặm. Chúng tôi không biết chính xác ông ta lưu lại đấy bao lâu và rời địa điểm ấy lúc nào. Nhưng cuộc xung đột kỵ binh ở gần Buy-dăng-xi, một địa điểm xa hơn Rê-ten chừng 20 dặm trên đường đi Xte-nơ, chứng tỏ rằng bộ binh của ông ta thậm chí thứ bảy còn chưa tới đó. Sự chậm chạp đó trong vận động là sự trái ngược hiển nhiên với sự lanh lẹ của quân Đức. Không nghi ngờ gì nữa, sự chậm chạp đó sở dĩ xảy ra trẽn một mức độ lớn là vì thành phần của đạo quân của Mác-ma-hông gồm những đơn vị bị mất tinh thần ở mức độ nào đó hoặc những đơn vị mới thành lập trong đó tân binh chiếm đa số; một số những đơn vị này thực ra chỉ là những đội quân tình nguyện trong đó có nhiều sĩ quan không thuộc chủ lực. Rõ ràng là trong một đạo quân như thế không thể có kỷ luật cũng như tinh thần đoàn kết của "đạo quân Ranh" cũ và 120.000- 150.000 binh sĩ như thế hầu như không thể vận động nhanh chóng và giữ vững đội hình. Rồi còn đội vận tải nữa. Đại bộ phận đội vận tải nặng của đạo quân Ranh chắc chắn là đã rời Mét-xơ ngày 14 và 15 nhưng người ta dễ hình dung rằng tình hình của nó còn xa mới sáng sủa; và có thể dự đoán rằng dự trữ đạn dược và tình hình lừa ngựa còn rất chưa tốt. Sau hết, từ đầu chiến tranh, ngành quân nhu của Pháp, không nghi ngờ gì hết, đã không được cải tiến, do đó việc cung cấp lương thực cho một đạo quân lớn trong một tỉnh cực kỳ nghèo nàn là việc không dễ dàng. Nhưng dù có xét đầy . đủ đến tất cả những trở ngại đó cũng phải thừa nhận rằng sự chậm chạp của Mác-ma-hông cũng biểu hiện những triệu chứng rõ ràng của sự do dự. Vì ông đã bỏ con đường thẳng đi qua Véc-đen, con đường gần nhất của ông để cứu viện Ba-den đi qua Xte-nơ, và ông đã vận động theo hướng đó. Nhưng ngay từ trước khi đi khỏi Rê-ten ông ta phải biết rằng quân Đức đã chiếm bến qua sông Ma-xơ và sườn phải đoàn quân của ông trên đường đi Xte-nơ là không an toàn. Sự vận động mau chóng của quân Đức dường như đã đào lộn kế hoạch của ông ta. Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, thứ sáu ông ta vẫn còn ở Rê-ten, nơi đây ông nhận được viện binh mới từ Pa-ri và hôm sau ông định tiến về Mê-di-rơ, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, vì rằng chúng tôi không nhận được tin tức đáng tin cậy về những cuộc xung đột lớn. Điều đó có nghĩa là hầu như hoàn toàn vứt bỏ kế hoạch giải vây cho Ba-den vì rằng vận động trên giải đất hẹp thuộc lãnh thổ Pháp trên hữu ngạn sông Ma-xơ giữa Mê-di-rơ và Xte-nơ sẽ vấp phải những khó khăn và nguy hiểm lớn, gây ra thêm những sự chậm trễ và cho địch có thời gian cần thiết để bao vây mình từ bốn phía. Bây giờ thì không thể hoài nghi tí gì về chỗ đạo quân của thái tử đã cử lên phía bắc những lực lượng hoàn toàn đầy đủ để thực hiện mục đích ấy. Tất cả những tin tức mà chúng tôi nhận được về nơi đóng quân của tập đoàn quân thứ 3 đều cho thấy sự vận động của nó về hướng bắc theo ba con đường lớn thích hợp nhất với mục đích ấy: Ê-péc-nơ - Rêm-xơ- Rê-ten; Sa-lôn- Vu-di-ê; Bác-lê- Đuých - Va-ren - Glang-prê. Vì tin điện về cuộc giao chiến ở Xanh-mê-nu đánh đi từ Bác-lê-Đuých nên có khả năng là chính một bộ phận của tập đoàn quân thứ 3 đã đánh bại quân cận vẽ lưu động ở đó và chiếm thành phố.

