F. Engels
T́nh cảnh giai cấp công nhân Anh

LỜI MỞ ĐẦU

Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII, cùng với việc phát minh ra máy hơi nước và những máy làm bông. Như ta đă biết, những phát minh ấy là nguồn gốc của cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng đă biến đổi toàn bộ xă hội công dân, mà hiện nay người ta chỉ mới bắt đầu nhận thức được ư nghĩa lịch sử của nó. Anh là nước điển h́nh về sự biến đổi ấy, nó càng diễn ra lặng lẽ, th́ càng mạnh mẽ; do đó, nước Anh cũng là nước điển h́nh về sự phát triển của giai cấp vô sản, kết quả chủ yếu của sự biến đổi đó. Chỉ ở Anh mới có thể nghiên cứu toàn diện giai cấp vô sản trên tất cả các mối quan hệ của nó.

Ở đây, chúng ta không xét đến lịch sử cuộc cách mạng ấy, cũng như không xét đến ư nghĩa to lớn của nó đối với hiện tại và tương lai. Việc đó phải dành cho một tác phẩm lớn hơn sau này. Hiện nay, ta chỉ giới hạn ở mấy điểm cần thiết để làm sáng tỏ các sự kiện sau đây, để hiểu rơ t́nh cảnh hiện tại của giai cấp vô sản Anh.

Khi chưa dùng máy móc, việc kéo sợi, dệt vải, đều làm ở nhà người thợ. Vợ và con gái kéo sợi, người chồng đem sợi ấy dệt thành vải; nếu anh ta không tự dệt lấy th́ đem sợi đi bán. Các gia đ́nh thợ dệt ấy phần đông sống ở nông thôn, gần thành phố và có thể làm đủ ăn v́ lúc đó về mặt nhu cầu vải th́ thị trường địa phương c̣n có ư nghĩa quyết định, thậm chí hầu như là thị trường duy nhất; c̣n sức mạnh ghê gớm của cạnh tranh, sau này mới xuất hiện cùng với sự xâm chiếm các thị trường nước ngoài và mở rộng buôn bán, bấy giờ c̣n chưa ảnh hưởng mấy tới tiền công. Thêm vào đó sự tăng lên liên tục của nhu cầu trên thị trường trong nước, song song với sự tăng lên từ từ của dân số, đă đảm bảo cho mọi người công nhân đều có việc làm; ngoài ra không thể có cạnh tranh mạnh mẽ giữa họ với nhau, do điều kiện cư trú phân tán của họ ở nông thôn. Cho nên những người thợ dệt thường dành dụm được chút ít và thuê được một mảnh đất nho nhỏ để làm trong những lúc rảnh rang - mà th́ giờ muốn rảnh bao nhiêu cũng được, bởi v́ anh ta muốn dệt bao nhiêu hay dệt lúc nào là tuỳ ư. Thực ra th́ về nghề nông anh ta cũng tồi, trồng trọt qua loa và cũng chẳng thu lợi được mấy; nhưng ít ra th́ anh ta cũng không phải là một người vô sản; như người Anh thường nói, anh ta đă đóng cọc trên mảnh đất quê hương; anh ta có nơi ở cố định và, trong xă hội, anh ta đứng cao hơn một bậc so với người công nhân Anh ngày nay.

Như vậy người lao động sống một cuộc sống dễ chịu và ấm cúng, một cuộc đời ngay thẳng, yên b́nh, với tất cả ḷng thành kính và tín nghĩa; so với những người công nhân sau này th́ t́nh cảnh sinh hoạt vật chất của họ khá hơn nhiều. Họ chả cần ǵ phải làm quá sức; họ muốn làm bao nhiêu th́ làm mà vẫn kiếm đủ dùng; họ có th́ giờ rảnh để lao động bồi bổ sức khoẻ ở trong vườn hay ngoài ruộng, bản thân công việc này lại là một sự nghỉ ngơi đối với họ, ngoài ra họ c̣n có thể tham gia những cuộc vui chơi giải trí của hàng xóm láng giềng; và tất cả các tṛ chơi đó: bowling, bóng chày, v.v. lại có tác dụng rất tốt để bảo vệ sức khoẻ và rèn luyện thân thể cho họ. Họ phần nhiều khoẻ mạnh, rắn chắc, thể chất của họ không khác mấy, thậm chí chẳng khác ǵ thể chất của những người nông dân láng giềng. Con cái họ lớn lên trong không khí trong lành của nông thôn, và nếu chúng có giúp đỡ cha mẹ làm việc th́ cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, chứ đương nhiên không phải chuyện mỗi ngày làm tám hay mười hai tiếng đồng hồ.

