Ănggen
Cách mạng và phản cách mạng ở Đức


[1] - Tác phẩm "Cách mạng và phản cách Tờ "New - York Daily Tribune" đã đăng các bài trong loạt bài này không có tiêu đề; năm 1896, khi xuất bản cuốn sách này bằng tiếng Anh, ê-lê-ô-no-ra Mác - ê-vê-linh đã bổ sung cho chúng các tiêu đề và các tiêu đề ấy vẫn được giữ nguyên cho đến lần xuất bản này - 10.

[2] - "Tribune" - tên gọi tắt tờ báo Mỹ "New - York Daily Tribune" ("Diễn đàn Niu Oóc hàng ngày") xuất bản từ năm 1841 đến năm 1924. Được nhà báo Mỹ kiêm nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Hô-ra-xơ Gri-li sáng lập, cho tới giữa những năm 50 thế kỷ XIX, tờ báo này là cơ quan ngôn luận của cánh tả đảng Vích Mỹ, sau đó là cơ quan của đảng cộng hoà. Trong các năm 40 - 50, báo này có các quan điểm tiến bộ, đấu tranh chống chế độ chiếm hữu nô lệ. Hàng loạt nhà văn và nhà báo lớn của Mỹ đã tham gia viết báo, một trong những biên tập viên của tờ báo từ cuối những năm 40 là Sác-lơ Đan-na, người chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Mác bắt đầu cộng tác với báo này từ tháng Tám 1851 và kéo dài suốt hơn mười năm, tới hết tháng Ba 1862: một số lớn các bài gửi cho báo này là do Ăng-ghen viết theo đề nghị của Mác. Các bài của Mác và Ăng-ghen gửi cho báo này bao hàm những vấn đề quan trọng nhất của tình hình chính trị trong nước và trên thế giới, của phong trào công nhân, của sự phát triển kinh tế ở các nước châu âu, của sự bành trướng thuộc địa, của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước bị áp bức và phụ thuộc v.v... Trong thời kỳ phản động diễn ra ở châu âu, hai ông đã dùng tờ báo Mỹ tiến bộ, được lưu hành rộng rãi này để vạch trần những thói xấu của xã hội tư bản chủ nghĩa bằng tài liệu cụ thể, vạch trần những mâu thuẫn vốn có không thể điều hoà được của xã hội này, cũng như để vạch ra tính chất hạn chế của nền dân chủ tư sản.

Toà soạn báo "New - York Daily Tribune" trong nhiều trường hợp đã có thái độ tuỳ tiện đối với các bài của Mác và Ăng-ghen như đăng một số bài không đề tên tác giả dưới dạng các bài xã luận của ban biên tập, trong một số trường hợp toà soạn còn chữa bản văn của các bài. Những việc làm này của toà soạn đã nhiều lần bị Mác phản đối. Từ mùa thu năm 1857, do khủng hoảng kinh tế ở Mỹ có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tờ báo, Mác đành phải hạn chế số bài viết cho "New - York Daily Tribune". Vào đầu cuộc Nội chiến ở Mỹ thì Mác hoàn toàn chấm dứt việc hợp tác với tờ báo này: đóng vai trò quan trọng trong sự đoạn tuyệt giữa tờ báo này với Mác là việc trong toà soạn có thêm những kẻ tán thành thoả hiệp với các bang có chế độ chiếm hữu nô lệ và tờ báo đã từ bỏ các quan điểm tiến bộ. - 13.

[3] - Chính sách phong toả của lục địa, hay còn gọi là sự phong toả của lục địa, do Na-pô-lê-ông công bố năm 1806, nghiêm cấm các nước ở lục địa châu âu tiến hành buôn bán với nước Anh. - 15.

[4] - Biểu thuế quan bảo hộ năm 1818 đã bãi bỏ các thuế quan nội địa trên đất Phổ và tạo tiền đề cho việc hình thành Liên minh thuế quan.

Liên minh thuế quan của các quốc gia Đức - liên minh này đã quy định ranh giới hải quan chung - là tổ chức được thành lập năm 1834 dưới sự lãnh đạo của Phổ. Dần dần liên minh này bao trùm tất cả các quốc gia Đức, trừ nước áo và mấy quốc gia nhỏ. Ra đời do cần thiết phải thành lập thị trường chung của Đức, Liên minh thuế quan đã thúc đẩy việc thống nhất nước Đức về mặt chính trị sau này. - 16.

