K.Marx - F.Enggels
Tiểu luận về chiến tranh


Chú thích

[1]. "Lời kêu gọi thứ nhất của Tồng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ" (the General Council of the International Working-men's Association on the War") do C.Mác viết từ ngày 19- 23 tháng Bảy 1870. Ngày 19 tháng Bảy 1870, ngày nổ ra cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Tổng hội đồng trao cho Mác thảo lời kêu gọi về cuộc chiến tranh ấy; lời kêu gọi được ủy ban thường vụ của Tổng hội đồng thông qua ngày 23 tháng Bảy rồi được nhất trí phê chuẩn tại phiên họp của Tổng hội đồng ngày 26 tháng Bảy 1870. Lời kêu gọi đăng lần đầu tiên bằng tiếng Anh trên tờ báo Luân Đôn "The Pall Mall Gazette" ("Báo Pen-men") số 1702, ngày 28 tháng Bảy 1870, và mấy ngày sau in thành 1.000 bản dưới hình thức truyền đơn. Lời kêu gọi cũng được hàng loạt tờ báo các tỉnh ở Anh đăng toàn văn và một phần, được gửi cho Ban biên tập báo "The Times" ("Thời báo"), nhưng báo này không đăng.

Vì bản in lần thứ nhất của lời kêu gọi sắp sửa hết và số lượng phát hành rất ít so với nhu cầu, ngày 2 tháng Tám 1870 Tổng hội đồng quyết định phát hành bổ sung với số lượng 1.000 bản. Tháng Chín 1870: lời kêu gọi thứ nhất được tái bản bằng tiếng Anh cùng với lời kêu gọi thứ hai của Tổng hội đồng về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ; trong bản in này, Mác đã sửa những chỗ in sai trong bản in lần thứ nhất.

Ngày 9 tháng Tám. Tổng hội đồng cử một tiểu ban để dịch lời kêu gọi thứ nhất ra tiếng Đức và tiếng Pháp và để truyền bá nó. Tham gia tiểu ban này có Mác, I-ung, Xéc-rai-ơ và Ếch-ca-ri-út. Lời kêu gọi được đăng lần đầu tiên bằng tiếng Đức trên tờ "Der Volksslaatl" số 63, ngày 7 tháng Tám 1870 theo bản dịch của V. Líp-nếch. Nhận được lời kêu gọi bằng tiếng Đức. Mác đã sửa chữa về căn bản bản dịch và dịch lại hầu như toàn văn. Bản dịch mới ra liếng Đức của lời kêu gọi được in ở Giơ-ne-vơ trong tạp chí "Der Vorbote" số 8, tháng Tám 1870 và cũng xuất bản riêng dưới hình thức truyền đơn. Năm 1891, vào dịp kỷ niệm 20 năm Công xã Pa-ri. Ph. Ăng-ghen đã cho in lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai của Tổng hội đồng trong bản in tiếng Đức "Nội chiến ở Pháp" do nhà xuất bản của tờ "Vorwärts" xuất bản ở Béc-lin. Việc dịch lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai cho lần xuất bản này là do bà Lu-i-da Cau-xky tiến hành có sự theo dõi của Ăng-ghen.

Lời kêu gọi bằng tiếng Pháp được đăng vào tháng Tám 1870 trên tờ "L'Égalité" và trên tờ "L'Internationale" số 82, ngày 7 tháng Tám 1870 và "Le Mirabeau" số 55, ngày 7 tháng Tám 1870. Lời kêu gọi cũng được xuất bản bằng tiếng Pháp dưới hình thức truyền đơn theo bản dịch của tiểu ban của Tổng hội đồng. Lời kêu gọi thứ nhất bằng tiếng Nga được in lần đầu vào tháng Tám- tháng Chín 1870 trên tờ "Sự nghiệp nhân dân" số 6 - 7 tháng Tám- tháng Chín 1870 ở Giơ-ne-vơ; năm 1905, lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai được đưa vào bản in "Nội chiến ở Pháp" với sự biên tập của V.I. Lê-nin theo bản dịch tiếng Đức in năm 1891 (xem chú thích 191). Về sau lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai về chiến tranh Pháp- Phổ được in nhiều lần bằng tiếng Nga cùng với tác phẩm chính "Nội chiến ở Pháp".

"Der Volksstaal" ("Nhà nước nhân dân")- cơ quan trung ương của Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức (phái Ai-dơ-nắc) xuất bản ở Lai-pxích từ ngày 2 tháng Mười 1869 đến ngày 29 tháng Chín 1876 (mỗi tuần hai kỳ, từ tháng Bảy 1873 mỗi tuần ba kỳ). Tờ báo biểu hiện quan điểm của phái cách mạng trong phong trào công nhân Đức. Do ngôn luận cách mạng táo bạo của nó, tờ báo thường xuyên bị chính phủ và cảnh sát hãm hại. Thành phần ban biên lập của nó không ngừng biến động vì các biên tập viên bị truy bắt, nhưng sự lãnh đạo chung của tờ báo vẫn nằm trong tay V. Líp-nếch, A. Bê-ben phụ trách việc xuất bản tờ "Volksstaat" đã giữ vai trò quan trọng trong tờ báo. Mác và Ăng-ghen là cộng lác viên của tờ báo ngay từ khi nó được thành lập, thường xuyên giúp đỡ ban biên tập và chấn chỉnh có hệ thống đường lối của nó. Mặc dầu có những khuyết điểm và sai lầm cá biệt. "Volksstaat" là một trong những tờ báo công nhân ưu tú trong những năm 70 thế kỷ XIX.

"Der Vorbote"("Người tiên khu")- tạp chí ra hàng tháng, cơ quan chính thức của chi bộ người Đức của Quốc tế ở Thụy Sĩ; xuất bản bằng liếng Đức ở Giơ-ne-vơ từ năm 1866 đến năm 1871; chủ bút là I. Ph. Bếch-cơ. Nhìn chung tạp chí thực hiện đường lối của Mác và Tổng hội đồng, đăng có hệ thống các văn kiên của Quốc tế và đưa tin tức về hoạt động của các chi bộ của Hội liên hiệp công nhân ở các nước.

"L' Égalité" ("Bình đẳng")- tờ tuần báo Thụy Sĩ, cơ quan của Hội liên hiệp vùng nói tiếng Rô-man của Quốc tế, xuất bản ở Giơ-ne-vơ bằng tiếng Pháp từ tháng Chạp 1868 đến tháng Chạp 1872. Từ tháng Chạp 1869 đến tháng Giêng 1870 những phần tử Ba-cu-nin như Pe-rông, Rô-bin, v.v. chui vào ban biên tập của tờ báo định lợi dụng nó để đả kích Tổng hội đồng của Quốc tế. Nhưng tháng Giêng 1870, Ủy ban hội liên hiệp vùng nói tiếng Rô-man đã thay đổi được thành phần ban biên tập và loại trừ được những phần tử Ba cu-nin, sau đó tờ báo lại ủng hộ đường lối củaTổng hội đồng.

"L' lnternationale" ("Quốc tế")- tuần báo Bỉ, cơ quan của chi bộ Bỉ của Quốc tế; xuất bản ở Bruy-xen từ năm 1869 đến năm 1873 với sự tham gia trực tiếp của Đơ Páp. Tờ báo đăng các văn kiện của Quốc tế.

"Le Mirabeau" ("Mi-ra-bô")- tuần báo Bỉ xuất bản ở Véc-vi-ê từ năm 1868 đến năm 1874, cơ quan của chi bộ Bỉ của Quốc tế.

"Sự nghiệp nhân dân"- tờ báo (từ tháng tư 1870 là tạp chí) do một nhóm các nhà cách mạng Nga lưu vong xuất bản ở Giơ-ne-vơ trong những năm 1868 - 1870; số đầu do Ba-cu-nin chủ biên, từ tháng Mười 1868, ban biên tập có N. U-tin và những người khác tham gia, đã đoạn tuyệt với Ba-cu-nin và phản đối quan điểm của y; từ tháng Tư 1870 là cơ quan của chi bộ Nga của Hội liên hiệp công nhân quốc tế thực hiện đường lối của Mác và Tổng hội đồng, đăng các văn kiên của Quốc tế.-9.

[2]. Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, toàn tập, tiếng Nga. Nhà xuất bản sách chính trị Mál-xcơ-va: 1960. t.16. tr. 11.- 9.