Có thể h́nh dung được những đặc trưng đạo đức và trí tuệ của giai cấp đó là ǵ. Họ sống tách rời các thành phố là nơi họ không hề bước chân đến, sợi và vải của họ được trao cho những thương nhân lưu động để đổi lấy tiền công; đến nỗi có những người già ở sát thành phố mà chưa hề bước chân đến đó, cho đến khi máy móc cướp mất thu nhập của họ và lôi cuốn họ ra thành phố kiếm việc làm; về mặt đạo đức và trí tuệ, họ ở cùng tŕnh độ với nông dân, là những người mà phần lớn họ có quan hệ trực tiếp do mảnh đất nhỏ họ lĩnh canh. Họ coi squire - tên địa chủ lớn nhất vùng - như cấp trên tự nhiên của ḿnh, có ǵ th́ hỏi hắn, có tranh chấp lặt vặt ǵ với nhau th́ nhờ hắn khu xử, và tôn kính hắn theo đúng mối quan hệ gia trưởng như thế. Họ là những người "đáng tôn kính", những người chồng, người cha tốt, sống rất đạo đức, v́ chẳng có lư do ǵ mà sống thiếu đạo đức - xung quanh chẳng có tiệm rượu cũng chẳng có chỗ chơi bời bậy bạ; thỉnh thoảng có đi giải khát tí chút th́ chủ quán cũng lại là người đáng kính trọng, thường là một tá điền lớn, bán rượu ngon, thích trật tự nghiêm ngặt và đóng cửa sớm. Họ suốt ngày giữ con cái bên họ trong gia đ́nh và giáo dục chúng theo tinh thần phục tùng và kính sợ Thượng đế. Quan hệ gia đ́nh gia trưởng cứ giữ nguyên khi con cái chưa có vợ có chồng. Bọn trẻ lớn lên cùng với bè bạn trong sự thân thiết và hồn nhiên kiểu thôn dă cho tới khi lập gia đ́nh; và nếu quan hệ t́nh dục trước khi cưới là hiện tượng hầu như phổ biến, th́ cũng là trên cơ sở hai bên đều thừa nhận việc kết hôn là một nghĩa vụ đạo đức, và sau đó lễ cưới lại làm mọi việc đâu vào đó. Tóm lại, người lao động công nghiệp Anh bấy giờ sống và suy nghĩ theo kiểu mà ngày nay thỉnh thoảng c̣n gặp ở một vài nơi trên đất Đức, nghĩa là sống cách biệt và xa lánh, không có hoạt động ǵ về mặt tinh thần và không có thay đổi ǵ lớn trong hoàn cảnh sinh hoạt của ḿnh. Rất hiếm người biết đọc, người biết viết lại càng hiếm; họ đi lễ nhà thờ rất đều, không bàn chính trị, không hoạt động âm mưu, không trầm ngâm suy nghĩ, rất thích hoạt động thể dục, nghe Kinh thánh với ḷng thành kính được truyền dạy từ thuở nhỏ, và do nhẫn nhục không đ̣i hỏi ǵ, họ sống rất hoà thuận với các giai cấp bề trên. Nhưng ngược lại, về mặt tinh thần, họ như người đă chết; họ chỉ sống v́ lợi ích nhỏ mọn của bản thân, v́ cái khung cửi, v́ mảnh vườn; và không biết ǵ đến phong trào mạnh mẽ đang lôi cuốn toàn thể loài người ở bên ngoài xóm làng của họ. Họ thoải mái với cuộc sống yên tĩnh, tầm thường của ḿnh, và nếu không có cách mạng công nghiệp th́ họ sẽ không bao giờ rời bỏ lối sống ấy; nó thật ra là đầy thi vị và rất ấm cúng nhưng lại không xứng với một con người. Thực ra, họ không phải là những con người, mà chỉ là những cái máy làm việc, phục vụ cho một số ít nhà quư tộc, là những kẻ cho đến bây giờ vẫn chi phối lịch sử. Cách mạng công nghiệp chỉ thúc đẩy t́nh trạng ấy tới kết cục tất yếu của nó, bằng cách hoàn toàn biến những người lao động thành những cái máy đơn thuần, và cướp nốt cái phần hoạt động độc lập cuối cùng của họ; nhưng cũng chính do đó mà lại bắt họ phải suy nghĩ và đ̣i hỏi một địa vị xứng đáng với con người. Nếu ở Pháp là chính trị, th́ ở Anh, công nghiệp và phong trào của xă hội công dân nói chung đă lôi cuốn vào cơn lốc lịch sử những giai cấp cuối cùng hăy c̣n hờ hững với lợi ích chung của nhân loại.

Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc t́nh cảnh của người lao động Anh là máy Jenny của anh thợ dệt James Hargreaves ở Stanhill, gần Blackburn, Bắc Lancashire (năm 1764). Nó là tiền thân thô sơ của máy mule sau này; người ta quay máy bằng tay; nhưng các xa quay tay thường chỉ có một cọc suốt, th́ máy này có từ mười sáu đến mười tám cọc suốt do một công nhân điều khiển. Nhờ vậy, có thể sản xuất được rất nhiều sợi hơn trước; trước kia cứ một người thợ dệt th́ phải ba người kéo sợi luôn tay, mà thường không bao giờ có đủ sợi và người thợ dệt nhiều khi phải chờ đợi, ngày nay th́ sợi lại nhiều quá sức làm của số thợ dệt hiện có. Nhu cầu về hàng dệt, vốn đă tăng, lại càng tăng lên nữa khi giá hàng dệt hạ xuống do kết quả của sự giảm chi phí sản xuất sợi nhờ có máy mới. Người ta cần nhiều thợ dệt hơn, và tiền công thợ dệt tăng lên. Bây giờ v́ dệt kiếm được nhiều tiền hơn, anh thợ bỏ lơ mảnh vườn con và dốc sức vào việc dệt vải. Thời đó, một gia đ́nh bốn người lớn với hai đứa trẻ (làm việc cuộn chỉ), làm một ngày mười tiếng, có thể kiếm được mỗi tuần bốn Bảng, và nhiều khi c̣n được hơn nữa khi hàng chạy và việc nhiều; lại thường có khi với khung cửi của ḿnh, một anh thợ dệt kiếm được tới hai Bảng mỗi tuần. Giai cấp thợ dệt kiêm dân cày dần mất hẳn đi và trở thành giai cấp thợ dệt mới, hoàn toàn sống bằng tiền công, không có chút tài sản nào, ngay cả tài sản giả tạo dưới h́nh thức một mảnh đất đi thuê; và như vậy họ đă trở thành những người vô sản (working men). Thêm vào đó, mối quan hệ trước đây giữa người kéo sợi và người dệt vải cũng bị xoá bỏ. Trước kia, trong chừng mực có thể, việc kéo sợi và dệt vải được tiến hành ngay trong một ngôi nhà. Bây giờ v́ máy Jenny cũng như khung cửi đ̣i hỏi phải có sức lực mới sử dụng được, nên đàn ông cũng bắt đầu kéo sợi, và cả gia đ́nh sống nhờ vào công việc ấy; ngược lại một số gia đ́nh khác th́ bắt buộc phải vứt bỏ cái guồng xe sợi cũ kỹ và lỗi thời, và nếu không có khả năng mua một máy Jenny th́ họ bắt buộc phải sống nhờ vào thu nhập mà cái khung cửi đem lại. Như vậy, sự phân công lao động, bắt đầu với việc kéo sợi và việc dệt vải, từ đây đă được phát triển đến vô tận trong công nghiệp.