[5] - ở đây muốn nói đến cuộc nổi dậy của thợ dệt Xi-lê-di các ngày 4 - 6 tháng Sáu 1844 - cuộc đụng độ giai cấp lớn đầu tiên giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ở Đức, cũng như cuộc nổi dậy của công nhân Séc hạ tuần tháng Sáu 1844. Phong trào của công nhân kèm theo việc phá các công xưởng và tiêu huỷ máy móc đã bị quân đội của chính phủ đàn áp rất dã man. - 19.

[6] - Hiệp bang Đức - một tổ chức hợp nhất các quốc gia Đức, ra đời ngày 8 tháng Sáu 1815 tại Đại hội Viên. Việc duy trì 36 quốc gia Đức với chế độ phong kiến chuyên chế của họ đã củng cố tình trạng phân tán về chính trị và kinh tế của Đức và cản trở sự phát triển tiến bộ của nước này.

Quốc hội hiệp bang - cơ quan trung ương của Hiệp bang Đức hợp ở Phran-phuốc trên sông Mai-nơ và bao gồm đại diện của các quốc gia Đức. Quốc hội hiệp bang là công cụ của chính sách phản động của các chính phủ Đức. - 22.

[7] - Tháng Năm 1834 đã thành lập cái gọi là Đồng minh thuế quan (Steuerverein) với thành phần bao gồm các quốc gia Đức - Han-nô-vơ, Brao-svai-gơ, ôn-đen-buốc và Sa-um-buốc - Lip-pê - quan tâm tới việc buôn bán với nước Anh Tới năm 1854 đồng minh riêng rẽ này bị tan vỡ, các thành viên của nó lại gia nhập Liên minh thuế quan. -22.

[8] - Tại Đại hội Viên năm 1914 - 1815, áo - Anh và nước Nga quân chủ, những nước cầm đầu thế lực phản động châu âu, đã lập lại bản đồ châu âu nhằm mục đích phục hồi các chế độ quân chủ chính thống, bất kể đến lợi ích của sự thống nhất quốc gia và độc lập của các dân tộc. -23.

[9] - ở đây nói đến cuộc Cách mạng tháng Bảy 1830 ở Pháp và các cuộc khởi nghĩa diễn ra sau đó ở một loạt nước châu âu: Bỉ, Ba Lan, Đức và I-ta-li-a. - 24.

[10] -. "Nước Đức trẻ" là nhóm văn học xuất hiện trong những năm 30 thế kỷ XIX ở Đức và chịu ảnh hưởng của Hai-nơ và Bớc-nơ. Thể hiện trong các tác phẩm văn nghệ và chính luận của mình tâm trạng đối lập của giai cấp tiểu tư sản, các nhà văn của nhóm "Nước Đức trẻ" (Gút-xcốp, Vin-bác, Mun-tơ ...) đã đứng ra bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tự do báo chí. các quan điểm của những thành viên nhóm "Nước Đức trẻ" có đặc điểm là non nớt về tư tưởng và mơ hồ về chính trị: ít lâu sau đa số các thành viên này đã thoái hoá thành những người theo chủ nghĩa tự do tư sản tầm thường. - 25.

[11] - G.W.F. Hegel. "Grundlinien der Philosophie des Rechis". Berlin, 1821 (G.V.Ph. Hê-ghen. "Nguyên lý triết học pháp quyền". Béc-lin, 1821). - 25.

[12] - "Berliner politisches Wochenbtt" (Tuần báo chính trị Béc-lin) - cơ quan ngôn luận tối phản động, được xuất bản từ năm 1831 cho đến hết năm 1841 với sự tham gia của nhiều đại biểu thuộc trường phái lịch sử pháp quyền. Nó được sự ủng hộ và bảo trợ của hoàng tử kế vị Phri-đrích - Vin-hem (từ năm 1840 là vua Phri-đrích - Vin-hem IV).