[3]. Tháng Năm 1870, chính phủ của Na-pô-lê-ông III tiến hành cuộc trưng cầu dân ý (cuộc đầu phiếu toàn dân) hòng củng cố chế độ đang lung lay của nền Đế chế thứ hai, một chế độ đã gây ra sự bất bình của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Vấn đề đưa ra biểu quyết được nêu lên là không được tỏ ý không tán thành chính sách của nền Đế chế thứ hai mà không đồng thời biểu thị phản đối mọi cải cách dân chủ. Bất chấp mánh khóe mị dân ấy, cuộc trưng cầu dân ý vẫn chứng tò sự phát triển của lực lượng chống đối chính phủ: 1.5 triệu phiếu phản đôi chính phủ. 1.9 triệu người không tham gia bỏ phiếu. Để chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý, chính phủ đã tổ chức một chiến dịch đàn áp rộng lớn đối với phong trào công nhân, sử dụng trên quy mô lớn sự vu cáo các tổ chức công nhân, xuyên tạc mục đích của những tổ chức này và đem sự "khùng bố đỏ" ra dọa nạt tầng lớp trung gian.

Hội hên hiệp Pa-ri của Quốc tế và liên hiệp công đoàn ở Pa-ri ngày 24 tháng Tư 1870 đã ra một bản tuyên bố vạch trần trò trưng cầu dân ý của phái Bô-na-pác-tơ và kêu gọi công nhân tẩy chay bỏ phiếu. Đêm trước cuộc trưng cầu dân ý, các hội viên của Hội liên hiệp Pa-ri đã bị bắt với tội danh do cảnh sát bịa ra là âm mưu ám sát Na-pô-lê-ông III; chính phủ đã lợi dụng tội danh ấy để tổ chức một chiến dịch lớn truy tố và lùng bắt các thành viên của Quốc tế ở các thành phố ở Pháp. Trong phiên tòa xét xử các thành viên của Hội liên hiệp Pa-ri tiến hành từ ngày 22 tháng Sáu đến 5 tháng Bảy 1870 tính chất giả dối của tội danh âm mưu ấy đã hoàn toàn bị bóc trần; song nhiều hội viên của Quốc tế ở Pháp đã bị tòa án của Bô-na-pác-tơ xử tù chỉ vì tham gia Hội liên hiệp công nhân quốc tế.

Sự hãm hại Quốc tế ở Pháp đã gây ra sự phản đối rộng rãi của giai cấp công nhân.- 10.

[4]. Ý nói đến cuộc chính biến do Lu-i Bô-na-pác-tơ tiến hành ngày 2 tháng Chạp 1851 mở đầu sự tồn tại của chính thể Bô-na-pác-tơ của Đế chế thứ hai.- 10.

[5]. "Le Réveil" ("Thức tỉnh")- tuần báo Pháp từ tháng Năm 1869 ra hàng ngày, cơ quan của phái cộng hòa cánh tả xuất bản ở Pa-ri từ tháng Bảy 1868 đến tháng Giêng 1871 do S. Đê-lê-cluy-dơ chủ biên. Từ tháng Mười 1870 phản đối chính phủ quốc phòng.- 11.

[6]. "La Marseillaise" ("Mác-xây-e") - nhật báo Pháp, cơ quan của những người cộng hòa cánh tả, xuất bản ở Pa-ri từ tháng Chạp 1869 đến tháng Chín 1870. Tờ báo thường xuyên đăng những tài liệu về hoạt động của Quốc tế và về phong trào công nhân.-11.

[7]. Ý nói đến "Hội nghị 10 tháng Chạp" (tên gọi để kỷ niệm sự trúng cử tổng thống nước Cộng hòa Pháp của người bảo hộ hội này là Lu-i Bô-na-pác-tơ vào ngày 10 tháng Chạp 1848)- đoàn thể bí mật của phe Bô-na-pác-tơ thành lập năm 1849, chủ yếu gồm những phần tử trụy lạc, phiêu lưu chính trị, quân phiệt v.v.. Mặc dù về hình thức hội này đã giải tán vào tháng Mười một 1850 nhưng trên thực tế các hội viên hội này vẫn tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Bô-na-pác-tơ và tích cực tham gia cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp 1851, Mác đã giới thiệu tỉ mỉ về Hội ngày 10 tháng Chạp trong tác phẩm "Ngày mười tám tháng Sương mù của Lu-i Bô-na-pác-tơ" (Xem C.Mác và Ph. Ăng-ghen, toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, 1993. t.8, tr. 209-214).

Cuộc biểu tình mang tính chất sô vanh để ủng hộ kế hoạch cướp đoạt của Lu-i Bô-na-pác-tơ do phái Bô-na-pác-tơ tổ chức ngày 15 tháng Bảy 1870 có sự phối hợp của cảnh sát.- 12.

[8]. Trận Xa-đô-va- diễn ra ngày 3 tháng Bảy 1866 ở Séc giữa quân đội Áo- Dắc-den với quân đội Phổ, là trận đánh có tính chất quyết định trong cuộc chiến tranh Áo- Phổ năm 1866, kết thúc bằng thắng lợi của Phổ. Trong lịch sử, trận đánh này cũng gọi là trận Khuê-ních-grét-xơ (hiện nay là Gra-đét-xơ- Cra-lốp). - 12.

[9]. Đại hội công nhân ở Brao-svai-gơ ngày 16 tháng Bảy và ở Hem-nít-xơ ngày 17 tháng Bảy 1870 do những người lãnh đạo Đảng công nhân dân chủ xã hội Đức (phái Ai-dơ-nắc) triệu tập để phản đối chính sách cướp đoạt của giai cấp thống trị.

Mác trích nghị quyết của Đại hội Brao-svai-gơ ngày 16 tháng Bảy 1870 trong báo "Volksstaat" số 58, ngày 20 tháng Bảy 1870.- 14.

[145]. "Lời kêu gọi thứ hai của Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ" ("Second Address of the General Council of the lnternational Working-Men's Association on the War") do Mác viết vào khoảng ngày 6 và 9 tháng Chín 1870.

Ngày 6 tháng Chín 1870, Tổng hội đồng Quốc tế nghiên cứu tình hình mới hình thành bởi sự sụp đổ của nền Đế chế thứ hai và sự mở đầu của giai đoạn mới của chiến tranh đã quyết định ra bản tuyên ngôn thứ hai về cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và cử ra một ủy ban để làm việc đó gồm có Mác, l-ung, Min-nơ và Xéc-rai-ơ.

Thảo lời kêu gọi này, Mác đã sử dụng những tài liêu mà Ăng-ghen gửi cho ông trong đó vạch trần mưu toan của bọn quân phiệt, địa chủ và tư sản Phổ hòng viện ra những lý do quân sự chiến lược để bào chữa cho dã tâm thôn tính đất đai nước Pháp của chúng. Lời kêu gọi do Mác viết được nhất trí thông qua trong phiên họp chuyên đề do Tổng hội đồng triệu tập ngày 19 tháng Chín 1870 và được phân phát cho tất cả các tờ báo tư sản ở Luân Đôn, những tờ báo này đã lờ tịt lời kêu gọi, trừ tờ "Pall Mall Gazetle" đã trích đăng ngày 16 tháng Chín 1870. Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Chín, lời kêu gọi được xuất bản bằng tiếng Anh dưới hình thức truyền đơn với số lượng 1.000 bản, cuối tháng Chín xuất bản bản in mới đăng cả lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai. Bản in này đã đính chính những chỗ in sai của bản in thứ nhất và có sửa chữa cá biệt về chữ nghĩa.

Việc dịch lời kêu gọi thứ hai ra tiếng Đức do Mác tiến hành, khi dịch, Mác đã bổ sung mấy câu hướng vào công nhân Đức và đã lược bỏ mấy chỗ. Bản dịch ấy đăng trên tờ "Volksstaat" số 76, ngày 21 tháng Chín 1870 và trên tạp chí "Vorbote" sồ 10- 11 tháng Mười tháng Mười một 1870 cũng như xuất bản ờ Giơ-ne-vơ dưới hình thức truyền đơn. Năm 1891 Ăng-ghen đã xuất bản lời kêu gọi thứ hai trong bản in bằng tiếng Đức tác phẩm "Nội chiến ở Pháp"; việc dịch ra tiếng Đức cho bản in này do bà Lu-i-da Cau-xcai-a tiến hành có sự theo dõi của Ăng-ghen.

Lời kêu gọi thứ hai bằng tiếng Pháp đã đăng trên tờ "Intemationale" (số 93, ngày 23 tháng Mười 1870) và đăng một phần (chưa đăng hết) trên tờ "Égalilé" số 35, ngày 4 tháng Mười 1870).