Cái máy đầu tiên c̣n chưa hoàn hảo ấy không những đă làm cho giai cấp vô sản công nghiệp phát triển mà c̣n thúc đẩy giai cấp vô sản nông nghiệp ra đời. Cho đến lúc bấy giờ, người ta mới chỉ biết có một số đông tiểu điền chủ gọi là những nông dân tự canh (yeoman), họ cũng sống một cách thầm lặng, không hoạt động trí óc, và thiếu mọi sinh hoạt tinh thần như những người thợ dệt kiêm dân cày ở bên cạnh họ. Họ cày cấy trên mảnh đất của ḿnh hoàn toàn theo lối cũ kĩ và không hiệu quả của cha ông, ngoan cố chống lại mọi điều mới mẻ, trải qua bao nhiêu thế hệ vẫn không thay đổi. Trong số đó cũng có nhiều chủ đất nhỏ, nhưng không phải tá điền theo nghĩa hiện nay; mà là những người hoặc do một khế ước thuê đất kế thừa, hoặc do một tục lệ lâu đời nào đó mà được cha ông truyền lại cho mảnh đất, họ lập nghiệp vững vàng trên đất ấy như là đất của chính ḿnh. Khi những công nhân công nghiệp không làm nghề nông nữa, th́ nhiều mảnh ruộng thuê bị bỏ hoang và một giai cấp mới gồm những tá điền lớn, gọi là tenants-at-will, đến lập nghiệp trên những ruộng đất ấy; họ thuê năm chục, một trăm, hai trăm acre hay hơn nữa, có thể tới hết năm th́ ngừng thuê, và biết tăng thêm thu nhập của đất đai đó nhờ canh tác tốt hơn và sản xuất theo quy mô lớn hơn. Họ có thể bán sản phẩm rẻ hơn nhiều so với yeoman, người này cuối cùng chỉ c̣n cách đem bán mảnh ruộng vườn không đủ nuôi sống ḿnh nữa, và mua một máy Jenny hay một khung cửi; hoặc đi làm thuê cho tá điền lớn, với tư cách là người làm công nhật, người vô sản nông thôn. Với tính lạc hậu bẩm sinh và phương pháp làm ruộng cẩu thả do cha ông truyền lại, mà anh ta không thể khắc phục được, th́ anh ta không c̣n có con đường nào khác; một khi bị bắt buộc phải cạnh tranh với những người biết canh tác đất đai một cách hợp lư hơn, và có mọi thuận lợi do nền kinh doanh lớn và do bỏ vốn để cải tạo chất đất đem lại.

Nhưng sự phát triển của công nghiệp không phải chỉ dừng lại ở đây. Một vài nhà tư bản bắt đầu đặt những máy Jenny vào những ṭa nhà lớn và dùng sức nước cho máy chạy, như vậy họ có thể rút bớt số công nhân và bán sợi với giá rẻ hơn những người kéo sợi cá thể c̣n phải quay máy bằng tay. Người ta luôn luôn t́m cách cải tiến cấu tạo của máy Jenny, đến nỗi nó lúc nào cũng có thể trở thành cổ lỗ, cần phải cải tiến hoặc thay mới; và nếu như nhà tư bản c̣n có thể đứng vững được bằng cách dùng sức nước để chạy cả những máy cũ, th́ đối với anh thợ kéo sợi cá thể, điều đó lại không thể được. Nếu như đó mà chế độ công xưởng đặt được cơ sở th́ nhờ cái máy sợi con do anh thợ cạo Richard ArkwrightPreston, Bắc Lancashire phát minh năm 1767, chế độ ấy lại mở rộng thêm. Cái máy này, mà ở Đức thường gọi là Kettenstuhl, cùng với máy hơi nước là phát minh về máy móc quan trọng nhất của thế kỷ XVIII. Ngay từ đầu, nó đă được thiết kế để chạy với động cơ, và dựa trên những nguyên lư hoàn toàn mới. Năm 1785, Samuel Crompton Firwood, Lancashire đă kết hợp những đặc điểm của máy Jenny và máy sợi con để chế thành máy mule, và cũng khoảng thời gian ấy, khi mà Arkwright phát minh được máy chảimáy sợi thô; th́ trong nghề kéo sợi, chế độ công xưởng trở thành chế độ thống trị duy nhất. Dần dần, do một số cải biến nhỏ, người ta bắt đầu sử dụng những máy ấy trong việc kéo sợi len, rồi sau đó (khoảng mười năm đầu thế kỷ XIX), trong việc kéo sợi lanh, như vậy là loại những công việc làm bằng tay ra khỏi hai ngành này. Nhưng người ta vẫn không dừng lại ở đây; Trong những năm cuối của thế kỷ XVIII, một mục sư nông thôn là bác sĩ Cartwright, phát minh ra khung cửi máy và khoảng 1804, đă cải tiến nó đến mức độ có thể cạnh tranh thắng lợi được với thợ dệt tay. Máy hơi nước do James Watt phát minh năm 1764 và được áp dụng từ 1785 để chạy máy sợi, đă khiến những máy móc ấy trở thành quan trọng bội phần.

Nhờ có những phát minh về sau mỗi năm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy móc đă thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp Anh; và, toàn bộ lịch sử sau đó của nền công nghiệp Anh chỉ là thuật lại t́nh h́nh người lao động thủ công đă bị máy móc đánh bật khỏi hết vị trí này đến vị trí khác như thế nào. Kết quả là: một mặt những hàng hóa công xưởng giảm giá nhanh chóng, thương nghiệp và công nghiệp phồn thịnh, hầu hết các thị trường nước ngoài không có quan thuế bảo hộ bị chiếm đoạt, tư bản và tài sản quốc dân tăng lên nhanh chóng; mặt khác, giai cấp vô sản tăng lên c̣n nhanh hơn nhiều về số lượng, giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin vào công ăn việc làm, phong tục đồi bại, chính trị rối ren, và tất cả những sự kiện rất khó chịu đối với các giai cấp có của ở Anh mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở đây. Trên đây ta đă thấy chỉ một cái máy thô sơ như máy Jenny cũng đă gây bao nhiêu biến đổi trong địa vị xă hội của những giai cấp lớp dưới, cho nên ta sẽ chẳng lấy ǵ làm ngạc nhiên về tác dụng gây nên bởi cả một hệ thống máy móc bổ sung cho nhau và cấu tạo tinh vi, tiếp nhận nguyên liệu của ta để trao lại cho ta những tấm vải dệt hoàn hảo.