Trường phái lịch sử pháp quyền - là xu hướng phản động trong khoa học luật và sử, xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII. Thông qua các đại biểu nổi tiếng của mình (Hu-gô, Xa-vi-nhi, v.v.), trường phái này chống lại các tư tưởng dân chủ - tư sản của cách mạng tư sản Pháp. Về đặc điểm của xu hướng này xin xem các bài của Mác: "Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền" và "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Lời nói đầu" (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1978, t. 1, tr. 116 - 126 và 545 - 546).

Những người theo phái chính thống - những người bảo vệ triều đại Buốc-bông đã bị lật đổ ở Pháp năm 1792, một triều đại đại biểu cho lợi ích của chế độ thừa kế chiếm hữu ruộng đất lớn. Năm 1830 sau khi triều đại này bị lật đổ lần thứ hai, những người theo phái chính thống đã hợp nhất lại thành một đảng chính trị. - 27.

[13] - "Rheinische Zeitung fur Politik, Handel und Gewerbe" ("Báo tỉnh Ranh về các vấn đề chính trị, thương mại và công nghiệp") - nhật báo, xuất bản ở Khuên từ ngày 1 tháng Giêng 1842 đến ngày 31 tháng Ba 1843. Những người sáng lập ra tờ báo là những đại biểu của giai cấp tư sản vùng Ranh có tư tưởng chống đối chế độ chuyên chế Phổ. Hợp tác với báo này có cả một số người theo phái Hê-ghen trẻ. Từ tháng Tư 1842, C. Mác đã trở thành cộng tác viên của báo "Rheinische Zeitung", và từ tháng Mười năm đó là một trong những biên tập viên của tờ báo này. Tờ "Rheinische Zeitung" cũng đăng một loạt bài của Ph. Ăng-ghen. Với sự tham gia biên tập của Mác, tờ báo này bắt đầu mang tính chất dân chủ cách mạng ngày càng rõ rệt. Chính phủ Đức đã thi hành chế độ kiểm duyệt đặc biệt gắt gao đối với tờ "Rheinische Zeitung", cuối cùng đóng cửa tờ báo. -29.

[14] - Sechandlung (Công ty thương mại đường biển) - một tổ chức mậu dịch - tín dụng, được thành lập năm 1772 ở Phổ: tổ chức này có nhiều đặc quyền quốc gia quan trọng, đã cho chính phủ vay những khoản tiền lớn, trên thực tế nó thực hiện vai trò chủ ngân hàng. Năm 1904 tổ chức này chính thức trở thành ngân hàng quốc gia Phổ. - 31.

[15] - ở đây muốn nói đến chủ nghĩa xã hội Đức, hay là chủ nghĩa xã hội "chân chính" - một xu hướng phản động thịnh hành ở Đức trong những năm 40 thế kỷ XIX, chủ yếu trong hàng ngũ trí thức tiểu tư sản. Các đại biểu của "chủ nghĩa xã hội chân chính" - C. Grun. M. Hét-xơ, G. Cri-ghê, v.v. - thay các tư tưởng của chủ nghĩa xã hội bằng sự thuyết giáo đa cảm về tình yêu và tình huynh đệ và phủ nhận sự cần thiết của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Đức. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã phê phán xu hướng này trong các tác phẩm: "Hệ tư tưởng Đức", "Thông tri chống Cri-ghê", "Chủ nghĩa xã hội Đức dưới dạng thơ và văn xuôi", "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội, 1986, t. 3, tr. 623 - 740; 1987, t. 4, tr. 21 - 45, 287 - 340, 602 - 606. - 33.

[16] - "Đạo Thiên chúa Đức" - một phong trào tôn giáo xuất hiện năm 1844 ở một loạt quốc gia Đức và thu hút những tầng lớp đông đảo trong giai cấp tư sản hạng trung và nhỏ. Phong trào này chống lại các biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa thần bí và thói đạo đức giả trong nhà thờ Thiên chúa giáo. Bằng cách bác bỏ vai trò thống trị của giáo hoàng La Mã cũng như nhiều giáo lý và lễ nghi của nhà thờ Thiên chúa giáo, "những người theo đạo Thiên chúa Đức" muốn làm cho đạo Thiên chúa thích ứng với các nhu cầu của giai cấp tư sản Đức.