Lời kêu gọi thứ hai bằng tiếng Nga xuất bản lần đầu năm 1905 trong cuốn "Nội chiến ở Pháp" dịch từ bản in bằng tiếng Đức năm 1891 do V.I.Lê-nin hiệu đính.-362.

[146]. Năm 1618 hầu quốc Bran-đen-buốc hợp nhất với công quốc Phổ (Đông Phổ) hình thành vào đầu thế kỷ XVI trên cơ sở lãnh địa của đoàn kỵ sĩ Tơ-tông và thần thuộc nước cộng hòa quý tộc Ba lan. Với tính cách lãnh địa của Phổ, hầu quốc Bran-đen-buốc vẫn là chư hầu của Ba Lan cho đến năm 1657 khi hầu quốc này lợi dụng khó khăn của Ba Lan trong cuộc chiến tranh với Thụy Điển đã giành được sự thừa nhận chủ quyền của nó đối với lãnh địa Phổ.-365.

[147]. Ý nói đến hòa ước Ba-lơ do Phổ ký riêng với nước Cộng hòa Pháp ngày 5 tháng Tư 1795 gây ra sự tan rã của liên minh chống Pháp lần thứ nhất của các nước châu Âu -366.

[148]. Tháng Mười 1865 trong cuộc hội kiến ở Bi-a-rít-dơ. Bi-xmác đã đạt được ở Na-pô-lê-ông III sự đồng ý thực tế của Pháp đối với sự liên minh của Phổ với l-la-li-a và đối với cuộc chiến tranh của Phổ chống Áo; đồng ý như thế Na-pô-lê-ông III tính toán sẽ can thiệp có lợi cho mình vào cuộc xung đột này khi Phổ thất bại.

Đầu cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 1870- 1871, bộ trưởng Bộ ngoại giao của chính phủ Nga hoàng Goóc-tra-côp trong cuộc đàm phán với Bi-xmác ở Béc-lin đã tuyên bố rằng Nga sẽ giữ sự trung lập thiện chí trong chiến tranh và sẽ gây sức ép ngoại giao đối với Áo; về phía mình. Chính phủ Phổ hứa không gây trở ngại cho nước Nga của Nga hoàng trong chính sách của nước này đối với vấn đề phương Đông. -368.

[149]. Mác nói đến thắng lợi của thế lực phong kiến phản động ở Đức sau khi sự thống trị của Na-pô-lê-ông sụp đổ. Thành quả của cuộc chiến tranh giải phóng chống lại sự thống trị của Na-pô-lê-ông I mà các tầng lớp đông đảo của nhân dân Đức tham gia cùng với nhân dân nhiều nước châu Âu khác đã bị bọn thống trị ở các nước phong kiến chuyên chế châu Âu dựa vào giai cấp quý tộc phản động lợi dụng. Liên minh phản cách mạng của các vua chúa, tức Đồng minh thần thánh mà Áo, Phổ và nước Nga của Nga hoàng là hạt nhân đã làm chủ vận mệnh các nước châu Âu. Với sự thành lập Liên bang Đức (xem chú thích 29), tình trạng cát cứ phong kiến đước duy trì ở Đức, chế độ phong kiến chuyên chế được củng cố, mọi đặc quyền của giai cấp quý tộc được duy trì, sự bóc lột có tính chất nửa nông nô đối với nông dân được tăng cường trong các quốc gia ở Đức.- 369.

[150]. "Manifest des Ausschusses der social-demokratischen Arbeiterpartei. An alle deutschen Arbeiter!" ("Tuyên ngôn của ủy ban Đảng công nhân dân chủ xã hội. Gửi toàn thể công nhân Đức!"). Bản tuyên ngôn này được phát hành dưới hình thức truyền đơn ngày 5 tháng Chín 1870 và đăng trên tờ "Volksstaat" số 73, ngày 11 tháng Chín 1870. (Về bản tuyên ngôn cũng xem chú thích 142).- 370.

[151]. Ý nói đến cuộc khởi nghĩa anh dũng của công nhân Pa-ri ngày 23- 26 tháng Sáu 1848.- 371.

[152]. Mác nói đến cuộc vận động của công nhân Anh tiến hành dưới khẩu hiệu đấu tranh đòi thừa nhận nước Cộng hòa Pháp thành lập ngày 4 tháng Chín 1870 và đòi giúp đỡ nó về ngoại giao. Bắt đầu từ ngày 5 tháng Chín, ở Luân Đôn, Bớc-min-hêm, Niu-cát-xơ và những thành phố lớn khác đã có những cuộc mít-tinh và biểu tình được đông đảo quần chúng lao động tham gia; công liên đã đóng vai trò tích cực trong đó. Những người dự mít-tinh và biểu tình đã tỏ thiện cảm với nhân dân Pháp và trong các nghị quyết và đơn thỉnh cầu của mình họ đã đòi chính phủ Anh lập tức thừa nhận nước Cộng hòa Pháp.

Tổng hội đồng Quốc tế đã trực tiếp tham gia tổ chức cuộc vận động đòi thừa nhận nước Cộng hòa Pháp.- 372.

[153]. Mác nói đến nước Anh tư sản- quý tộc tích cực tham gia thành lập liên minh của các quốc gia phong kiến chuyên chế bắt đầu tiến hành chiến tranh chống nước Pháp cách mạng năm 1792 (bản thân Anh tham gia cuộc chiến tranh này năm 1793) cũng như việc tập đoàn thống trị Anh thừa nhận trước tiên ở châu Âu chế độ Bô-na-pác-tơ ở Pháp thành lập do coup d' état (chính biến) của Lui Bô-na-pác-tơ ngày 2 tháng Chạp 1851.- 372.

[191]. "Nội chiến ở Pháp"- một trong những lác phẩm quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nó dựa trên kinh nghiệm của Công xã Pa-ri phát triển thêm một bước những nguyên lý cơ bản của học thuyết mác-xít về đấu tranh giai cấp: nhà nước, cách mạng và chuyên chính vô sản. Nó được viết dưới bình thức tuyên ngôn của Tổng hội đồng Quốc tế gửi toàn thể hội viên của Hội liên hiệp ở châu Âu và Mỹ.

Ngay từ những ngày đầu, sau khi Công xã Pa-ri tuyên bố thành lập. Mác đã thu thập và nghiên cứu cẩn thận tất cả những tin tức về hoạt động của Công xã: tài liệu trên báo Pháp, Anh và Đứ, tin tức trong thư gửi từ Pa-ri v.v.. Ngày 18 tháng Tư 1871 lại hội nghị của Tổng hội đồng, Mác đã đề nghị ra bản tuyên ngôn gửi tất cả các thành viên của Quốc tế về "xu thế chung của cuộc đấu tranh" ở Pháp; Tổng hội đồng trao cho Mác chuẩn bị bản tuyên ngôn. Mác bắt tay vào viết ngay sau ngày 18 tháng Tư và tiếp tục suốt cả tháng Năm, ông đã viết bàn thảo lần thứ nhất và thứ hai của "Nội chiến ở Pháp", bản chuẩn bi cho tác phẩm này (xem tập này. tr. 649- 810 và chú thích 375), sau đó Mác bắt tay viết văn bản chính thức. Ngày 30 tháng Năm 1871, hai ngày sau khi chướng lũy cuối cùng ở Pa-ri thất thủ. Tổng hôi đồng nhất trí phê chuẩn văn bản chính thức "Nội chiến ở Pháp" do Mác đọc.

"Nội chiến ở Pháp" được xuất bản lần đầu ở Luân Đôn vào khoảng ngày 13 tháng Sáu 1871 bằng tiếng Anh thành tập sách nhỏ 35 trang với số lượng Lượng 1.000 bản. Vì bản in lần thứ nhất tiêu thụ rất nhanh, chẳng bao lâu đã tái bản bằng tiếng Anh với số lượng 2.000 bản được bán theo giá rẻ trong công nhân. Trong bản in này Mác đã cải chính những chỗ in sai cá biệt trong bản in lần thứ nhất; đã bổ sung văn kiên thứ hai vào "Phụ lục". Trong danh sách ủy viên Ủy ban trung ương ký tên dưới bản tuyên ngôn đã có sự thay đổi: xóa bỏ họ tên của các hội viên công liên Lơ-cráp và Ốt-gie-rơ là những người đã phát biểu trên báo chí tư sản là không đồng ý với bản tuyên ngôn và rút khỏi Tổng hội đồng và cũng bổ sung tên họ của những uỷ viên mới của Tổng hội đồng. Tháng Tám 1871 đã xuất bản bản in lần thứ ba bằng tiếng Anh của "Nội chiến ở Pháp". trong đó Mác đã sửa những chỗ không chính xác cá biệt của những bản in trước.