Tuy nhiên, chúng ta hăy theo dơi kỹ càng hơn sự phát triển của công nghiệp Anh1* và hăy bắt đầu bằng ngành chủ yếu là công nghiệp bông. Trong những năm 1771-1775, con số trung b́nh về nhập khẩu bông chưa cán hàng năm chưa tới 5 triệu pound, mà năm 1841 con số ấy đă là 528 triệu, và năm 1844 lên tới trên 600 triệu. Năm 1834, nước Anh xuất khẩu 556 triệu yard vải, 76,5 triệu pound sợi bông và 1.200.000 Bảng hàng dệt kim bằng bông. Cũng năm ấy, công nghiệp bông sử dụng tới hơn 8 triệu cọc sợi, 110.000 khung cửi máy và 250.000 khung cửi tay, không kể những máy sợi con, và theo thống kê của McCulloch th́ trong toàn Vương quốc liên hợp có gần một triệu rưởi người trực tiếp hoặc gián tiếp sống nhờ ngành công nghiệp ấy và trong số này chỉ có 220.000 người làm trong các nhà máy; động lực dùng trong các công xưởng ấy th́ sức hơi nước là 33.000 sức ngựa, và sức nước là 11.000 sức ngựa. Ngày nay những con số ấy đă bị vượt xa và chúng ta có thể không ngần ngại công nhận rằng về số lượng và công suất máy móc, cũng như số lượng công nhân, năm 1845 đă gấp rưỡi năm 1834. Lancashire là trung tâm, cũng là cái nôi của công nghiệp bông. Công nghiệp này đă hoàn toàn cách mạng hóa, biến tỉnh ấy từ một băi lầy âm u, rất ít khai khẩn, thành một địa phương náo nhiệt hoạt động sôi nổi; trong 80 năm làm tăng dân số lên gấp mười lần, và như là có chiếc gậy thần, nó đă làm mọc lên những thành phố khổng lồ như LiverpoolManchester, gồm đến 70 vạn dân, và các vùng ngoại ô: Bolton (6 vạn dân), Rochdale (7 vạn rưởi dân), Oldham (5 vạn dân), Preston (6 vạn dân), AhstonStalybridge (4 vạn dân), và cả một loạt thành phố công xưởng khác. Lịch sử Nam Lancashire đă được chứng kiến những điều kỳ diệu nhất của thời hiện đại, dù người ta không thích nói tới, và những điều kỳ diệu ấy chính là do công nghiệp bông đă tạo nên. Ngoài ra, Glasgow ở Scotland là trung tâm của khu vực bông thứ hai, gồm LanarkshireRenfrewshire; và ở đây cũng vậy, dân số thành phố chủ yếu này, từ khi bắt đầu có ngành công nghiệp ấy cho đến nay, đă tăng từ 3 vạn lên 30 vạn. Nghề dệt kim bít tấtNottinghamDerby, do việc hạ giá sợi, cũng đă được đẩy lên một bước mới; và một bước thứ hai do sự cải tiến máy dệt kim, khiến từ nay trên một máy có thể đồng thời dệt hai chiếc tất. Nghề làm đăng-ten cũng trở thành một ngành công nghiệp quan trọng từ năm 1777 là năm phát minh được máy dệt tuyn; ít lâu sau, Lindley phát minh máy làm đăng-ten và sau đó, năm 1809, Heathcoat phát minh máy ống sợi. Việc làm đăng-ten nhờ đó được đơn giản hóa rất nhiều, và do giá hạ, sự tiêu dùng đăng-ten tăng lên rất nhiều đến nỗi hiện nay có tới ít ra là 20 vạn người sống nhờ ngành này. Những trung tâm chủ yếu của công nghiệp ấy là Nottingham, Leicester và ở miền Tây nước Anh (Wiltshire, Devonshire, v.v.). Những ngành phụ thuộc vào công nghiệp bông, như ngành tẩy trắng, ngành nhuộm, ngành in hoa, cũng phát triển như vậy. Nhờ dùng Clo thay cho Ôxy trong việc tẩy trắng, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của ngành hóa học có ảnh hưởng đến ngành nhuộmin hoa, và nhờ một loạt phát minh rực rỡ nhất trong lĩnh vực máy móc thúc đẩy sự phát triển của ngành in hoa; những ngành này đă được sự thúc đẩy, sự thúc đẩy này cộng với sự mở rộng nhu cầu do sự phát triển của nghề sản xuất sợi bông gây nên, làm cho những ngành công nghiệp ấy đạt đến mức thịnh vượng chưa từng thấy.

Trong nghề làm len, cũng có hoạt động tương tự; trước kia đó là ngành chủ yếu của công nghiệp Anh, nhưng sản phẩm của những năm đầu so với ngày nay thật không đáng kể. Năm 1782, do thiếu công nhân, số lông cừu thu hoạch trong ba năm trước vẫn chưa được chế biến, và nhất định vẫn c̣n để đó nếu không có sự viện trợ của máy móc mới phát minh để kéo len thành sợi. Việc dùng các máy móc ấy để kéo sợi len tiến hành có kết quả tốt. Từ đó ở các khu chế biến len cũng bắt đầu có sự tiến triển nhảy vọt như ở các khu bông vải sợi. Năm 1738 ở khu vực phía tây Yorkshire dệt được 7 vạn rưởi tấm vải len, nhưng năm 1817 th́ dệt được 49 vạn tấm; và công nghiệp len phát triển nhanh chóng đến nỗi ngay năm 1834 đă xuất khẩu nhiều hơn năm 1825 tới 45 vạn tấn. Năm 1801, người ta làm được 101 triệu pound (trong đó có 7 triệu nhập khẩu); năm 1835 th́ làm 180 triệu pound (trong đó có 42 triệu nhập khẩu). Trung tâm chính của nền công nghiệp ấy là khu vực phía tây Yorkshire; ở đây len dài xơ được chế biến làm len đan v.v., đặc biệt là ở Bradford, c̣n len ngắn xơ được chế biến làm loại sợi săn và để dệt dạ th́ làm ở các thành phố khác: Leeds, Halifax, Huddersfield, v.v., rồi đến một phần của Lancashire tiếp giáp với Yorkshire, vùng lân cận Rochdale là nơi mà ngoài việc làm các sản phẩm bằng bông, người ta c̣n dệt nhiều hàng nỉ mỏng, và sau hết miền Tây nước Anh là nơi sản xuất những hàng dạ tinh xảo nhất. Ở đây, dân số cũng tăng một cách rất đáng chú ư:
 Năm 1801Năm 1831
Bradford29.000 dân77.000 dân
Halifax63.000 ''110.000 ''
Huddersfield15.000 ''34.000 ''
Leeds53.000 ''123.000 ''
Toàn bộ khu phía Tây Yorkshire564.000 ''980.000 ''
Số dân ấy, từ 1831 đến nay c̣n tăng lên ít ra là 20 đến 25%. Năm 1835, trong toàn Vương quốc liên hợp có 1313 xưởng máy kéo sợi len với 71.300 công nhân; nhưng số ấy chỉ mới là một phần nhỏ trong con số đông đảo những người trực tiếp hoặc gián tiếp sống bằng nghề làm len, và hầu như hoàn toàn không kể những thợ dệt len.

