K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản

CÁI G̀ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG?

Chính những qui luật chung đó - cái mà về đại thể, đang điều tiết giá của hàng hóa - tất nhiên cũng điều tiết cả tiền lương, hay là giá của sức lao động.

Tiền lương cũng sẽ khi lên khi xuống, tùy theo quan hệ cung - cầu; tùy theo sự cạnh tranh được h́nh thành giữa những người mua sức lao động (nhà tư bản) và những người bán sức lao động (công nhân). Nh́n chung, sự dao động của tiền lương ăn khớp với sự dao động trong giá của hàng hóa. Nhưng trong phạm vi của những dao động đó, giá của sức lao động sẽ được qui định bởi chi phí sản xuất, bởi thời gian lao động cần thiết để làm ra hàng hóa đó (sức lao động).

Vậy chi phí sản xuất ra sức lao động là ǵ?

Đó là chi phí cần thiết để bảo toàn người lao động, với tư cách là người lao động; và để giáo dục, đào tạo anh ta thành người lao động
.

V́ thế, loại lao động nào càng đ̣i hỏi ít thời gian học nghề th́ chi phí sản xuất ra công nhân càng ít; tiền lương của anh ta, giá của sức lao động của anh ta, càng thấp. Trong các ngành công nghiệp hầu như không đ̣i hỏi thời gian học việc, mà chỉ cần sự tồn tại về thể chất của công nhân; th́ chi phí sản xuất ra công nhân hầu như chỉ giới hạn trong những hàng hóa cần thiết để duy tŕ khả năng lao động của anh ta mà thôi. Do đó, giá của sức lao động của anh ta sẽ được quyết định bởi giá của những tư liệu sinh hoạt cần thiết.

Nhưng ở đây, ta c̣n phải xét đến một điều khác.

Khi tính chi phí sản xuất của ḿnh, và cùng với đó là giá của sản phẩm, th́ nhà công nghiệp cũng nghĩ đến cả sự hao ṃn của công cụ lao động. Ví dụ, nếu ông ta mua một cái máy hết 1000 đồng, và nó dùng được trong 10 năm; th́ hàng năm, ông ta thêm 100 đồng vào giá hàng hóa, để sau 10 năm, ông ta có thể mua chiếc máy mới. Tương tự, chi phí sản xuất ra sức lao động giản đơn cũng phải bao gồm cả chi phí duy tŕ ṇi giống, để giai cấp công nhân sinh sôi nảy nở, và để thay thế những ai đă mất sức lao động bằng những người mới. Do đó, sự hao ṃn của công nhân cũng được tính như hao ṃn của máy móc.

Vậy, chi phí sản xuất ra sức lao động giản đơn tức là chi phí để công nhân tồn tại và duy tŕ ṇi giống. Giá của những chi phí đó tạo thành tiền lương. Tiền lương qui định theo cách đó được gọi là lương tối thiểu. Lương tối thiểu này, cũng như việc chi phí sản xuất qui định giá của hàng hóa nói chung, không đúng với một cá nhân riêng biệt, mà đúng với toàn bộ loài. Có những công nhân, thực ra là hàng triệu công nhân, không nhận được đủ tiền để có thể tồn tại và duy tŕ ṇi giống; nhưng tiền lương của toàn thể giai cấp công nhân, trong những giới hạn dao động của chúng, th́ bằng với mức tối thiểu đó.

Bây giờ, sau khi đă hiểu về các qui luật chung nhất qui định tiền lương, cũng như giá của mọi hàng hóa khác, th́ ta có thể nghiên cứu sâu hơn vào vấn đề của ḿnh.
[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]