"Giáo đoàn tự do" - giáo đoàn tách khỏi nhà thờ Tin lành chính thức vào năm 1846 do ảnh hưởng của phong trào "Những người bạn của ánh sáng" - một trào lưu tôn giáo chống lại phái kiến thành thống trị trong nhà thờ Tin lành, đặc điểm của phái này là chủ nghĩa thần bí cực đoan và thói đạo đức giả. Sự đối lập về tôn giáo này là một trong các hình thức thể hiện sự bất mãn của giai cấp tư sản Đức những năm 40 thế kỷ XIX đối với các chế độ phản động ở Đức.

Năm 1859 "Giáo đoàn tự do" đã hợp nhất với các giáo đoàn "những người theo đạo Thiên chúa Đức". - 37.

[17] - Phái nhất thần - hay là phái chống lại tam vị nhất thể - những đại biểu của một trào lưu tôn giáo bác bỏ giáo lý về "Chúa ba ngôi". Trào lưu nhất thần ra đời từ thế kỷ XVI trong thời kỳ cải cách tôn giáo, là sự phản ánh cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân và bộ phận cấp tiến của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và nhà thờ phong kiến. Nhất thần luận du nhập vào Anh và Mỹ từ thế kỷ XVII. Thuyết nhất thần thế kỷ XIX đã đưa các yếu tố luân lý - đạo đức trong tôn giáo lên hàng đầu và lên tiếng chống lại mặt bề ngoài, mặt lễ nghi của tôn giáo. - 38.

[18] - Các chiến thắng của Na-pô-lê-ông ở Đức đã dẫn tới sự tan vỡ của cái gọi là Đế chế La Mã thần thánh của dân tộc Đức. Tháng Tám 1806, hoàng đế áo Phran-txơ I từ chối việc nhận chức hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh. Được thành lập từ thế kỷ X, đế chế này chưa phải là một quốc gia tập trung và chỉ là sự hợp nhất các công quốc phong kiến và các thành phố tự do thừa nhận quyền lực tối cao của hoàng đế. - 38.

[19] - Khẩu hiệu đòi có một nước Cộng hoà Đức thống nhất và không thể chia cắt đã được Mác và Ăng-ghen đề xuất từ trước khi nổ ra cách mạng (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội, 1987, t. 4, tr. 428 - 429). Khẩu hiệu này cũng được đưa ra thành điểm thứ nhất trong "Những yêu sách của Đảng cộng sản ở Đức" (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Việt. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật. Hà Nội, 1993, t. 5, tr. 11) - cương lĩnh chính trị của Liên đoàn những người cộng sản trong cuộc Cách mạng Đức do Mác và Ăng-ghen thảo ra tháng Ba 1848. - 39.

[20] - ở đây muốn nói đến cái gọi là cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1839 - 1842) - cuộc chiến tranh xâm lược của Anh chống Trung Quốc, mở đầu cho việc biến Trung Quốc thành một nước nửa thuộc địa. Một trong các điều khoản của Hoà ước Nam Kinh - một hiệp ước áp đặt cho Trung Quốc do hậu quả của cuộc chiến tranh này, - đã quy định việc mở thông năm cảng của Trung Quốc để buôn bán với nước ngoài, điều này đã tạo điều kiện cho người nước ngoài thâm nhập vào Trung Quốc. - 41.

[21] Tháng Hai - tháng Ba 1846, đồng thời với cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc ở Cra-cốp, đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa rất lớn của nông dân ở Ga-li-xi. Lợi dụng các mâu thuẫn giai cấp, nhà cầm quyền áo đã khéo tìm cách gây ra cuộc đụng độ giữa những người nông dân khởi nghĩa ở Ga-li-xi và giới quý tộc Ba Lan có ý đồ ủng hộ Cra-cốp. Cuộc khởi nghĩa nông dân bắt đầu bằng việc tước vũ khí các đơn vị quân quý tộc Ba Lan nổi dậy, đã mang tính chất một cuộc tàn phá hàng loạt các trang trại địa chủ. Sau khi tiêu diệt phong trào khởi nghĩa của giới quý tộc Ba Lan, Chính phủ áo cũng đàn áp luôn cả cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Ga-li-xi. - 42.