Trong những năm 1871- 1872 "Nội chiến ở Pháp" đã được dịch ra tiếng Pháp, Đức, Nga, l-ta-li-a, Tây Ban Nha và Hà Lan và đăng trên tạp chí định kỳ và xuất bản thành sách riêng ở các nước châu Âu và ở Mỹ.

Bản dịch ra tiếng Đức là do Ăng-ghen dịch và đăng trên tờ "Volksstaat" vào tháng Sáu- tháng Bảy 1871 (các số 52- 61, ngày 28 tháng Sáu: ngày 1, 5, 8, 12, 16, 19, 22, 26 và 29 tháng Bảy) và đăng không đầy đủ trên tạp chí "Vorbote" tháng Tám - tháng Mười 1871 cũng như xuất bản thành tập sách riêng ở Lai-pxích. Trong bản dịch Ăng-ghen có sửa đổi mấy chỗ không đáng kể. Năm 1876 để kỷ niêm 5 năm Công xã Pa-ri đã xuất bản bản in mới bằng tiếng Đức của "Nội chiến", trong đó có mấy chỗ đính chính.

Năm 1891, khi chuẩn bị bản in kỷ niệm bằng tiếng Đức "Nội chiến ở Pháp", xuất bản vào dịp 20 năm Công xã Pa-ri: Ăng-ghen lại hiệu đính bản dịch và viết lời tựa cho bản in này trong đó nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của kinh nghiệm của Công xã và ý nghĩa lịch sử của sự tổng kết lý luận của Mác đối với Công xã trong "Nội chiến ở Pháp" cũng như bổ sung mấy điểm về hoạt động của phái Blăng-ki và phái Pru-đông tham gia Công xã. Ăng-ghen đã đưa vào bản in này lời kêu gọi thứ nhất và thứ hai của Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do Mác viết, trong những lần xuất bản thành tập sách riêng sau này bằng các thứ tiếng, hai bản lời kêu gọi đó cũng thường được in cùng với "Nội chiến ở Pháp". "Nội chiến ở Pháp" dịch ra tiếng Pháp được đăng lần đầu tiên trên tờ "Internationale" ở Bruy-xen tháng Bảy- tháng Chín 1871. Năm 1872 đã xuất bản ở Bruy-xen thành tập sách riêng bằng tiếng Pháp theo bản dịch đã được Mác hiệu đính, ông đã sửa đồi nhiều trong bản dập thử gửi cho ông, nhiều chỗ đã dich lại.

Năm 1871 "Nội chiến ở Pháp" đã được xuất bản lần đầu bằng tiếng Nga ở Xuy-rích là cơ sở cho nhiều bản in ti-pô và bản in kéo tay sau này. Năm 1905 "Nội chiến ở Pháp" được xuất bản bằng tiếng Nga do V.I. Lê-nin hiệu đính và dịch từ bản in liếng Đức năm 1891 (Nhà xuất bản "Hải Yến", Ô-đét-xa). Duyệt bản dịch "Nội chiến ở Pháp", V.I.Lê-nin đã đưa vào nhũng thuật ngữ kinh tế và chính trị chính xác, bỏ đi nhiều chỗ sai lệch và không thỏa đáng của bản in năm 1905, khôi phục lại những chỗ bị cơ quan kiểm duyệt của Nga hoàng xóa đi trong bản in trước. V.I.Lê-nin sửa chữa đặc biệt nhiều khi hiệu đính chương III bản dịch "Nội chiến ở Pháp". Sau này V.I. Lê-nin đã dịch lại ra tiếng Nga nhiều đoạn trong "Nội chiến ở Pháp" (theo bản dịch tiếng Đức năm 1876 và năm 1891) được trích dẫn vào "Nhà nước và cách mạng" và nhiều tác phẩm khác của ông. Sự sửa chữa của V.l. Lê-nin đối với hản dịch ra tiếng Nga "Nội chiến ở Pháp" và những đoạn ông dịch lại trong tác phẩm ấy của Mác đều được nghiên cứu khi chuẩn bị bản in này.- 417.

[192]. Thư của A-đôn-phơ Xi-mông Ghi-ô gửi Xuy-dan đăng trong "Journal officiel" số 115, ngày 25 tháng Tư 1871.

"Joumal officiel" tên gọi tắt của tờ "Journal officiel de la République française" ("Công báo Cộng hòa Pháp") xuất bản từ ngày 20 tháng Ba đến ngày 24 tháng Năm 1871 và là cơ quan chính thức của Công xã Pa-ri, nó giữ tên gọi công báo của chính phủ nước Cộng hòa Pháp xuất bản ở Pa-ri từ ngày 5 tháng Chín 1870 (trong thời kỳ Công xã Pa-ri, tờ báo của chính phủ Chi-e xuất bản ở Véc-xây cũng mang tên gọi đó). Số ra ngày 30 tháng Ba xuất bản với tên gọi "Journal Officiel de la Commune de Paris" ("Công báo của Công xã Pa-ri").- 423.

[193]. Ngày 28 tháng Giêng 1871 Bi-xmác và đại biểu của chính phủ quốc phòng là Pha-vrơ đã ký "Hiệp định ngừng bắn và đầu hàng của Pa-ri" (xem chú thích 130). -423.

[194]. Capitulards (Ca-pi-tu-la) là tên gọi khinh bỉ đặt cho những kẻ chủ trương Pa-ri đầu hàng trong thời kỳ bị vây 1870 - 1871. Về sau, trong tiếng Pháp nó có nghĩa là bọn đầu hàng nói chung.-423.

[195]. Bản tuyên ngôn đăng trên tờ "Le Vengeur" ("Người báo thù) số 30, ngày 28 tháng Tư 1871.- 423.

[196]. "L' Étendard" ("Ngọn cờ") - tờ báo Pháp của phái Bô-na-pác-tơ xuất bản ở Pa-ri từ năm 1866 đến năm 1868. Báo này bị đình bản vì những hành động lường gạt dùng làm nguồn tài chính của tờ báo bị phát giác.- 424.

[197]. Ý nói đến Société Générale du Crédit Mobilier- một ngân hàng cổ phần lớn ở Pháp thành lập năm 1852. Nguồn thu nhập chính của ngân hàng là đầu cơ chứng khoán có giá của những công ty cổ phần do ngân hàng thành lập. Crédit Mobilier có quan hệ mật thiết với chính phủ của nền Đế chế thứ hai. Năm 1867 - công ty phá sản và năm 1871 ngừng hoạt động. Mác đã vạch trần thực chất của Crédit Mobilier trong nhiều bài đăng trên tờ "New -York Daily Tribune" (xem C.Mác và Ph.ăng-ghen, Toàn tập, tiếng Việt. Nhà xuất bản chính trị quốc gia: Hà Nội. 1993, t.12, tr. 31-52. 257-266. 368-372). - 425.

[198]. "L'Électeur libre" ("Người cử tri tự do")- tờ tuần báo (từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ ra hàng ngày): cơ quan của phái cộng hòa cánh hữu, xuất bản ở Pa-ri từ năm 1868 đến năm 1871: trong những năm 1870- 1871 có liên hệ với Bộ tài chính của chính phủ quốc phòng.- 425.

[199]. Ý nói đến hành động chống phái chính thống và chống giáo hội ở Pa-ri ngày 14 và 15 tháng Hai 1831 được sự hưởng ứng của các tỉnh. Để phản đối cuộc biểu tình của phái chính thống trong lễ truy điệu công tước Béc-ri, quần chúng dự lễ đã phá hủy nhà thờ Xanh - Giéc-manh-l'Ốc-xơ-roa và dinh thự của đại giáo chủ Kê-lanh nổi tiếng về sự đồng tình với phái chính thống. Chính phủ thuộc phái Oóc-lê-ăng định giáng một đòn vào phái chính thống thù địch với nó đã không thi hành biện pháp gì để ngăn cản hành động của quần chúng có mặt trong khi nhà thờ và dinh thự bị phá huỷ, Chi-e đã khuyên bảo quân cảnh vệ quốc gia đừng cản trở hành động của quần chúng.

