K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH GIỮA CÁC NHÀ TƯ BẢN
TỚI GIAI CẤP CÁC NHÀ TƯ BẢN,
GIAI CẤP TRUNG GIAN, VÀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Thế là ta đă thấy: làm thế nào mà phương thức sản xuất và tư liệu sản xuất luôn được mở rộng và cách mạng hóa; làm thế nào mà sự phân công lao động nhất thiết kéo theo sự phân công lao động kĩ hơn, việc sử dụng máy móc nhất thiết kéo theo việc dùng máy móc nhiều hơn, sự sản xuất trên qui mô lớn nhất thiết kéo theo sự sản xuất trên qui mô c̣n lớn hơn.

Đó là cái qui luật luôn đánh bật nền sản xuất tư bản ra khỏi quĩ đạo cũ, và bắt tư bản phải tăng hơn nữa sức sản xuất của lao động, v́ trước đó nó đă tăng sức sản xuất của lao động rồi; qui luật đó không cho tư bản nghỉ ngơi chút nào, và luôn thét vào tai nó: "Tiến lên! Tiến lên!".

Chính qui luật đó sẽ tất yếu san bằng giá của hàng hóa cho ngang với mức chi phí sản xuất, trong khuôn khổ những biến động chu ḱ của thương mại.

Dù nhà tư bản có dùng những phương tiện sản xuất mạnh đến thế nào, th́ cạnh tranh cũng sẽ làm cho các phương tiện ấy trở thành phổ biến; và khi nó đă phổ biến, th́ kết quả duy nhất của sức sản xuất cao hơn của tư bản của ông ta sẽ là: ông ta phải bán một số sản phẩm nhiều gấp 10, 20, 100 lần trước kia, với giá như cũ. Nhưng v́ ông ta phải t́m một thị trường, có lẽ là 1000 lần lớn hơn, để bù lại việc hạ giá bằng cách bán nhiều hàng; v́ giờ đây, việc bán được nhiều hàng hơn là cần thiết, không chỉ để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, mà c̣n để bù lại chi phí sản xuất (bản thân các phương tiện sản xuất cũng ngày càng đắt lên, như ta đă thấy); và việc bán ra hàng loạt ấy không chỉ là vấn đề sống c̣n với ông ta, mà c̣n với cả các đối thủ của ông ta; nên cuộc đấu tranh xưa cũ lại nổ ra, khốc liệt hơn, v́ các tư liệu sản xuất mới được phát minh có năng suất cao hơn. Thế nên sự phân công lao động và sử dụng máy móc sẽ lại diễn ra trên một qui mô vô cùng lớn hơn.

Dù các phương tiện sản xuất mới được sử dụng có mạnh đến thế nào, th́ cạnh tranh vẫn cố cướp khỏi tay tư bản những quả ngọt bằng vàng của sức mạnh ấy, bằng cách hạ giá của hàng hóa xuống ngang với chi phí sản xuất; cùng với việc sản xuất rẻ đi, tức là việc sản xuất được nhiều hơn với cùng một lượng lao động, th́ cạnh tranh cũng làm cho việc sản xuất rẻ hơn, và bán một lượng hàng hóa nhiều hơn với giá thấp hơn, trở thành một qui luật không thể chống lại. Vậy là nhà tư bản chẳng thu được ǵ từ những nỗ lực của ḿnh, trừ việc buộc phải bán một lượng sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động; tóm lại là những điều kiện làm tăng giá trị của tư bản của ông ta trở nên khó khăn hơn. V́ thế, trong khi cạnh tranh, bằng cái qui luật của nó về chi phí sản xuất, luôn đuổi theo nhà tư bản, và biến mọi vũ khí mà ông ta làm ra để chống lại các đối thủ thành những thứ chống lại chính ông ta; th́ nhà tư bản luôn t́m cách chiến thắng cạnh tranh, bằng cách không ngừng sử dụng các máy móc mới và phân công lao động kĩ hơn; những việc đó tốn kém hơn, nhưng cho phép nhà tư bản sản xuất rẻ hơn, thay v́ đợi đến khi cạnh tranh làm cho các biện pháp ấy trở nên lỗi thời.

Bây giờ, nếu h́nh dung rằng cái t́nh h́nh sôi động ấy lan ra toàn bộ thị trường thế giới, th́ ta sẽ hiểu được làm thế nào mà sự lớn lên, tích lũy và tập trung của tư bản lại kéo theo sự phân công lao động ngày càng kĩ, việc cải tiến máy móc cũ và sử dụng máy móc mới ngày càng nhiều; một quá tŕnh diễn ra liên tục, gấp rút, sôi động, và trên một qui mô ngày càng lớn.

Nhưng các điều kiện ấy, gắn liền với sự tăng tư bản sản xuất, tác động tới việc qui định tiền lương như thế nào?

Sự phân công lao động mạnh hơn cho phép một công nhân có thể thực hiện công việc của 5, 10, 20 người; cạnh tranh giữa công nhân do đó mà tăng lên 5, 10, 20 lần. Công nhân cạnh tranh với nhau không chỉ bằng cách bán ḿnh rẻ hơn người khác, mà c̣n bằng cách: một người làm công việc của 5, 10, 20 người; và chính sự phân công lao động, do tư bản thực hiện và thường xuyên cải tiến, đă buộc công nhân phải cạnh tranh với nhau theo cách đó.