Trong ngành công nghiệp lanh, sự tiến bộ có muộn hơn v́ tính chất tự nhiên của thứ nguyên liệu này làm cho rất khó ứng dụng các máy kéo sợi. Thực ra th́ ngay từ những năm cuối thế kỷ XVIII ở Scotland đă có thử làm việc ấy, nhưng măi đến 1810, một người Pháp là Girard mới thực hiện thành công trên thực tế việc kéo sợi lanh bằng máy. Song những máy của Girard chỉ chiếm được vị trí quan trọng xứng đáng trên đất Anh sau khi đă cải tiến ở Anh và được áp dụng một cách rộng răi ở Leeds, Dundee Belfast. Từ đó, công nghiệp lanh ở Anh mới bắt đầu phát triển nhanh chóng. Năm 1814, ở Dundee nhập khẩu 3000 tấn2 lanh, năm 1833 19.000 tấn lanh và 3400 tấn gai. Vải gai xứ Ireland xuất cảng sang Anh tăng từ 32 triệu yard (năm 1800) lên 53 triệu (năm 1825) mà phần lớn lại đem xuất khẩu một lần nữa; việc xuất khẩu vải lanh của Anh và Scotland tăng từ 24 triệu yard (năm 1820) lên 51 triệu (năm 1833). Số xưởng máy sợi lanh năm 1835 lên tới 347 xưởng với 33.000 công nhân; một nửa số ấy ở Nam Scotland, hơn 60 xưởng ở khu vực phía tây Yorkshire (Leeds và các vùng phụ cận), 25 xưởng ở Belfast thuộc Ireland, và số c̣n lại ở Dorsetshire và Lancashire. Việc dệt lanh tiến hành ở Nam Scotland và một số nơi ở Anh, nhưng chủ yếu là ở Ireland.

Người Anh cũng đạt được những thành tích rất lớn trong nghề tơ lụa. Trong công việc này, họ nhận được nguyên liệu đă kéo thành sợi từ miền Nam châu Âu và từ châu Á; công việc chính là xe những sợi tơ rất mảnh lại với nhau (đánh sợi). Trước 1824, công nghiệp tơ lụa ở Anh bị trở ngại nhiều v́ thuế tơ mộc rất nặng (mỗi pound 4 shilling) và nó chỉ có được thị trường duy nhất ở Anh và ở các thuộc địa của Anh nhờ quan thuế bảo hộ. Sau đó, thuế nhập khẩu hạ xuống đến một penny, và lập tức số công xưởng tăng lên rất nhiều. Trong một năm số cọc sợi tăng từ 78 vạn lên 118 vạn, và mặc dầu ngành công nghiệp ấy nhất thời bị tê liệt do cuộc khủng hoảng thương nghiệp năm 1825, nhưng ngay năm 1827 trong lĩnh vực đó đă sản xuất nhiều hơn bao giờ hết, v́ tay nghề về kỹ thuật và kinh nghiệm của người Anh đă làm cho máy xe sợi của họ hơn hẳn so với những máy móc vụng về của những kẻ cạnh tranh với họ. Năm 1835 Đại Britain có 263 xưởng xe sợi tơ với 3 vạn công nhân; phần lớn những xưởng tập trung ở Cheshire (Macclesfield, Congleton và các vùng phụ cận); ở ManchesterSomersetshire. Ngoài ra c̣n có nhiều xưởng chế biến những mụn tơ của kén tằm làm thành một thứ sợi đặc biệt (spun-silk) là món hàng người Anh cung cấp cả cho các xưởng dệt lụa ở Paris và Lyon. Lụa chế biến bằng cách đó chủ yếu được dệt ở Scotland (Paisley, v.v.) và ở London (Spitalfields), nhưng cũng có ở Manchester và các nơi khác nữa.

Song sự phát triển to lớn của công nghiệp Anh từ 1760 không phải chỉ giới hạn trong phạm vi chế tạo hàng vải. Một khi đă có đà phát triển th́ nó lan ra khắp mọi ngành của hoạt động công nghiệp, và rất nhiều phát minh không liên quan chút ǵ với những phát minh đă nói ở trên, cũng trở nên quan trọng bội phần v́ diễn ra đúng vào giữa lúc phong trào công nghiệp phát triển phổ biến. Nhưng mặt khác, một khi thực tiễn đă chứng minh tác dụng lớn lao của sức cơ giới trong công nghiệp, th́ người ta t́m đủ mọi cách để sử dụng sức ấy về mọi mặt và để bắt nó làm cho các nhà phát minh và các chủ xưởng riêng biệt; thêm vào đó chính nhu cầu về máy móc, về chất đốt và nguyên liệu đă trực tiếp đ̣i hỏi đông đảo công nhân và các ngành công nghiệp riêng biệt tăng cường hoạt động lên gấp đôi. Chính máy hơi nước đă làm cho các mỏ than rộng lớn ở Anh lần đầu tiên trở nên quan trọng; chỉ đến bây giờ, việc chế tạo máy móc mới bắt đầu, và cùng với việc chế tạo máy móc, người ta chú ư hơn đến các xí nghiệp khai thác quặng sắt cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất này. Sự tiêu thụ len tăng thêm làm cho nghề chăn cừu ở Anh phát triển, và sự tăng nhập khẩu thêm len, lanh và tơ làm cho đội thương thuyền của Anh tăng lên. Phát triển mạnh nhất là nghề sản xuất sắt. Trước kia các mỏ sắt rất giàu ở Anh ít được khai thác; người ta thường dùng than củi để nấu quặng, than này do sự phát triển của nông nghiệp và sự phá rừng nên sản xuất ngày càng ít, ngày càng đắt. Măi đến thế kỷ trước mới bắt đầu dùng than đá đă được luyện (than cốc), và từ năm 1780 người ta mới phát minh một phương pháp mới cho phép biến quặng sắt đă nấu chảy trong ḷ than cốc, thành sắt rèn được, mà trước đó chỉ có thể thu được gang. Đó là phương pháp rút Carbon bị trộn lẫn trong sắt khi sắt nung chảy, mà người Anh gọi là phương pháp puddling; phương pháp này đă mở ra cho nền sản xuất sắt ở Anh một trường hoạt động hoàn toàn mới. Người ta xây những ḷ cao lớn gấp năm mươi lần so với trước kia; người ta đơn giản hóa việc nấu chảy quặng bằng cách thổi gió nóng, và nhờ vậy mà sản xuất được sắt rẻ đến nỗi có thể dùng để làm vô số đồ trước kia làm bằng gỗ hoặc đá.