[22] ở đây nói đến cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân I-ta-li-a chống ách đô hộ của áo trong các năm 1848 - 1849. Cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng Ba 1848 sau cuộc nổi dậy toàn thắng của nhân dân miền Lôm-bác-đi thuộc quyền áo và ở tỉnh Vơ-ni-dơ. Dưới áp lực của quần chúng nhân dân, các quốc gia quân chủ ở I-ta-li-a, đứng đầu là Pi-ê-mông cũng đã tham chiến chống lại áo. Cuộc chiến tranh chống áo đã thất bại do hành động phản bội của các giai cấp thống trị I-ta-li-a sợ nước I-ta-li-a sẽ thống nhất bằng con đường cách mạng. - 52.

[23] Trích trường ca của Hai-nơ: "Nước Đức. Chuyện cổ tích mùa đông", chương VII. - 64.

[24] ở đây đề cập đến sự đình chiến trong cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ, ký kết ngày 26 tháng Tám 1848 giữa Đan Mạch và Phổ. Cuộc chiến tranh chống Đan Mạch bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa ở Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ, là một bộ phận của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức nhằm thống nhất nước Đức. Các chính phủ của các quốc gia Đức, trong đó có cả Phổ, dưới áp lực của quần chúng nhân dân đã buộc lòng phải tham chiến. Tuy nhiên, các giới cầm quyền Phổ trên thực tế đã không tổ chức các hoạt động chiến đấu và tháng Tám 1848 đã ký kết hiệp định đình chiến nhục nhã ở Man-mi-ô. Việc Quốc hội Phran-phuốc phê chuẩn hiệp định này vào tháng Chín 1848 đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ và dẫn tới cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Phran-phuốc. Mùa xuân 1849 chiến sự lại tái diễn ở Slê-dơ-vích - Hôn-stai-nơ, nhưng tới tháng Bảy 1850 Phổ đã ký hoà ước với Đan Mạch, nhờ thế Đan Mạch đã đập tan cuộc khởi nghĩa. - 64.

[25] Về các quan điểm của Ăng-ghen đối với số phận lịch sử của các dân tộc Xla-vơ nằm trong thành phần đế quốc áo, xin xem lời tựa viết cho bản tiếng Nga của tập này (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Nga. Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia. Mat-xcơ-va, 1957, t. 8, tr. IX - X). - 65.

[26] Các cuộc chiến tranh Hu-xơ - mang tên nhà yêu nước vĩ đại người Séc, lãnh tụ của phong trào cải cách tôn giáo ở Séc là I-an Hu-xơ (1369 - 1415) -là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Séc trong các năm 1419 -1434 chống bọn phong kiến Đức và nhà thờ Thiên chúa giáo. Trong thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh này, quân đội của những người theo phong trào Hu-xơ mà lực lượng chủ yếu bao gồm các đội quân nông dân - bình dân đã đánh lui năm cuộc thập tự chinh do giáo hoàng và hoàng đế Đức tổ chức để đánh xứ Séc. Do sự thoả hiệp phản bội của các phần tử quý tộc - thị dân Séc với các lực lượng phản động phong kiến nước ngoài mà cuộc khởi nghĩa của nhân dân bị thất bại. Phong trào Hu-xơ có ảnh hưởng lớn đến cuộc cải cách tôn giáo châu âu thế kỷ XVI dân chủ - cách mạng ở Đức và Hung-ga-ri. Một bộ phận các đại biểu đại hội thuộc phái cấp tiến từng tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Pra-ha tháng Sáu 1848 - đã bị đàn áp rất dã man. Những đại biểu còn lại ở Pra-ha của phái tự do - ôn hoà, ngày 16 tháng Sáu, đã tuyên bố hoãn các phiên họp của đại hội đến một thời gian không xác định. - 71.

