F. Engels
T́nh cảnh giai cấp công nhân Anh

LỜI TỰA

Cuốn sách này đề cập tới vấn đề mà ban đầu tôi định tŕnh bày như một chương của một tác phẩm lớn hơn về lịch sử xă hội Anh. Nhưng tầm quan trọng của vấn đề đó đă sớm buộc tôi phải đem nó nghiên cứu riêng biệt.

T́nh cảnh giai cấp công nhân là cơ sở thực tế và là xuất phát điểm của mọi phong trào xă hội hiện tại, bởi v́ nó là đỉnh cao gay gắt và rơ rệt nhất của những tai họa xă hội ở thời chúng ta. Chủ nghĩa cộng sản của công nhân Pháp và Đức là sản phẩm trực tiếp, c̣n chủ nghĩa Fourier và chủ nghĩa xă hội Anh cũng như chủ nghĩa cộng sản của giai cấp tư sản trí thức ở Đức là sản phẩm gián tiếp của nó. Cho nên để có một cơ sở vững chắc, một mặt cho những lư luận xă hội chủ nghĩa, mặt khác cho những kiến giải về quyền tồn tại của những lư luận ấy, để chấm dứt mọi điều mơ tưởng và bịa đặt pro et contra1, th́ việc nghiên cứu những điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản là một điều hoàn toàn cần thiết. Song chỉ ở Đại Britain và ở chính tại nước Anh, những điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản mới có được h́nh thức điển h́nh toàn vẹn của nó; và đồng thời cũng chỉ có ở nước Anh, những tư liệu cần thiết mới được thu thập khá đầy đủ, và được các cuộc điều tra chính thức xác nhận, đáp ứng yêu cầu tŕnh bày tường tận vấn đề.

Suốt hai mươi mốt tháng, tôi đă có cơ hội để tiếp xúc với giai cấp vô sản Anh, với những cuộc đấu tranh, những vui buồn sướng khổ của họ; để trực tiếp nghiên cứu họ, từ quan sát và quan hệ của bản thân; đồng thời, bổ sung sự quan sát của tôi bằng những nguồn tài liệu xác thực cần thiết. Trong sách này là những điều tôi đă thấy, nghe và đọc được. Tôi sẵn sàng đón đợi sự công kích từ mọi phía, không những với quan điểm của tôi mà c̣n với cả những sự kiện tôi đă dẫn ra, nhất là khi quyển sách này rơi vào tay độc giả người Anh. Tôi biết rơ rằng lác đác có thể có một vài sai sót không đáng kể, mà ngay một người Anh có lẽ cũng không tránh được, v́ chủ đề quá rộng lớn đ̣i hỏi phải luận chứng toàn diện; nhất là trong khi ngay ở Anh cũng không có một tác phẩm nào, như tác phẩm của tôi, đề cập đến t́nh cảnh của tất cả người lao động. Nhưng tôi không hề ngần ngại thách thức giai cấp tư sản Anh: hăy vạch ra lấy một điều không đúng, dù chỉ là một sự kiện duy nhất có ảnh hưởng đôi chút đến toàn bộ quan điểm của tôi, và chứng minh điều không đúng ấy bằng những tư liệu mà tôi đă dẫn ra.