Hơn nữa, sự phân công lao động càng tăng th́ lao động càng trở nên đơn giản. Sự khéo léo đặc biệt của công nhân th́ mất hết giá trị. Anh ta trở thành một sức sản xuất đơn giản, đơn điệu, không có năng lực đặc biệt ǵ về thể chất hay trí tuệ. Lao động của anh ta trở thành việc mà ai cũng làm được, v́ thế mà những kẻ cạnh tranh dồn ép anh ta từ tứ phía. Hơn nữa, hăy nhớ rằng công việc mà càng đơn giản và dễ học th́ càng tốn ít chi phí sản xuất; và tiền lương càng thấp, v́ cũng như giá của mọi hàng hóa khác, nó cũng được qui định bởi chi phí sản xuất.

Vậy, lao động mà càng làm cho người ta ít thích thú, càng trở nên đáng tởm, th́ cạnh tranh càng lớn, và tiền lương càng giảm.

Công nhân t́m cách giữ vững tổng tiền lương của ḿnh bằng việc lao động nhiều hơn: làm nhiều giờ hơn, hoặc sản xuất nhiều hơn trong cùng một giờ. Vậy là bị sự nghèo túng thúc ép, anh ta lại khiến những hậu quả tai hại của sự phân công lao động tăng lên gấp bội. Kết quả là càng làm việc nhiều th́ anh ta càng nhận được ít tiền lương. Nguyên nhân đơn giản là thế này: càng làm việc nhiều th́ anh ta càng cạnh tranh mạnh với các đồng nghiệp, càng buộc họ phải cạnh tranh với anh ta, và đẩy họ vào điều kiện khốn khổ như anh ta; thế nên rút cục, với tư cách một thành viên của giai cấp công nhân, anh ta cạnh tranh với chính ḿnh.

Máy móc cũng tạo ra tác động như thế, nhưng trên qui mô lớn hơn nhiều. Nó thay những công nhân khéo léo bằng những người ít khéo léo, thay đàn ông bằng đàn bà, thay người lớn bằng trẻ em; ở đâu mà máy móc mới được dùng th́ nó ném hàng đống công nhân ra đường, ở đâu mà máy móc được cải tiến và có năng suất cao hơn th́ nó loại trừ từng nhóm công nhân một.

Ta vừa phác thảo sơ qua những nét lớn của cuộc chiến công nghiệp giữa các nhà tư bản với nhau. Cuộc chiến này có điểm đặc biệt là sự thắng thua tùy vào việc thải hồi, chứ không phải việc tuyển thêm, đạo quân công nhân. Các tướng lĩnh, tức là các nhà tư bản, ganh đua xem ai loại bỏ được nhiều quân nhân công nghiệp nhất.

Thực ra, các nhà kinh tế học nói với ta là: các công nhân đă trở thành thừa do máy móc, có thể kiếm được việc làm trong các ngành mới.

Họ không dám quả quyết thẳng ra rằng chính các công nhân bị sa thải sẽ có việc làm trong các ngành lao động mới. Sự thật đă lớn tiếng bác bỏ lời nói dối đó. Nói đúng ra th́ họ chỉ khẳng định là công ăn việc làm mới chỉ tồn tại với các bộ phận khác của giai cấp công nhân; ví dụ, nhóm công nhân trẻ tuổi, sắp bước vào các ngành công nghiệp đang suy thoái. Dĩ nhiên, đó là niềm an ủi lớn với các công nhân thất nghiệp. Các ngài tư bản sẽ không thiếu thịt và máu tươi để bóc lột - cứ để những kẻ đă chết chôn xác chết của chúng. Điều an ủi đó dường như dành cho các nhà tư bản hơn là các công nhân của họ. Nếu toàn bộ giai cấp những người làm thuê bị máy móc tiêu diệt hết, th́ thật đáng sợ cho tư bản, v́ không có lao động làm thuê th́ tư bản không c̣n là tư bản nữa!

Nhưng thậm chí nếu ta giả định rằng những công nhân trực tiếp bị thất nghiệp v́ máy móc, và toàn bộ thế hệ trẻ đang hi vọng có việc làm trong ngành công nghiệp đó, đều t́m được công việc mới; th́ liệu ta có thể tin rằng công việc mới này cũng có mức lương cao như công việc đă mất? Nếu có, th́ điều đó mâu thuẫn với các qui luật kinh tế chính trị. Ta đă thấy làm thế nào mà công nghiệp hiện đại luôn có xu hướng thay thế các công việc phức tạp, cao cấp bằng các công việc đơn giản, cấp thấp hơn.

Vậy th́ cái khối công nhân, bị máy móc ném ra khỏi một ngành sản xuất, làm sao mà t́m được việc làm ở các ngành khác, trừ khi họ chấp nhận một mức lương thấp hơn?