Năm 1788, Thomas Paine, một nhà dân chủ nổi tiếng, xây chiếc cầu sắt đầu tiên ở Yorkshire, và liền sau đó, hàng loạt cầu sắt khác xuất hiện; cho đến ngày nay th́ hầu hết các cầu, nhất là các cầu cho xe lửa, đều làm bằng gang, và ngay ở London, trên sông Thames, cũng có một cái cầu xây bằng vật liệu ấy (cầu Southwark). Những cột sắt, bệ máy làm bằng sắt, v.v. đă trở thành rất phổ biến, và từ khi dùng đèn khí và đường sắt th́ việc sản xuất sắt ở Anh lại có những đầu ra mới. Dần dần người ta đă bắt đầu sản xuất cả ốc vít và đinh bằng máy móc. Năm 1740, Huntsman ở Sheffield đă phát minh ra phương pháp đúc thép bỏ được rất nhiều động tác thừa và cho phép sản xuất nhiều sản phẩm rất rẻ so với trước. Nhờ chất lượng của nguyên liệu cao hơn, cũng như nhờ công cụ cải tiến hơn, nhờ trang bị máy móc mới và nhờ sự phân công lao động quy mô lớn, ngành kim khí ở Anh lần đầu tiên trở nên quan trọng. Dân số Birmingham tăng từ 73.000 (năm 1801) lên 20 vạn (năm 1844), dân số Sheffield từ 46.000 (năm 1801) lên 110.000 (năm 1844) và chỉ riêng một thành phố này năm 1836 đă tiêu thụ hết 515.000 tấn than. Năm 1805 xuất khẩu 4300 tấn sắt thành phẩm và 4600 tấn gang; năm 1834, xuất khẩu 16.200 tấn sắt thành phẩm và 107.000 tấn gang; tổng sản lượng sắt năm 1740 không quá 17.000 tấn, năm 1834 lên tới 700.000 tấn. Hàng năm riêng việc luyện gang đă tiêu thụ hết hơn 3 triệu tấn than; thậm chí rất khó h́nh dung nổi tầm quan trọng lớn lao của các mỏ than trong sáu mươi năm trở lại đây. Tất cả các mỏ than trên đất Anh và Scotland bây giờ đều được khai thác, và chỉ riêng những hầm mỏ ở NorthumberlandDurham hàng năm đă sản xuất hơn 5 triệu tấn than để xuất khẩu và dùng từ 40.000 đến 50.000 công nhân. Theo tin tức của tờ "Durham Chronicle" việc khai thác hầm mỏ trong hai tỉnh đó như sau:

Năm 1753: 14 hầm mỏ; năm 1800: 40 hầm mỏ; năm 1836: 76 hầm mỏ; và năm 1843: 130 hầm mỏ

Mặt khác, tất cả các hầm mỏ ngày nay đều được khai thác khẩn trương hơn trước nhiều. Việc khai thác các mỏ thiếc, mỏ đồng và mỏ ch́ cũng phát triển tương tự; và đi đôi với sự phát triển sản xuất thuỷ tinh, một ngành công nghiệp mới là sản xuất đồ gốm cũng h́nh thành, ngành này khoảng năm 1763, nhờ Josiah Wedgwood mà trở nên rất quan trọng. Ông là người đầu tiên đă căn cứ vào những nguyên tắc khoa học để làm đồ gốm, đă thúc đẩy phát triển thẩm mỹ nghệ thuật và đă xây dựng những xưởng sản xuất đồ gốm (potteries) ở Bắc Staffordshire, một khu rộng 8x8 dặ m, trước kia cằn cỗi, hoang vu, th́ ngày nay đầy công xưởng và nhà ở và nuôi sống hơn 6 vạn người.

Tất cả đều bị cuộn hẳn vào ḍng thác chung ấy. Nông nghiệp cũng đă có chuyển biến. Không phải chỉ là sự chiếm hữu và canh tác đất đai đă chuyển vào tay người khác như chúng ta đă thấy ở trên, nông nghiệp c̣n bị ảnh hưởng về mặt khác nữa. Các tá điền lớn bỏ vốn vào việc cải tạo chất đất, phá những rào giậu không cần thiết, chống úng, bón phân, dùng những công cụ tốt hơn và áp dụng chế độ luân canh có hệ thống (cropping by rotation). Họ cũng nhờ vào sự tiến bộ của khoa học; Sir Humphry Davy đă thành công trong việc áp dụng hóa học vào nông nghiệp, c̣n sự phát triển của kỹ thuật th́ đă mang lại cho các tá điền lớn rất nhiều thuận lợi. Thêm vào đó, do tăng dân số, nhu cầu về nông phẩm cũng tăng nhanh đến nỗi mặc dầu từ 1760 đến hết 1834, có 6.840.540 acre đất hoang đă được khai khẩn, thế mà nước Anh trước kia vẫn xuất khẩu lúa ḿ bây giờ phải nhập khẩu lúa ḿ.

Về mặt kiến thiết các đường giao thông cũng có hoạt động khẩn trương như vậy. Từ 1818 đến hết 1829, ở Anh và Wales đă làm 1000 dặm đường lát theo quy cách nhất định là rộng 60 foot, và hầu hết các đường lát cũ đều được sửa chữa lại theo hệ thống McAdam. Ở Scotland, từ 1803, Bộ Công tŕnh Công cộng đă làm khoảng 900 dặm đường lát và hơn 1000 cây cầu, nhờ đó mà nhân dân miền núi Scotland lập tức được tiếp xúc với văn minh. Trước kia dân miền núi phần lớn làm nghề săn bắn trộm hoặc buôn lậu; bây giờ họ trở thành những nhà nông hoặc thợ thủ công cần cù, và mặc dầu người ta đă lập ra những trường học riêng để bảo tồn ngôn ngữ Gael, nhưng do ảnh hưởng của văn minh Anh, phong tục và ngôn ngữ Gael-Celt cũng nhanh chóng biến mất. Ở Ireland cũng vậy. Trước kia giữa các tỉnh Cork, LimerickKerry là một vùng đất hoang vu, không có đường xe đi, v́ hiểm trở nên đă trở thành sào huyệt của mọi kẻ bất lương, và là thành luỹ của dân tộc Celt-Ireland ở miền Nam Ireland; ngày nay người ta đă xẻ những đường ngang dọc và đă mở đường cho văn minh xâm nhập vào vùng hoang vắng ấy. Toàn Đại Britain, và đặc biệt nước Anh, cách đây sáu mươi năm c̣n có những con đường cũng xấu như ở nước Pháp hoặc nước Đức hồi đó, ngày nay đă có một mạng lưới đường lát đẹp đẽ nhất; và tất cả những con đường này cũng như hầu hết mọi cái ở Anh, đều là công tŕnh của các nhà kinh doanh tư nhân, bởi v́ nhà nước không làm hoặc hầu như không làm ǵ để đóng góp vào đó.