Nhưng nếu Mác-ma-hông quả thực vận động về Mê-di-rơ thì ý định của ông ta có thể là gì ? Chúng tôi không chắc là ông ta có được một quan niệm đủ rõ ràng về việc ông ta định làm. Hiện nay chúng tôi biết rằng sự vận động của ông ta về phía bắc, ít ra trên mức độ nào đó, sở dĩ được tiến hành là bởi sự không phục tùng của binh si bất bình về việc "rút lui" từ trại Sa-lôn về Rêm-xơ và đòi hỏi khá kiên quyết đưa họ ra đón đánh địch. Thế cho nên cuộc tiến quân để giải phóng Ba-den mới bất đầu. Đến cuối tuần Mác-ma-hông có thể hoàn toàn tin rằng đạo quân của ông ta không có sức cơ động cần phải có để hành quân thẳng đến Xte-nơ và bây giờ tốt hơn hết là ông ta chọn con đường an toàn hơn đi qua Mê-di-rơ. Không nghi ngờ gì hết, điều đó khiến cho việc giải phóng Ba-den đã định trước bị chậm lại và làm cho nó trở thành không thực hiện được; nhưng có bao giờ Mác-ma-hông đã tin tưởng ít nhiều rằng ông ta có thể thực hiện được việc đó không Chúng tôi hoài nghi điều đó. Ngoài ra, cuộc tiến quân về Mê-di-rơ dù sao cũng ngăn trở cuộc tiến quân của địch về Pa-ri, làm cho người Pa-ri có nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công trình phòng thủ, cho phép tranh thủ thời gian tổ chức các đạo quân dự bị ở bên kia sông Loa-rơ và ở Li-ông, và khi cần chẳng lẽ ang ta không thể rút lui dọc theo biên giới phía bắc đến vành đai ba lớp cứ điểm và cố tìm lấy trong đó "cứ điểm có thành lũy bao quanh bốn bên" nào đó? Những ý nghĩ ít nhiều lờ mờ đó có thể thúc đẩy Mác-ma-hông, - một con người chắc chấn là không có tí gì giống nhà chiến lược cả, - đi bước sai lầm thứ hai sau khi ông ta rơi vào tình trạng khó khăn do bước sai lầm thứ nhất; vì vậy chúng tôi thấy rằng đạo quân ấy- đạo quân cuối cùng mà nước Pháp có được, và có lẽ nhìn chung sẽ có được, để tiến hành các hoạt động chiến đấu dã ngoại trong cuộc chiến tranh này - đang cố tình đi vào chỗ chết, một sự diệt vong mà chỉ sai lầm lớn nhất của địch mới có thể cứu vãn nổi; mà kẻ địch đó cho tới nay còn chưa mắc một sai lầm nào cả.

Chúng tôi nói là đạo quân cuối cùng mà có lẽ nước Pháp sẽ có được để tiến hành các hoạt động chiến đấu dã ngoại trong cuộc chiến tranh này. Không thể hy vọng gì ở Ba-den nếu như Mác-ma-hông không giải thoát được Ba-den, mà điểm này rất đáng hoài nghi. May nhất, thì đạo quân của Mác-ma-hông sẽ phân tán vào các cứ điểm ở biên giới phía bắc, nơi đây nó sẽ không tạo nên sự uy hiếp nào. Đạo quân dự bị mà hiện nay người ta nói đến sẽ gồm những tân binh chưa qua huấn luyện xen lẫn với một số lượng nào đó cựu binh; chỉ huy họ tất nhiên chủ yếu là các sĩ quan không chuyên nghiệp; binh sĩ của những đạo quân này sẽ được trang bị bằng các loại vũ khí đủ kiểu, họ hoàn toàn không được tập sử dụng súng trường nạp đạn bằng quy lát và điều đó chẳng khác gì để họ phung phí đạn dược trước khi thực sự cần đến, tóm lại họ sẽ không thích hợp với hoạt động dã chiến, không thích hợp với bất cứ hoạt động nào trừ phòng thủ cứ điểm. Trong khi quân Đức không những đã lại bổ sung đầy đủ cho các tiểu đoàn bộ binh và đại đội ky binh của họ mà còn tiếp tục gửi sang Pháp hết sư đoàn lan-ve nọ đến sư đoàn lan-ve kia thì các tiểu đoàn thứ tư của Pháp còn chưa bồ sung xong. Trong số này chỉ có 66 tiểu đoàn được biên chế thành các "régiments de marche"[2*] và được phái hoặc đi Pa-ri hoặc đến chỗ Mác-ma-hông; 34 tiểu đoàn còn lại thì mấy ngày trước đây vẫn chưa chuẩn bị xong để xuất phát. Tổ chức quân đội nơi nào cũng không thích hợp; một dân tộc cao thượng và dũng cảm nhìn thấy tất cả những cố gắng của mình để tự vệ đều uổng công vì rằng 20 năm nay, nó đã để cho một nhóm nhà phiêu lưu định đoạt vận mệnh của nó, nhóm này đã biến chính quyền, chính phủ, quân đội, hạm đội,- trên thực tế là toàn bộ nước Pháp- thành nguồn kiếm lợi cho cá nhân chúng.


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương tiếp theo]


Chú thích

[1*]. ngày 25 tháng Tám

[2*]. trung đoàn bô sung