Năm 1832, Chi-e bấy giờ là bộ trưởng Bộ nội vụ, đã ra lệnh bắt bà công tước Béc-ri, mẹ của bá tước Săm-bo, người thuộc phái chính thống đang theo đuổi ngôi vua Pháp. Về sau bà bị quản chế nghiêm ngặt và bị kiểm tra thân thể một cách nhục nhã nhằm tung tin về sự kết hôn bí mật của bà và làm cho bà mất danh giá về mặt chính trị.- 426.

[200]. Mác nói đến vai trò đê tiện của Chi-e (bấy giờ là bộ trưởng Bộ nội vụ) trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa của công nhân Pa-ri và những tầng lớp tiểu tư sản đi theo công nhân chống lại chế độ của vương triều tháng Bảy, cuộc khởi nghĩa xảy ra ngày 13-14 tháng Tư 1834 do hội nhân quyền bí mật của phái cộng hòa lãnh đạo. Việc đàn áp cuộc khởi nghĩa đó đã kèm theo những hành động dã man của bọn quân phiệt như chúng đã giết sạch những người ở trong một ngôi nhà thuộc phố Tơ-răng-xnô-nanh. Chi-e là kẻ cổ vũ chủ yếu cho cuộc đàn áp dã man tiến hành chống lại những người dân chủ trong thời gian khởi nghĩa và sau khi cuộc khởi nghĩa bi đàn áp.

Luật tháng Chín- luật phản động do Chính phủ Pháp ban hành tháng Chín 1835. Luật này hạn chế hoạt động của bồi thẩm và đưa ra những biện pháp khắt khe đối với xuất bản. Về mặt xuất bản đã quy định tăng tiền ký quỹ đối với xuất bản phẩm định kỳ, thi hành xử tù và xử tiền phạt nặng đối với hoạt động chống lại chế độ tư hữu và chế độ quốc gia hiện tại.- 426.

[201]. Tháng Giêng 1841, Chi-e đưa ra Hạ nghị viện đề án xây dựng công sự gồm tường thành và lô-cốt độc lập xung quanh Pa-ri. Đối với những người dân chủ cách mạng, đề án ấy được xem như là biện pháp chuẩn bị để đàn áp phong trào nhân dân đưa ra dưới hình thức tăng cường phòng thủ Pa-ri. Người ta chỉ rõ chính nhằm mục đích ấy mà đề án của Chi-e đã quy định xây dựng những công sự đặc biệt kiên cố và có nhiều lô-cốt gần khu công nhân ở phía đông và đông-bắc thành phố Pa-ri.- 426.

[202]. Tháng Giêng 1848. quân đội Na-plơ của Phéc-đi-năng II, về sau được tặng biệt hiệu là vua trái phá do bắn pháo tàn khốc vào Mét-xi-na mùa thu cùng năm, đã pháo kích Pa-léc-mơ hòng đè bẹp cuộc khởi nghĩa nhân dân, cuộc khởi nghĩa này là tín hiệu của cách mạng tư sản tại các quốc gia ở l-ta-li-a những năm 1848-1849.-427.

[203]. Tháng Tư 1849 chính phủ tư sản Pháp, liên minh với Áo và Na-plơ, tổ chức cuộc can thiệp chống nước Cộng hòa La Mã nhằm mục đích đè bẹp nó và phục hồi quyền thế tục của giáo hoàng. Kết quả của cuộc can thiệp vũ trang và cuộc bao vây La Mã bị quân Pháp pháo kích ác liệt là nước Cộng hòa La Mã tuy chống cự anh dũng vẫn bi lật đổ còn La Mã thì bị quân Pháp chiếm đóng.- 427.

[204]. Mác nói đến sự đàn áp tàn bạo của chính phủ của phái cộng hòa tư sản đối với cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản Pa-ri ngày 23- 26 tháng Sáu 1848. Sự đàn áp cách mạng được kèm theo sự hoành hành của lực lượng phản cách mạng và đưa tới sự củng cố vị trí của nhóm bảo hoàng bảo thủ.- 428.

[205]. Đảng trật tự- chính đảng của giai cấp đại tư sản bảo thủ thành lập năm 1848, nó là sự liên hợp của hai phái bảo hoàng ở Pháp: phái chính thống (ủng hộ vương triều Buốc-bông) và phái Oóc-lê-ăng (ủng hộ vương triều Oóc-lê -ăng); từ năm 1849 cho đến cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp 1851 nó giữ địa vị lãnh đạo trong nghị viện lập pháp của nền cộng hòa thứ hai. Sự phá sản của chính sách phản nhân dân của đảng trật tự đã bị Lu-i Bô-na-pác-tơ lợi dụng để thiết lập chế độ của Đế chế thứ hai.- 428.

[206]. Xem chú thích 102.- 429.

[207]. Muốn tăng cường quân đội Véc-xây để đàn áp Pa-ri cách mạng, Chi-e đã yêu cầu Bi-xmác cho phép tăng quân số quân đội: quân số này theo hòa ước sơ bộ ký ngày 26 tháng Hai 1871 không được vượt quá 4 vạn người. Bảo đảm với Bi-xmác rằng quân đội sẽ chỉ được sử dụng để đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Pa-ri, chính phủ Chi-e dựa vào hiệp đinh Ru-ăng ký ngày 28 tháng Ba 1871, được phép tăng quân số quân đội Véc-xây lên 8 vạn và sau đó ít lâu lên 10 vạn. Dựa vào những hiệp đinh ấy bộ chỉ huy Đức vội vã cho tù binh Pháp, chủ yếu thuộc các đạo quân đã đầu hàng ở Xê-đăng và Mét-xơ, trở vè nước. Chính phủ Véc-xây bố trí những đội quân này trong các doanh trại bí mật, ở đấy họ chịu sự huấn luyện về tư tưởng để nhồi nhét cho họ sự thù hằn với Công xã Pa-ri.- 429.

[208]. Phái chính thống- chính đảng của những kẻ ủng hộ vương triều Buốc-bông bị lật đổ năm 1792 ở Pháp, đại biểu cho lợi ích của đại quý tộc ruộng đất và tăng lữ lớp trên; nó chỉ hình thành một chính đảng vào năm 1830 sau khi vương triều ấy bị lật đổ lần thứ hai. Trong thời kỳ Đế chế thứ hai, phái chính thống không được sự ủng hộ nào của dân chúng đã bó hẹp ở chính sách chờ thời và xuất bản ít tập sách có tính chất phê phán và chỉ tích cực hoạt động vào năm 1871 sau khi tham gia cuộc tiến quân chung của lực lượng phản cách mạng chống Công xã Pa-ri.- 431.

[209]. "Chambre introuvable" ("Nghị viện có một không hai") Hạ nghị viện của Pháp 1815- 1816 (những năm đầu của chế độ Phục tích) gồm những phần tử phản dộng cực đoan.- 432.

[210]. Trong nguyên bản của Mác "assembly of rurals" ("rurals" tương ứng với từ "les ruraux" của Pháp) nghĩa là "nghị viện hương thân": "nghị viện địa chủ": tên gọi khinh bỉ đối với nghị viện quốc dân năm 1871 gồm phần lớn là những phần tử bảo hoàng phản động: bọn đia chủ các tỉnh, bọn quan chức, bọn cho vay nặng lãi và bọn nhà buôn trúng cử tại các khu vực bầu cử ở nông thôn. Trong số 630 nghi sĩ có khoảng 430 phần tử bảo hoàng.- 432.

[211]. Ý nói đến yêu cầu bồi thường mà Bi-xmác đưa ra làm một trong những điều kiện của hòa ước sơ bộ. Hòa ước này ký ngày 26 tháng Hai 1871 ở Véc-xây giữa một bên là Chi-e và Pha-vrơ với một bên là Bi-xmác và đại biểu của các quốc gia Nam Đức. Theo hiệp ước này, Pháp phải nhượng cho Đức An-da-xơ và miền Đông Lo-ren-nơ và bồi thường 5 tỷ phăng; trước khi trả hết tiền bồi thường quân Đức tiếp tục chiếm đóng một phần lãnh thổ Pháp. Hòa ước chính thức ký ở Phran-phuốc ngay 10 tháng Năm 1871 (xem tập này. tr. 470-472).- 432.