[27] Đại hội Xla-vơ họp ngày 2 tháng Sáu 1848 ở Pra-ha, tại đại hội đã nổ ra cuộc đấu tranh giữa hai trào lưu trong phong trào dân tộc của các dân tộc Xla-vơ bị đế chế Háp-xbuốc áp bức. Phái hữu, tự do - ôn hoà gồm những người lãnh đạo đại hội (Pa-lat-xki, Sa-pha-rích), mưu toan giải quyết vấn đề dân tộc bằng con đường duy trì và củng cố chế độ quân chủ. Phái tả, dân chủ (Xa-bi-na, Phri-chơ, Li-ben-tơ ...) kiên quyết chống lại việc đó và mong muốn phối hợp hành động với các lực lượng dân chủ - cách mạng ở Đức và Hung-ga-ri. Một bộ phận các đại biểu đại hội thuộc phái cấp tiến từng tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Pra-ha tháng Sáu 1848 đã bị đàn áp rất dã man. Những đại biểu còn lại ở Pra-ha của phái tự do - ôn hoà, ngày 16 tháng Sáu, đã tuyên bố hoãn các phiên họp của đại hội đến một thời gian không xác định. -71.

[28] - Hai-nơ. "Người gác đêm đến Pa-ri" (tập "Những bài thơ hiện đại"). -74.

[29] - Ngày 10 tháng Tư 1848 ở Luân Đôn, phái Hiến chương đã dự định tổ chức một cuộc biểu tình của quần chúng để đi đến toà nhà quốc hội đưa đơn thỉnh nguyện thông qua bản Hiến chương nhân dân. Chính phủ đã ra lệnh cấm biểu tình, quân đội và cảnh sát được đưa về Luân Đôn để ngăn chặn việc tiến hành biểu tình. Những người lãnh đạo phái Hiến chương, trong đó có nhiều người tỏ ra dao động, đã quyết định không tiến hành biểu tình nữa và kêu gọi quần chúng giải tán. Sự thất bại của cuộc biểu tình đã được các lực lượng phản động lợi dụng để tấn công công nhân và đàn áp phái Hiến chương. - 75.

[30] - Ngày 16 tháng Tư 1848 cuộc biểu tình hoà bình của công nhân ở Pa-ri mang theo đơn thỉnh nguyện gửi chính phủ lâm thời về việc "tổ chức lao động" và "huỷ bỏ chế độ người bóc lột người" đã bị đội vệ binh quốc gia tư sản ngăn chặn, bọn này được huy động để chuyên lo việc chống biểu tình. Ngày 15 tháng Năm 1848 trong lúc nổ ra cuộc biểu tình của nhân dân, công nhân và thợ thủ công Pa-ri đã đột nhập vào phòng họp của Quốc hội lập hiến, tuyên bố giải thể nó và thành lập chính phủ cách mạng. Nhưng những người biểu tình ngay sau đấy đã bị đội vệ binh quốc gia và quân đội kịp đến giải tán. Các lãnh tụ của công nhân (Blăng-ki, v.v.) đã bị bắt. - 75.

[31] - Ngày 15 tháng Năm 1848, vua xứ Na-plơ là Phéc-năng-đi II, kẻ được mệnh danh là vua - Bom vì vụ bắn phá Mét-xi-na tháng Giêng 1848, đã đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân, giải tán đội vệ binh quốc gia, giải tán nghị viện và huỷ bỏ các cải cách đã được tiến hành vào tháng Hai 1848 do áp lực của quần chúng nhân dân. -75.

[32] - Các quy tắc tạm thời về báo chí xuất bản do Chính phủ áo công bố ngày 1 tháng Tư 1848 yêu cầu phải nộp một khoản tiền ký quỹ lớn để được quyền ra báo. Việc duy trì sự kiểm duyệt và thẩm quyền xét xử những người có "các tội trạng về xuất bản" được dành cho toà án hành chính (chứ không phải toà bồi thẩm) đã tạo khả năng cho các quan chức chính phủ ngăn giữ được việc xuất bản bất kỳ ấn phẩm nào.

Hiến pháp ngày 25 tháng Tư 1848 đã quy định điều kiện cao về tài sản và điều kiện định cư khi bầu cử vào Quốc hội, đã thành lập hai viện: thượng và hạ nghị viện và duy trì các cơ quan đại diện của các đẳng cấp ở tỉnh. Hiến pháp đã chuyển quyền hành chính và chỉ huy các lực lượng vũ trang cho hoàng đế và trao cho ông ta quyền bãi bỏ các luật đã được các nghị viện thông qua.