Việc miêu tả cái h́nh thức điển h́nh của điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản ở Britain là rất quan trọng, đặc biệt là đối với nước Đức và chính vào lúc này. Chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản ở Đức - hơn bất ḱ đâu - đă xuất phát từ những tiền đề lư luận; chúng ta, những nhà lư luận người Đức, c̣n hiểu biết quá ít về thế giới hiện thực, để những quan hệ hiện thực có thể trực tiếp thúc đẩy chúng ta cải tạo cái "hiện thực xấu xa" ấy đi. Trong số những người hiện nay đang công khai ủng hộ những cải cách như thế th́ h́nh như không có một ai là không thông qua Feuerbach mà rời bỏ triết học của Hegel để đi tới chủ nghĩa cộng sản. Trong chúng ta, sự hiểu biết về điều kiện sống thực tế của giai cấp vô sản kém đến nỗi ngay cả "Hội liên hiệp cải thiện t́nh cảnh của các giai cấp lao động" có thiện ư, trong đó giai cấp tư sản của chúng ta hiện nay đang xuyên tạc bừa băi vấn đề xă hội, cũng luôn xuất phát từ những ư kiến lố lăng và tầm thường nhất về t́nh cảnh của công nhân. Về vấn đề này, người Đức chúng ta thiếu những hiểu biết thực tế hơn bất cứ ai. Và dù điều kiện sinh sống của giai cấp vô sản Đức c̣n chưa đạt tới tính điển h́nh như ở Anh, nhưng về căn bản chúng ta vẫn có cùng một chế độ xă hội, nó sớm muộn cũng sẽ đạt tới mức độ gay gắt như nó đă đạt được ở bên kia biển Bắc, trừ khi trí tuệ của dân tộc kịp thời thi hành những biện pháp tạo nên một cơ sở mới cho toàn bộ hệ thống xă hội. Ở Đức cũng có những nguyên nhân cơ bản đă tạo nên cảnh cùng khổ và bị áp bức của giai cấp vô sản như ở Anh, và theo thời gian, chúng sẽ đưa đến những kết quả tương tự. Đồng thời, việc vạch trần t́nh cảnh khốn cùng ở Anh sẽ thúc đẩy chúng ta vạch trần t́nh cảnh khốn cùng ở Đức và tạo ra một cái thước để đánh giá quy mô của nó và mối nguy hiểm đă bộc lộ trong những cuộc nổi dậy ở Bohemia và Silesia, mối nguy hiểm này đang đe doạ trực tiếp sự yên ổn của nước Đức từ mặt ấy.

Sau cùng, tôi muốn nêu thêm hai nhận xét nữa. Thứ nhất, tôi đă luôn dùng danh từ Mittelklasse theo nghĩa của từ tiếng Anh middle-class (hay như người ta thường dùng middle-classes). Cũng như tiếng Pháp bourgeoisie, nó có nghĩa là giai cấp hữu sản tức là giai cấp có của, cái giai cấp ở Anh và Pháp th́ trực tiếp nắm chính quyền, và ở Đức th́ gián tiếp nắm chính quyền dưới danh nghĩa "dư luận xă hội"2; khác với cái gọi là quư tộc. Cũng vậy, tôi thường dùng những từ: người lao động hoặc công nhân (working men) và người vô sản, giai cấp công nhân, giai cấp không có của, giai cấp vô sản như những từ đồng nghĩa. Thứ hai, trong phần lớn các trích dẫn, tôi đă nêu rơ tác giả thuộc đảng phái nào; bởi v́ phái Tự do hầu như luôn cố t́m cách nhấn mạnh sự bần cùng ở các vùng nông nghiệp, và phủ nhận sự bần cùng ở các vùng công xưởng; ngược lại, phái Bảo thủ thừa nhận sự bần cùng ở các vùng công xưởng, nhưng lại không muốn thừa nhận sự bần cùng ở các vùng nông thôn. Cũng v́ vậy, khi tôi không có tài liệu chính thức, mà muốn mô tả t́nh cảnh của những người lao động công nghiệp, tôi thường dùng dẫn chứng của phái Tự do để đập giai cấp tư sản tự do bằng chính dẫn chứng của họ; và tôi chỉ dẫn tài liệu của phái Tory hay phái Hiến chương khi mà do kinh nghiệm bản thân, tôi được biết rằng sự kiện ấy là đúng, hoặc khi tiếng tăm của bản thân tác giả hay bài văn của tác giả khiến tôi tin tưởng được rằng điều dẫn chứng ấy là xác thực.

Barmen, ngày 15 tháng Ba 1845.
Friedrich Engels

Chú thích

1 "tán thành và phản đối" (Chú thích của người dịch).

2 Theo cách giải thích này của Engels, từ Mittelklasse ("giai cấp trung gian") sau đây được dịch là "giai cấp tư sản" (Chú thích của người dịch).


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]