[212]. Ngày 10 tháng Ba 1871, nghị viện quốc dân thông qua luật "hoãn trả nợ", theo đạo luật này việc trả nợ ký vay từ ngày 13 tháng Tám đến 12 tháng Mười một 1870 quy định thời hạn 7 tháng kể từ ngày ký vay: đối với việc trả nợ ký vay sau ngày 12 tháng Mười một không quy đinh hoãn. Như thế là trên thực tế đạo luật không hoãn cho đại bộ phận người mắc nợ nên đã giáng một đòn nặng nề vào công nhân và những tầng lớp nghèo trong dân cư cũng như đã gây ra sự phá sản của những nhà công thương nghiệp nhỏ.- 433.

[213]. Décembriseur- những kẻ tham gia cuộc chính biến ngày 2 tháng Chạp 1851 của Bô-na-pác-tơ và những kẻ ủng hộ hành động của cuộc chính biến đó. Vi-nau đã trực tiếp tham gia cuộc chính biến, dùng quân đội đàn áp cuộc khởi nghĩa của phái cộng hòa tại một tỉnh của Pháp.- 433.

[214]. Theo tin tức báo chí thì trong số tiền vay nội bộ mà chính phủ Chi-e quyết định tiến hành, bản thân Chi-e và các uỷ viên của chính phủ Chi-e phải được trên 300 triệu phrăng dưới hình thức tiền "hoa hồng". Về sau Chi-e thừa nhận rằng các đại biểu của giới tài chính mà ông ta thương lượng về vay nợ dã yêu cầu đàn áp nhanh chóng cuộc cách mạng ở Pa-ri. Ngày 20 tháng Sáu 1871 sau khi quân đội Véc-xây đàn áp được Công xã Pa-ri, đạo luật về vay nợ đã được thông qua.- 434.

[215]. Cây-en-na- thành phố của Gu-a-na thuộc Pháp (Nam Mỹ), nơi làm khổ sai và bị đày của chính trị phạm.- 435.

[216]. "Le National" ("Báo dân tộc")- tờ nhật báo Pháp xuất bản ở Pa-ri từ năm 1830 đến năm 1851, cơ quan của phái cộng hòa tư sản ôn hòa.- 438.

[217]. Ngày 31 tháng Mười 1870, sau khi nhận được tin tức về Mét-xơ đầu hàng, Lơ-buốc-giê thất thủ và Chi-e được chính phủ quốc phòng ủy nhiệm bắt đầu đàm phán với người Phổ, công nhân Pa-ri và bộ phận cách mạng của quân vệ binh quốc gia đứng lên khởi nghĩa, chiếm tòa thị chính, thành lập cơ quan chính quyền cách mạng- ủy ban cứu nguy xã hội- do Blăng-ki đứng đầu. Dưới sức ép của công nhân: chính phủ quốc phòng buộc phải hứa từ chức và quy định bầu Công xã vào ngày 1 tháng Mười một. Nhưng lợi dụng sự thiếu tổ chức của lực lượng cách mạng Pa-ri và sự bất đồng giữa phái Blăng-ki lãnh đạo cuộc khởi nghĩa với những phần tử Gia-cô-banh thuộc phái dân chủ tiểu tư sản, chính phủ đã dựa vào những tiểu đoàn quân cảnh vệ còn đứng về phía nó phản bội lời hứa về từ chức, chiếm lại tòa thị chính và khôi phục lại chính quyền của nó.- 438.

[218]. "Lính Brơ-tôn" - lính cảnh vệ lưu động Brơ-ta-nhơ mà Tơ-rô-suy sử dụng với lính cách quân hiến binh để đàn áp phong trào cách mạng ở Pa-ri.

"Lính Coóc-xơ" dưới thời Đế chế thứ hai là bộ phận quan trọng của quân hiến binh. - 438.

[219]. Ngày 22 tháng Giêng 1871 đã nổ ra cuộc nổi dậy cách mạng của giai cấp công nhân và quân vệ binh quốc gia do phái Blăng-ki khởi xướng. Cuộc biểu tình mà những người tham gia yêu cầu lật đổ chính phủ, thành lập Công xã, đã bị bộ đội lưu động Brơ-ta-nhơ canh giữ tòa thị chính bắn vào theo lệnh của chính phủ quốc phòng. Chính phủ cảnh cáo bất những người tham gia biểu tình, ra lệnh đóng cửa tất cả các câu lạc bộ ở Pa-ri, cấm các cuộc hội họp của nhân dân và đình bản nhiều tờ báo. Đàn áp xong phong trào cách mạng bằng sự khùng bố, chính phủ bắt tay ngay vào việc chuẩn bi sự đầu hàng của Pa-ri.- 439.

[220]. Sommarions (yêu cầu giải tán- hình thức cảnh cáo khi chính quyền giải tán các cuộc biểu tình, hội họp, mít-tinh v.v.. Theo luật năm 1831, yêu cầu giải tán được nhắc lại ba lần bằng tiếng trống hoặc tiếng tù và sau đó chính quyền có quyền dùng vũ lực.

Sắc lệnh về phá rối trật tự (Riot act) có hiệu lực ở Anh năm 1715 cấm tất cả các cuộc "hội họp có tính chất gây rối loạn" có trên 12 người dự: gặp trường hợp này, đại diện của chính quyền có trách nhiệm đọc lời cảnh cáo đặc biệt và sẽ dùng vũ lực nếu những người hội họp không giải tán trong vòng một giờ.- 440.

[221]. Thời gian xảy ra sự kiện ngày 31 tháng Mười (xem chú thích 217) khi các uỷ viên chính phủ quốc phòng bị giam ở tòa thị chính, Phlu-răng đã ngăn cản bắn họ khi một trong những người khởi nghĩa đề nghi như vậy.- 442.

[222]. Vôn-te, "Căng-đít", chương 22. - 443.

[223]. Mác trích dẫn thông cáo của Công xã Pa-ri ngày 5 tháng Tư 1871 đăng trên "Joumal Offciel" số 96, ngày 6 tháng Tư.

Bản sắc lệnh về con tin mà Mác nhắc tới do Công xã thông qua ngày 5 tháng Tư 1871 được công bố trên "Journal Officiel" ngày 6 tháng Tư (Mác đề ngày sắc lệnh được công bố trên báo chí Anh). Theo sắc lệnh này, tất cả những người, bi tố cáo là câu kết với Véc-xây, nếu chứng thực được tội trạng của họ, đều bị giữ làm con tin. Công xã Pa-ri dùng biện pháp này để cố ngăn cản bọn Véc-xây bắn các thành viên của Công xã.- 443.

[224]. Mác trích dẫn "Journal Officiel de la République française" số 80, ngày 21 tháng Ba 1871.- 445.

[225]. Anh-ve-xti-tuya- việc lãnh chúa thời trung cổ chia đất cho thân thuộc của mình hoặc cử làm chức vụ tôn giáo. Đặc điểm của chế độ Anh-ve-xti-tuya là sự phụ thuộc hoàn loàn của những người ở những bậc thấp của bậc thang đẳng cấp đối với bọn chủ phong kiến thế tục hoặc giáo hội ở đẳng cấp cao hơn.- 452.

[226]. Phái Gi-rông-đanh- chính đảng của giai cấp đại tư sản công thương nghiệp và giai cấp tư sản chủ ruộng đất ra đời trong những năm cách mạng thời kỳ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII; tên gọi này lấy từ tên tỉnh Gi-rông-đơ mà nhiều nhà lãnh đạo của đảng nay là đại biểu trong nghị viện lập pháp và nghị viện quốc ước. Phái Gi-rông-đanh mượn chiêu bài bảo vệ quân tự tri và lập liên bang của các tỉnh để chống lại chính phủ Gia-cô-banh và quần chúng cách mạng ủng hộ chính phủ này.-452

[227]. "Kladderadatsch" ("Clăt-đê-ra-đát")- tờ tuần báo châm biếm có tranh ảnh xuất bản ở Béc-lin từ năm 1848.

"Punch"- tên gọi tắt của tờ tuần báo hài hước của phái tự do tư sản Anh "Punch, or the London Charivari" ("Sự vụng về hay là sự ồn ào ở Luân Đôn"), xuất bản ở Luân Đôn từ năm 1841.- 453.

[228]. Mác nói đến sắc lệnh ngày 16 tháng Tư 1871 của Công xã Pa-ri về hoãn ba năm việc thanh toán mọi thứ nợ nần và thủ tiêu lợi tức trả cho những khoản nợ ấy. Sắc lệnh ấy làm dễ chịu rất nhiễu tình hình kinh tế của giai cấp tiểu tư sản và bất lợi cho các nhà tư bản lớn đóng vai cho vay.- 457.