Luật bầu cử ngày 11 tháng Năm 1848 đã tước bỏ quyền bầu cử của công nhân, những người làm công nhật và người hầu. Một số thượng nghị sĩ do hoàng đế cử ra, một số khác thì được bầu ra trong số những người nộp số tiền thuế cao nhất trên cơ sở các cuộc bầu cử hai cấp. Các cuộc bầu cử vào hạ nghị viện cũng được tiến hành theo hai cấp như vậy. - 80.

[33] - Ngày 13 tháng Tám 1849 quân đội Hung-ga-ri do Guếc-gây, kẻ phản bội sự nghiệp cách mạng, chỉ huy, đã đầu hàng ở Vi-la-gốt, và nộp mình cho các đơn vị quân đội Nga hoàng được đưa đến để đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Hung-ga-ri. - 92.

[34] - "Neue Rheinische Zeitung. Organ der Demokratic" ("Báo mới vùng Ranh. Cơ quan của phong trào dân chủ") ra hàng ngày ở Khuên do Mác chủ biên từ ngày 1 tháng Sáu 1848 đến ngày 19 tháng Năm 1849. Ban biên tập gồm có cả Ăng-ghen, V. Vôn-phơ, G. Véc-thơ, Ph. Vôn-phơ, E. Đrôn-ke, Ph. Phrai-li-grát và G. Buyếc-ghét-xơ.

Là cơ quan chiến đấu của phái vô sản trong phong trào dân chủ. tờ ""Neue Rheinische Zeitung" đã đóng vai trò người giáo dục quần chúng nhân dân, đưa họ vào cuộc đấu tranh chống bọn phản cách mạng. Các bài xã luận xác định lập trường của tờ báo về các vấn đề quan trọng nhất của cách mạng Đức, cách mạng châu âu, thường do Mác và Ăng-ghen viết.

Lập trường kiên quyết, không khoan nhượng của tờ báo, chủ nghĩa quốc tế chiến đấu của nó, việc xuất hiện trên các trang báo những điều vạch trần về chính trị nhằm chống Chính phủ Phổ và chống chính quyền địa phương ở Khuên, - tất cả những cái đó, ngay từ những tháng đầu tồn tại của tờ báo, đã làm cho tờ báo bị báo chí quân chủ phong kiến và tư sản tự do hãm hại cũng như bị chính phủ truy bức, nhất là sau cuộc đảo chính phản cách mạng ở Phổ.

Bất chấp tất cả những sự truy bức và ngăn cản của cảnh sát, tờ "Neue Rheinische Zeitung" vẫn dũng cảm đấu tranh bảo vệ các lợi ích của nền dân chủ cách mạng, lợi ích của giai cấp vô sản. Tháng Năm 1849, trong hoàn cảnh thế lực phản cách mạng tấn công toàn diện, Chính phủ Phổ lợi dụng việc Mác chưa được nhận quốc tịch Phổ đã ra lệnh trục xuất ông ra khỏi lãnh thổ Phổ. Việc trục xuất Mác và khủng bố các biên tập viên khác của tờ "Neue Rheinische Zeitung" là nguyên nhân làm cho tờ báo phải đình bản. Số cuối cùng, số 301 của báo "Neue Rheinische Zeitung" được in màu đỏ ra ngày 19 tháng Năm 1849. Trong lời từ biệt công nhân, các biên tập viên của báo đã tuyên bố rằng "sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào vẫn sẽ là tiếng nói cuối cùng của họ!". -92.

[35] - Các trường Lan-kê-xtơ là các trường tiểu học mang tên nhà sư phạm Anh Giô-dép Lan-kê-xtơ (1778 - 1831) dành cho trẻ em con nhà nghèo, trong các trường này người ta áp dụng phương pháp dạy lẫn nhau. Những học sinh lớp lớn, học khá hơn, được sử dụng để dạy các học sinh khác, đẻ bổ sung cho tình trạng thiếu giáo viên. Trường Lan-kê-xtơ là loại trường được phổ biến rộng rãi ở Anh và một số nước khác hồi nửa đầu thế kỷ XIX. - 95.