Trước 1755, nước Anh hầu như không có kênh đào. Vào năm đó, ở Lancashire, một con kênh được đào từ Sankey Brook tới St. Helen's; năm 1759, James Brindley đào con kênh lớn đầu tiên, là kênh Quận công Bridgewater, chạy từ Manchester và các mỏ than xung quanh đến cửa sông Mersey, kênh này đến gần Barton th́ vượt qua sông Irwell bằng một cầu dẫn nước. Từ đó hệ thống kênh đào của nước Anh bắt đầu được kiến thiết, mà Brindley là người đầu tiên đă nêu lên tầm quan trọng của nó. Từ đấy người ta đào nhiều kênh khắp mọi hướng và đă nạo vét các sông để chạy tàu. Riêng ở Anh có 2200 dặm kênh, và 1800 dặm đường sông tàu chạy được. Ở Scotland có con kênh Caledonia cắt ngang qua xứ này, ở Ireland cũng đào nhiều kênh. Những công tŕnh này cũng như các đường sắt và đường bộ lớn hầu hết là do tư nhân hoặc các công ty của tư nhân đứng ra làm.

Đường sắt th́ chỉ mới xây dựng trong thời gian gần đây. Con đường sắt lớn đầu tiên là từ Liverpool đến Manchester (năm 1830); từ đó, các thành phố lớn đều có đường sắt nối liền nhau. London nối với Southampton, Brighton, Dover, Colchester, Cambridge, Exeter (qua Bristol) và Birmingham; Birmingham nối với Gloucester, Liverpool, Lancaster (qua Newton và Wigan, hay là qua Manchester và Bolton) và Leeds (qua Manchester và Halifax, hay là qua Leicester, Derby và Sheffield); Leeds nối với Hull và Newcastle (qua York). Từ đó c̣n có rất nhiều đường nhánh dự định sẽ làm hoặc đang xây dựng, do đó không bao lâu nữa sẽ có thể đi từ Edinburgh đến London chỉ trong một ngày.

Hơi nước không những đă cách mạng hóa các phương tiện giao thông đường bộ, mà cũng làm cho giao thông đường thủy thay đổi hẳn. Tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên được hạ thủy trên sông Hudson ở Bắc Mĩ năm 1807, c̣n ở Đại Britain chiếc đầu tiên được hạ thủy trên sông Clyde năm 1811. Từ đó, ở Anh đă đóng hơn 600 tàu chạy bằng hơi nước và năm 1836, hơn 500 chiếc đậu ở các cảng của Anh.

Đấy là tóm tắt lịch sử công nghiệp Anh trong sáu mươi năm gần đây, một thiên lịch sử chưa từng thấy trong sử sách của loài người. Cách đây 60-80 năm, Anh là một nước như mọi nước khác, với những thành phố nhỏ bé, công nghiệp ít ỏi và kém phát triển, dân cư thưa thớt mà chủ yếu là nhân khẩu nông nghiệp. Ngày nay Anh là nước có một không hai, với thủ đô gồm hai triệu rưởi dân, với nhiều thành phố công xưởng khổng lồ, với một nền công nghiệp cung cấp hàng hoá cho toàn thế giới, và chế tạo hầu hết mọi thứ bằng những máy móc phức tạp nhất; với những người dân cần cù yêu lao động, thông minh và ở rất tập trung, trong số này, nhân khẩu công nghiệp3 chiếm đến hai phần ba, và bao gồm các giai cấp khác hẳn, hơn thế nữa lại là một dân tộc khác hẳn, có những phong tục khác trước. Cuộc cách mạng công nghiệp đối với Anh có ư nghĩa quan trọng ngang với cuộc cách mạng chính trị đối với Pháp và cuộc cách mạng triết học đối với Đức. Và từ nước Anh năm 1760 đến nước Anh năm 1844 có một khoảng cách ít ra cũng lớn bằng khoảng cách giữa nước Pháp của ancien régine4 và nước Pháp của Cách mạng tháng Bẩy. Nhưng sản phẩm quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp ấy là giai cấp vô sản Anh.

Chúng ta thấy việc sử dụng máy móc đă dẫn đến sự ra đời của giai cấp vô sản như thế nào. Công nghiệp mở mang nhanh chóng đ̣i hỏi phải có bàn tay công nhân; tiền lương tăng lên và do đó từng đám lao động từ các khu nông nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị. Dân số tăng lên nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân tăng đó là thuộc về giai cấp công nhân. Mặt khác, ở Ireland, măi đến đầu thế kỷ XVIII t́nh h́nh mới được yên tĩnh; ở đây dân số đă giảm mất trên một phần mười do bị người Anh tàn sát một cách dă man trong các cuộc nổi dậy trước kia, ngày nay cũng tăng lên nhanh, đặc biệt là từ khi sự phát triển của công nghiệp bắt đầu thu hút rất nhiều người Ireland sang Anh. Những thành phố công xưởng và thương nghiệp lớn của Đại Britain đă mọc lên như thế, trong đó ít ra cũng có 3/4 dân số là thuộc giai cấp công nhân, c̣n giai cấp tiểu tư sản chỉ gồm những người tiểu thương và một số rất ít thợ thủ công. Nhưng, nền công nghiệp mới ra đời có thể lớn mạnh nhanh chóng như vậy, chỉ là v́ nó đă thay công cụ bằng máy móc, thay xưởng thợ thủ công bằng nhà máy, và do đó đă biến những người lao động trong giai cấp trung gian thành giai cấp vô sản lao động và bọn lái buôn lớn trước kia thành chủ xưởng; nó đă loại trừ giai cấp tiểu tư sản và khiến cho trong dân cư chỉ c̣n sự đối lập giữa công nhân và nhà tư bản. Và ngoài phạm vi công nghiệp theo nghĩa hẹp, trong ngành thủ công nghiệp và ngay cả trong thương nghiệp, hiện tượng tương tự cũng đă xảy ra. Thay thế những thợ cả và thợ bạn trước kia, một mặt là những nhà đại tư bản, và mặt khác là những công nhân không có chút triển vọng nào vươn lên khỏi địa vị giai cấp của ḿnh; nghề thủ công biến thành sản xuất trong công xưởng, việc phân công lao động được thực hiện hết sức chặt chẽ; và các thợ cả loại nhỏ, v́ không cạnh tranh được với các xí nghiệp lớn, cũng bị đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Đồng thời, với sự tiêu diệt sản xuất thủ công nghiệp trước kia, với sự biến mất của giai cấp tiểu tư sản, người lao động cũng mất hết mọi khả năng trở thành nhà tư sản. Trước đó, họ luôn có hi vọng lập được cho ḿnh một xưởng thợ và sau đó có thể thuê vài thợ bạn; nhưng bây giờ, khi mà chính các thợ cả đă bị các chủ xưởng loại trừ, khi mà muốn mở một xí nghiệp độc lập th́ phải có vốn lớn, th́ giai cấp công nhân mới thật sự trở nên trọn vẹn và cố định trong nhân dân, c̣n trước kia th́ địa vị của người lao động thường chỉ là giai đoạn quá độ để tiến lên địa vị anh tư sản. Bây giờ ai đă sinh ra là người lao động th́ không có triển vọng nào khác là suốt đời làm người lao động. Cũng v́ thế mà chỉ từ nay giai cấp vô sản mới có thể tiến hành những phong trào độc lập của ḿnh.