[229]. Mác nói đến việc nghị viện lập hiến bác bỏ vào ngày 22 tháng Tám 1848 dự luật về "hợp đồng hữu hảo" ("Concordats à l'amiable"), quy định hoãn trả nợ đối với những người mắc nợ chứng minh được rằng họ bị phá sản do sự đình đốn trong kinh doanh mà cách mạng gây ra. Do đó một bộ phận rất lớn giai cấp tiểu tư sản hoàn toàn phá sản và bị phó mặc cho bọn chủ nợ trong giai cấp đại tư sản.- 457.

[230]. Fréres ignorantins ("những người anh em dốt nát") - biệt hiệu của một đoàn thể tôn giáo ra đời ở Rêm-xơ năm 1680 mà thành viên có nghĩa vụ hiến thân cho việc giáo dục con em người nghèo; trong trường học của đoàn thể này học sinh được hưởng chủ yếu là giáo dục tôn giáo, chỉ có những tri thức hoàn toàn nghèo nàn về các lĩnh vực khác. Dùng từ này, Mác ám chỉ trình độ thấp và tính chất giáo quyền của nền giáo dục sở đẳng ở nước Pháp tư sản.- 457.

[231]. Liên minh cộng hòa của các tỉnh- tổ chức chính trị gồm đại biểu của các tầng lớp tiểu tư sản sinh ra ở các đia phương ở Pháp cư trú ở Pa-ri; nó đứng dưới lá cờ của Công xã, kêu gọi đấu tranh chống chính phủ Véc-xây và nghị viện quốc dân thuộc phái bảo hoàng và ủng hộ Công xã Pa-ri ở tất cả các tỉnh.- 457.

[232]. Chắc đây nói về lời kêu gọi của Công xã Pa-ri "Gửi những người lao động nông thôn" ("Aux travailleurs des campagnes"), đăng trên các tờ báo của Công xã và phát hành dưới hình thức truyền đơn vào tháng Tư- đầu tháng Năm 1871.- 457.

[233]. Mác nói đến đạo luật ngày 27 tháng Tư 1825 do chính phủ phản động của Sác-lơ X ban hành về bồi thường cho bọn lưu vong trước đây về sự tịch thu ruộng đất của chúng trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp. Phần lớn khoản bồi thường này, gồm khoảng 1 tỷ phrăng và thanh toán dưới hình thức công trái không kỳ hạn lãi 3% rơi vào tay bọn quý tộc cao cấp ở cung đinh, bọn đại địa chủ của nước Pháp.-458.

[234]. Ý nói đến lệnh chia nước Pháp ra thành các quân khu và trao quyền hành rộng rãi cho các tư lênh quân khu đối với địa phương; trao cho tổng thống nước cộng hòa quyền bổ nhiêm và bãi miễn thị trưởng; luật về giáo viên nông thôn đặt họ dưới sự giám sát của tỉnh trưởng; luật về giáo dục quốc dân tăng cường ảnh hưởng của tăng lữ đối với việc lãnh đạo giáo dục. Những đạo luật này đã được trình bày trong tác phẩm của C.Mác "Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850" (xem C.Mác và Ph.ăng-ghen Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 1993, t.7. tr. 120).- 459.

[235]. Cột Văng-đôm- được xây dựng năm 1806 - 1810 tại quảng trường Văng-đôm ở Pa-ri để kỷ niêm chiến thắng của nước Pháp của Na-pô-lê-ông. Ngày 16 tháng Năm 1871 cột Văng-đôm bị phá bỏ theo nghị quyết của Công xã Pa-ri.- 460.

[236]. Tờ "Mot d'Ordre" ("Khẩu lệnh") ngày 5 tháng Năm 1871 đã công bố những tài liệu chứng thực tội ác của các tu viện. Tại tu viện Pích-puýt ở ngoại ô Xanh -Ăng-toan qua khám xét dã phát hiện trường hợp nữ tu sĩ bị giam nhiễu năm trong phòng tu, cũng thấy dụng cụ tra tấn: tại nhà thờ Xanh Lau-ren tìm thấy ngôi mộ bí mật là bằng chứng về tội giết người. Những tài liệu ấy cũng dược công bố trong tập sách nhỏ do Công xã phát hành để tuyên truyền chống tôn giáo "les Crimes de congrégations religieus" ("Tội ác của các giáo sĩ").- 462.

[237]. Vin-hem-huê-ơ (Gần Cát-xen)- một ngôi thành của quốc vương Phổ, nơi giam giữ nguyên hoàng đế Na-pô-lê-ông III từ ngày 5 tháng Chín 1870 đến 19 tháng Ba 1871 sau khi bị người Phổ bắt làm tù binh.- 462.

[238]. Bọn Ai-rơ-len vắng mặt (từ chữ "absent" nghĩa là "vắng mặt")- bọn đại địa chủ thông thường không cư trú trên đất đai của mình; ở dây chỉ bọn địa chủ sống ở Anh bằng thu nhập của ruộng đất ở Ai-rơ-len mà họ trao cho bọn quản lý ruộng đất trông nom hoặc phát canh cho bọn trung gian đầu cơ, bọn này lại phát canh với điều kiện hà khắc cho những nông hộ nhỏ.- 463.

[239]. Francs-fileurs (nghĩa đen là "bọn bỏ chạy tự do") - biệt hiệu mỉa mai đặt cho bọn tư sản Pa-ri bỏ chạy khỏi thành phố khi thành phố bị vây. Tính chất châm biếm của nó là ở chỗ chữ ấy đọc na ná với chữ francs-tireurs (xạ thủ tự do) là tên gọi những du kích Pháp tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống bọn Phổ.- 465.

[240]. Cô-blen-xtơ- một thành phố ở Đức, thời cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là trung tâm lưu vong của bọn bảo hoàng quý tộc và trung tâm chuẩn bị sự can thiệp chống lại cách mạng Pháp; chính phủ lưu vong đứng đầu là Đơ Ca-lôn-nơ nguyên thượng thư cực kỳ phản động của Lui XVI và được sự ủng hộ của các quốc gia chuyên chế phong kiến đã đóng ở Cô-blen-txơ.- 466.

[241]. "Su-ăng"- tên mà các thành viên Công xã Pa-ri dùng để gọi quân dội Véc-xây mang đầu óc bảo hoàng, tuyển mộ ở Brơ-ta-nhơ để so sánh với bọn tham gia cuộc phiến loạn phản cách mạng ở tây-bắc nước Pháp thời kỳ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.- 466.

[242]. Do ảnh hưởng của cách mạng vô sản ở Pa-ri dẫn tới sự thành lập Công xã Pa-ri, ở Li-ông, Mác-xây và nhiều thành phố khác ở Pháp đã nổ ra những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân. Ở Li-ông ngày 22 tháng Ba quân vệ binh quốc gia và những người lao động ở thành phố đã chiếm tòa thi chính. Sau khi đoàn đại biểu của Pa-ri tới, ngày 26 tháng Ba Li-ông đã tuyên bố thành lập Công xã nhưng ủy ban lâm thời được thành lập để chuẩn bị bầu cử Công xã nắm được ít lực lượng quân sự, thiếu liên hệ với quần chúng nhân dân và quân vê binh quốc gia đã vứt bỏ quyền lực của mình. Cuộc nổi dậy mới của nhân dân lao động Li-ông ngày 30 tháng Ba đã bị quân đội và cảnh sát đàn áp dã man.

Ở Mác-xây, dân cư khởi nghĩa ở thành phố đã chiếm tòa thị chính và bắt tỉnh trưởng, trong thành phố đã thành lập uỷ ban tỉnh và quyết định bầu Công xã ngày 5 tháng Tư. Cuộc nổi dậy cách mạng ở Mác-xây đã bị quân chính phủ ở thành phố bị pháo kích này đè bẹp ngày 4 tháng Tư.- 468.

[243]. Ý nói đến hoạt động của Đuy-phô-rơ nhằm củng cố chế độ của vương triều tháng Bảy trong thời kỳ bạo động vũ trang của Hội bốn mùa vào tháng Năm 1839 và về vai trò của Đuy-phô-rơ trong cuộc đấu tranh chống đảng đối lập là đảng Núi của giai cấp tiểu tư sản vào thời kỳ nền cộng hòa thứ hai tháng Sáu 1849.