Một ngoại lệ của qui luật này đă được viện dẫn, cụ thể đó là các công nhân làm trong ngành sản xuất ra chính máy móc. Người ta nói rằng: v́ công nghiệp đ̣i hỏi và tiêu thụ ngày càng nhiều máy móc, nên số máy móc tất yếu phải tăng, v́ thế mà việc chế tạo máy móc tăng lên, do đó mà số công nhân trong ngành chế tạo máy tăng lên; mà công nhân ngành đó lại c̣n là những người lành nghề, có học thức.

Kể từ năm 1840, lời khẳng định này - trước đó th́ chỉ đúng một nửa - cũng chẳng c̣n vẻ ǵ là sự thật, những máy móc đa dạng nhất cũng đă được dùng trong ngành chế tạo máy, với một qui mô rộng răi như trong ngành sản xuất sợi bông; so với những máy móc rất hoàn thiện đó, th́ các công nhân trong ngành này chỉ có thể đóng vai những cái máy rất không hoàn thiện mà thôi.

Nhưng thay cho một người đàn ông bị máy móc loại ra, th́ công xưởng có thể đem lại việc làm cho ba trẻ em và một phụ nữ! Nhưng chẳng phải tiền lương của người đàn ông trước kia cũng đủ để nuôi ba đứa con và người vợ hay sao? Chẳng phải tiền lương tối thiểu là đủ để duy tŕ và tăng thêm ṇi giống hay sao? Vậy th́ những câu nói mà giai cấp tư sản yêu thích ấy chứng minh cái ǵ? Chỉ một điều: giờ đây, để nuôi sống một gia đ́nh công nhân, th́ phải có số công nhân gấp 4 lần trước kia.

Hăy tóm tắt: tư bản sản xuất càng tăng th́ sự phân công lao động và sử dụng máy móc càng tăng; sự phân công lao động và sử dụng máy móc càng tăng, th́ cạnh tranh giữa công nhân càng tăng, và tiền lương của họ càng giảm.

Hơn nữa, giai cấp công nhân cũng được bổ sung từ những tầng lớp cao hơn trong xă hội; rất nhiều người kinh doanh và người thực lợi nhỏ rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản, v́ họ chẳng làm được ǵ khác ngoài việc giơ tay ra xin việc, bên cạnh những cánh tay của công nhân. Cái rừng cánh tay giơ lên xin việc ngày càng rậm rạp, c̣n bản thân những cánh tay ấy th́ ngày càng gầy g̣.

Rơ ràng là các nhà công nghiệp nhỏ không tồn tại nổi, trong một cuộc đấu tranh mà điều kiện đầu tiên để thành công là sản xuất trên qui mô ngày càng lớn; nghĩa là phải làm một nhà công nghiệp lớn, chứ hoàn toàn không thể làm một nhà công nghiệp nhỏ.

Khối lượng và số lượng của tư bản càng tăng th́ lợi tức của nó càng giảm, thế nên người thực lợi nhỏ cũng mất khả năng sống nhờ vào lợi tức của ḿnh; họ phải nhảy vào công nghiệp, tham gia hàng ngũ các nhà công nghiệp nhỏ, làm tăng con số những kẻ sắp gia nhập giai cấp vô sản. Những cái đó cũng không cần giải thích thêm.

Cuối cùng, do tiến tŕnh đă mô tả ở trên, các nhà tư bản càng bị buộc phải khai thác các tư liệu sản xuất khổng lồ hiện có, trên một qui mô ngày càng lớn, và do đó phải tận dụng mọi đ̣n bẩy tín dụng; th́ những cú động đất công nghiệp càng tăng, trong đó, giới thương mại chỉ có thể tự cứu ḿnh bằng cách đem biếu một phần tài sản, sản phẩm, thậm chí cả những sức sản xuất của chúng, cho những vị thần địa ngục; tóm lại là các cuộc khủng hoảng ngày càng tăng. Khủng hoảng ngày càng thường xuyên và dữ dội chỉ là v́: lượng sản phẩm ngày càng tăng, nhu cầu mở rộng thị trường ngày càng lớn, th́ thị trường thế giới ngày càng thu hẹp, và ngày càng có ít thị trường mới để bóc lột; v́ mỗi cuộc khủng hoảng trước đă kéo theo những thị trường mới, hoặc ít được khai thác, vào nền thương nghiệp thế giới.

Nhưng tư bản không chỉ sống trên lưng lao động. Như một tên chủ nô quí tộc và dă man, nó mang theo xác các nô lệ của ḿnh xuống mồ; đó là hàng đoàn công nhân bị diệt vong, trong mỗi ḱ khủng hoảng.

Vậy ta thấy rằng: nếu tư bản tăng nhanh th́ cạnh tranh giữa công nhân lại tăng lên vô cùng nhanh hơn, tức là công ăn việc làm và tư liệu sinh hoạt của giai cấp công nhân càng giảm mạnh; thế nhưng sự tăng nhanh của tư bản lại là điều kiện thuận lợi nhất cho lao động làm thuê1.

Chú thích của người dịch

1 Trong bài báo gốc, cuối đoạn này là chữ "c̣n tiếp".


[Chương trước]   [Mục lục]