Quần chúng lao động hết sức đông đảo hiện tràn ngập cả nước Đại Britain ngày nay đă nảy sinh như vậy, địa vị xă hội của họ ngày càng bắt buộc thế giới văn minh phải chú ư đến.

T́nh cảnh của giai cấp công nhân cũng tức là t́nh cảnh của tuyệt đại đa số nhân dân Anh. Đó là vấn đề số phận của hàng triệu người không tài sản ấy như thế nào, những người làm ngày nào xào ngày ấy, những người mà trí sáng tạo và bàn tay lao động đă làm nên sự vĩ đại của nước Anh, những người ngày càng có ư thức về sức mạnh của ḿnh và ngày càng đ̣i hỏi cấp thiết hơn phần quyền lợi của họ trong tài sản xă hội; vấn đề ấy, từ ngày có Dự luật Cải cách, đă trở thành vấn đề của toàn dân tộc. Mọi cuộc tranh luận ít nhiều quan trọng của Nghị viện đều có thể qui vào vấn đề này, và mặc dù giai cấp tư sản Anh cho đến nay vẫn không muốn thừa nhận điều ấy, mặc dù họ t́m cách trốn tránh lờ tịt vấn đề lớn ấy và đưa lợi ích của bản thân họ lên thành lợi ích chân chính của dân tộc, những thủ đoạn ấy cũng chẳng giúp ích ǵ cho họ. Với mỗi kỳ họp Nghị viện, vấn đề giai cấp công nhân càng thêm quan trọng, c̣n lợi ích của giai cấp tư sản lại tụt xuống địa vị thứ yếu; và tuy trong Nghị viện, giai cấp tư sản là lực lượng chủ yếu, thậm chí là lực lượng duy nhất nữa, nhưng kỳ họp gần đây nhất vào năm 1844, vẫn là một cuộc thảo luận liên tục về vấn đề người lao động (dự luật về người nghèo, dự luật về công xưởng, dự luật về quan hệ giữa chủ và tớ). Thomas Duncombe, người đại diện cho giai cấp công nhân ở hạ nghị viện, là nhân vật trung tâm của kỳ họp ấy; trong khi đó giai cấp tư sản tự do với yêu sách đ̣i băi bỏ đạo luật về ngũ cốc, và giai cấp tư sản cấp tiến với đề nghị bỏ thuế, đă đóng một vai tṛ rất thảm hại. Ngay cả các cuộc tranh luận về Ireland, về thực chất cũng chỉ là tranh luận về t́nh cảnh của giai cấp vô sản Ireland và về các biện pháp nhằm giúp đỡ họ. Nhưng cũng đă đến lúc giai cấp tư sản Anh cần phải nhượng bộ những người lao động là những người không cầu xin nhưng đe dọa và yêu sách; v́ không lâu nữa sẽ có thể là quá muộn rồi.

Tuy vậy, giai cấp tư sản Anh, và nhất là bọn chủ xưởng là những kẻ trực tiếp làm giàu trên sự bần cùng của người lao động, lại không muốn biết ǵ về sự bần cùng ấy. Tự cho ḿnh là giai cấp mạnh nhất, là giai cấp đại diện của dân tộc, giai cấp tư sản lấy làm xấu hổ không dám vạch trần trước thế giới cái mụn lở ấy của nước Anh; họ không muốn thú nhận rằng những người lao động rất cùng cực, bởi v́ chính họ, giai cấp có của, giai cấp của các nhà công nghiệp, phải chịu trách nhiệm tinh thần về t́nh cảnh nghèo khổ ấy. Do đó mà những người Anh có học vấn - và trên lục địa, người ta chỉ biết có bọn này, - tức là giai cấp tư sản, thường cười mỉa mai khi người ta nói với họ về t́nh cảnh của người lao động, do đó mà toàn thể giai cấp tư sản đều có một đặc điểm là hoàn toàn không hiểu ǵ về người lao động; do đó mà họ mắc phải những điều lầm lẫn đáng buồn cười, ở trong cũng như ở ngoài Nghị viện, mỗi khi nói đến t́nh cảnh của giai cấp vô sản; do đó, họ vẫn tươi cười vô tư mà sống trên một miếng đất lún dần ngay dưới chân họ và bất cứ lúc nào cũng có thể sụp đổ - một ngày gần đây một tai họa như thế tất nhiên sẽ xảy ra cũng như là tác dụng của một định luật toán học hay cơ học; do đó mà có t́nh trạng lạ lùng là người Anh chưa hề có một quyển sách hoàn hảo nào nói về t́nh cảnh của công nhân nước họ, mặc dù là họ đă "nghiên cứu" và "cải thiện" t́nh cảnh ấy không biết bao nhiêu năm rồi. Nhưng cũng do đó mà sinh ḷng phẫn nộ sâu sắc của toàn thể giai cấp công nhân, từ Glasgow đến London, đối với những kẻ giàu có đă bóc lột có hệ thống những người lao động, rồi sau đó lại nhẫn tâm bỏ mặc thây họ. Ḷng phẫn nộ ấy chẳng bao lâu nữa (người ta hầu như có thể tính trước được) sẽ bùng nổ thành một cuộc cách mạng, mà nếu đem so sánh với cuộc cách mạng đó th́ cuộc cách mạng Pháp đầu tiên và năm 1794 chỉ là một tṛ chơi trẻ con.

Chú thích

1* Theo cuốn sách: Porter: "Progress of the Nation". London, 1836- I vol., 1838 - II vol., 1843 - III vol. (Porter. "Sự tiến bộ của dân tộc". London, tập I, 1836; Tập II, 1838, tập III, 1843) (theo những tài liệu chính thức) và theo nhiều nguồn tư liệu khác phần lớn cũng chính thức như vậy.

(Năm 1892). Ở đây khái luận lịch sử về cách mạng công nghiệp có một vài chi tiết chưa được chính xác, nhưng trong những năm 1843-1844 chưa có những nguồn tư liệu tốt hơn (Chú thích của Engels cho lần xuất bản bằng tiếng Đức năm 1892).

2 Tấn của Anh bằng 2240 pound, gần 1000 kg (Chú thích của người dịch).

3 Trong các bản tiếng Anh xuất bản năm 1887 và năm 1892, sau chữ "công nghiệp" có chữ "và thương nghiệp" (Chú thích của người dịch).

4 "chế độ cũ" (Chú thích của người dịch).


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]