Cuộc nổi dậy cách mạng của Hội bốn mùa của những người cộng hòa xã hội chủ nghĩa vào ngày 12 tháng Năm 1839 do Blăng-ki và Ba-bớp lãnh đạo đã không dựa vào quần chúng và mang tính chất hoạt động âm mưu; cuộc nổi dậy đã bị quân chính phủ và quân vệ binh quốc gia đè bẹp. Để chống lại nguy cơ cách mạng, một nội các mới đã được thành lập có Đuy-phô-rơ tham gia.

Tháng Sáu 1849, trong tình hình khủng hoảng chính trị phát triển do hành động đối lập của đảng Núi chống lại tổng thống nước cộng hòa. Lu-i Bô-na-pác-tơ (xem chú thích 140), Đuy-phô-rơ gĩư chức bộ trưởng Bộ nội vụ đã đề nghị nhiều đạo luật đàn áp chống lại bộ phận cách mạng của vệ binh quốc gia, những người dân chủ và những người xã hội chủ nghĩa . - 469.

[244]. Ý nói đến luật "Về trừng phạt hành vi phạm pháp của báo chí" do Nghị viện quốc dân thông qua trả lại hiệu lực cho những đạo luật phản động trước đây về báo chí (năm 1819 và năm 1849) và quy định trừng phạt nghiêm khắc cho đến đóng cửa các cơ quan xuất bản về những ngôn luận chống lại chính quyền, cũng nói về sự khôi phục chức vụ cho các quan chức của nền Đế chế thứ hai đã bị cách chức trước đây về đạo luật đặc biệt về thủ tục truy hoàn tài sản bị Công xã tịch thu và quy định xét xử việc tịch thu tài sản theo hình sự.- 469.

[245]. Đạo luật về thủ tục của tòa án quân sự do Đuy-phô-rơ đưa ra Nghị viện quốc dân còn rút ngắn hơn nữa thủ tục ấy so với quy định của bộ luật quân sự năm 1857. Đạo luật xác nhận các viên tư lệnh quân đội và bộ trưởng Bộ lục quân được quyền tuỳ ý truy tố trước tòa án không qua điều tra sơ bộ, trong trường hợp này, việc xét xử của tòa án kể cả việc xét đơn chống án phải quyết định xong xuôi và việc tuyên án phải tiến hành trong vòng 24 giờ.- 469.

[246]. Ý nói đến hiệp ước thương mại Anh- Pháp ký ngày 23 tháng Giêng 1860. Theo hiệp ước đó Pháp từ bỏ chính sách thuế quan bảo hộ và thay bằng thuế nhập khẩu không được vượt 30% giá trị của hàng hóa. Hiệp ước cho Pháp có quyền xuẩn khẩu miễn thuế sang Anh phần lớn hàng hóa của Pháp. Hậu quả của việc ký hiệp ước đó là sự cạnh tranh trên thị trường trong nước tăng lên gay gắt vì hàng hóa từ Anh tràn vào thêm nên gây ra sự bất mãn của các nhà công nghiệp Pháp.- 471.

[247]. Ý nói đến tình hình khủng bố và đàn áp đẫm máu trong thời kỳ đấu tranh xã hội và chính trị thêm gay gắt ở Cổ La Mã trên các giai đoạn của cuộc khủng hoàng của nước cộng hòa chủ nô La Mã ở thế kỷ I trước công nguyên.

Nền chuyên chính Xu-la (82 - 79 trước công nguyên), nền chuyên chính của một thuộc hạ của tầng lớp quý tộc chủ nô -nobilite- kèm theo sự tàn sát hàng loạt các đại biểu của các tập đoàn chủ nô thù địch với ông ta. Duới thời Xu-la, lần đầu tiên người ta tiến hành việc lập danh sách những người mà bất cứ người La Mã nào đều có quyền giết không cần xét xử.

Tri-om-vi-ra La Mã thứ nhất và thứ hai (60- 53 và 43- 36 trước công nguyên- nền chuyên chính của ba vị thống soái La Mã có uy tín nhất thương lượng với nhau phân chia quyền lực, trường hợp thứ nhất là Pôm-pê, Xê-da và Cra -xút-xơ, trường hợp thứ hai là Ốc-ta-vơ, An-tô-ni-út và Lê-pít. Sự thống trị của Tri-om-vi-ra là một giai đoạn trong cuộc đấu tranh để thủ tiêu nước Cộng hòa La Mã và thiết lập chính thể quân chủ duy nhất ở La Mã. Tri-om-vi-ra sử dụng rộng rãi phương pháp tiêu diệt kẻ thù của mình về mặt thể xác. Tiếp theo sự sụp đổ của Tri-om-vi-ra thứ nhất và thứ hai là cuộc nội chiến đẫm máu huynh đệ tương tàn.- 473.

[248]. "Journal de Pari" ("Báo Pa-ri")- tờ luận báo xuất bản ở Pa-ri từ năm 1867 ủng hộ phái bảo hoàng Oóc-lê-ăng.- 474.

[249]. Mác lấy những đoạn trích dẫn này trong hài báo của nhà chính luận Pháp Héc-vơ đăng trên "journal de paris" số 138 ngày 31 tháng Năm 1871, bài này đã trích dẫn tác phẩm của Ta-xít "lịch sử" (quyển III, chương 83).- 475

[250]. Tháng tám 1841 trong thời kỳ chiến tranh Anh - Mỹ, quân đội Anh chiếm được Oa-sinh-tơn đã đốt Ca-pi-tôn (nhà quốc hội). Nhà trắng và những công trình công cộng khác cùa thành phố.

Tháng Mười 1860 trong thời kỳ chiến tranh thuộc địa cướp đoạt của Anh và Pháp chống Trung Quốc, quân Anh-pháp đã cướp phá rồi đốt vườn Viên Minh ở gần Bắc Kinh, tinh hoa của nền kiến trú và nghệ thuật của Trung Quốc.- 476

[251]. Prê-tô-ri-an- lên gọi thời Cổ La Mã đối với quân cận vệ riêng được hưởng đặc quyền của tướng soái hoặc hoàng đế: thời kỳ đế quốc La Mã. Prê-tô-ri-an thường tham gia các cuộc tranh chấp nội bộ và nhiều khi đưa người của mình lên ngôi vua. Từ "Prê-lô-ri-an" về sau trở thành tượng trưng cho chế dộ lính đánh thuê, cho sự hoành hành ngang ngược của bọn quân phiệt.- 478.

[252]. Mác gọi nghị viện bầu ra tháng Giêng- tháng Hai 1849 theo hiến pháp mà vua Phổ ban ra nhân ngày xảy ra cuộc đảo chính phản cách mạng ở Phổ ngày 5 tháng Chạp 1848 là "chambre introuvable" Phổ vì nó giống với "chambre introuvable" (nghị viện có một không hai") cực kỳ phản động những năm 1815-1816 ở Pháp. Theo hiến pháp trên, nghị viện gồm có "viện quý tộc" hưởng đặc quyền và viện thứ hai hầu qua hai cấp chỉ có những người gọi là "người Phổ độc lập" mới được bầu vào nên bảo đảm được ưu thế của các phần tử quan liêu địa chủ và tư sản cánh hữu trong viện này. Bi-xmác dược bầu vào viện thứ hai là một trong những lãnh tụ của tập đoàn địa chủ cực hữu ở viện này.- 479.

[253]. "The Everning Standard" ("Ngọn cờ buổi chiều")- bản phát hành buổi chiều của tờ "Standard" (xem chú thích 40): xuất bản ở Luân Đôn 1857-1905.- 484.

[254]. Bản tuyên bố của Tồng hội đồng Quốc tế do Mác và Ăng-ghen viết về thông tri ngày 6 tháng Sáu 1871 của Giuy-lơ Pha-vrơ đã được đưa vào "Nội chiến ở Pháp" bản tiếng Anh in lần thứ hai và thứ ba và bản tiếng Đức in năm 1871, 1876 và 1891. Bản tuyên bố cũng được đăng trên nhiều tờ báo với tính chất bài phát biểu độc lập (xem lập này. tr . 490-492).- 484.

[255]. Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen. toàn tập, tiếng Nga, Nhà xuất bản sách chính trị Mát-xcơ-va. 1960, t.16, tr.13.- 485

[256]. Ý nói đến bức thư thông tri do Mác viết "Hội liên hiệp công nhân quốc tế và Đồng minh dân chủ xã hội chủ nghĩa" (xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập tiếng Nga. Nhà xuất bản sách chính trị Mát-xcơ-va, 1960, t.16, tr 353-355).- 487

[257]. "The Spectator" ("Khán giả ")- tờ tuần báo Anh của phái tự do xuất bản ở Luân Đôn từ năm 1828.- 487.