[36] - Năm 1636, Giôn Hem-pơ-đen, sau này là một trong những nhà hoạt động nổi tiếng của cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII, đã không chịu nộp "thuế tầu bè" cho các nhân viên thu thuế của nhà vua, một loại thuế không được hạ nghị viện thông qua. Vụ án do Hem-pơ-đen không chịu nộp thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lực lượng chống chế độ chuyên chế trong xã hội Anh.

Mở đầu cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Bắc Mỹ của Anh (1775-1783) là cuộc đấu tranh của những người Mỹ chống thuế và thuế quan do Chính phủ Anh áp dụng ở các thuộc địa. Năm1766 do bị phản đối, nghị viện Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ thuế tem vừa áp dụng năm trước. Sau đó người Mỹ tuyên bố tẩy chay những hàng hoá của Anh bị đánh thuế gián tiếp. Năm 1773 mưu toan dùng bạo lực đẻ đưa chè vào Mỹ - loại chè này bị đánh thuế phụ thu cao - đã kết thúc bằng sự tiêu huỷ toàn bộ số chè này ở cảng Bố-xtơn. Tất cả những vụ đụng độ này đã làm cho sự xung đột căng thẳng thêm và làm cho cuộc khởi nghĩa của các thuộc địa ở Mỹ chống lại Anh, sớm nổ ra hơn. - 99.

[37] - Ngày 21 tháng ba 1848, theo sáng kiến của các bộ trưởng tư sản Phổ mong muốn khôi phục uy tín của nhà vua, tại Béc-lin, người ta tổ chức một buổi xuất hành long trọng của nhà vua cùng với các cuộc diễu hành ủng hộ việc thống nhất nước Đức. Vua Phri-đrích Vin-hem IV đã đi ngựa qua các đường phố Béc-lin, cánh tay áo đeo băng vàng - đen - đỏ tượng trưng cho nước Đức thống nhất, và nói những lời yêu nước giả tạo, giả nhân giả nghĩa tự xưng mình là một chiến sĩ tích cực đấu tranh cho "tự do và thống nhất của nước Đức". - 114.

[38] - Ngày 17 tháng Năm 1849 tại Béc-lin đã khai mạc hội nghị với sự tham gia của Phổ, Dắc-den, Han-nô-vơ, Ba-vi-e và Vuyếc-tem-béc nhằm mục đích xét lại cái gọi là hiến pháp đế chế do Quốc hội Phran-phuốc thảo ra. Do kết quả hội nghị, ngày 26 tháng Năm 1849 hiệp định giữa các vua Phổ, Dắc-den và Han-nô-vơ ("sự liên minh của ba vua") đã được ký kết, cho tới tháng Tám 1849 đã có thêm 29 quốc gia Đức nữa tham gia hiệp định này. Theo hiệp định, hiến pháp đế chế được làm cho thích ứng với những lợi ích của chế độ quân chủ, vua Phổ phải trở thành nhiếp chính của đế chế, đồng thời đè ra việc thành lập Quốc hội gồm hai viện. "Sự liên minh" này là mưu đồ của chế độ quân chủ Phổ muốn giành bá quyền ở Đức. Tuy nhiên, dưới áp lực của áo và Nga, nước Phổ đã buộc phải rút lui và ngay tháng Mười một 1850 đã phải từ bỏ "liên minh" này. - 118.

[39] - Tại nhà thờ Thánh Pôn ở Phran-phuốc trên sông Mai-nơ từ 18 tháng Năm 1848 đến 30 tháng Năm 1849 đã diễn ra các phiên họp của Quốc hội toàn Đức. - 134.

[40] - Bài cuối cùng của loạt bài "Cách mạng và phản cách mạng ở Đức" không được đăng trên báo "New - York Dai-ly Tribune". Trong bản in tiếng Anh năm 1896 cũng như trong một loạt lần tái bản sau này, bài của Ăng-ghen "Vụ án mới đây ở Khuên" (xem tập này, tr. 529 - 537) vốn không nằm trong loạt bài này, đã được lấy làm bài cuối cùng. -138.