K. Marx
Lao động làm thuê và Tư bản

BẢN CHẤT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ BẢN

1Tư bản gồm có nguyên liệu, công cụ lao động và đủ loại tư liệu sinh hoạt; chúng được dùng để sản xuất ra những nguyên liệu, công cụ lao động và tư liệu sinh hoạt mới. Tất cả những bộ phận đó của tư bản đều do lao động tạo ra, là sản phẩm của lao động, là lao động tích lũy. Lao động tích lũy được dùng làm tư liệu cho việc sản xuất mới, đó là tư bản.

Các nhà kinh tế học nói như vậy.

Nô lệ da đen là ǵ? Là một người thuộc giống da đen. Lời giải thích này cũng giống hệt lời giải thích ở trên.

Một người da đen là một người da đen. Chỉ trong những điều kiện nhất định, anh ta mới trở thành nô lệ. Máy kéo sợi bông là một chiếc máy dùng để xe sợi. Chỉ trong những điều kiện nhất định, nó mới trở thành tư bản. Khi bị tách khỏi những điều kiện đó, th́ nó không c̣n là tư bản nữa; cũng như vàng tự nó không phải là tiền tệ, hay đường không phải là giá của đường.

Trong quá tŕnh sản xuất, con người có quan hệ không chỉ với giới tự nhiên, mà c̣n với người khác nữa. Người ta chỉ sản xuất được khi kết hợp với nhau theo cách nào đó, và trao đổi hoạt động với nhau. Để sản xuất được, họ thiết lập những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và chỉ trong khuôn khổ đó, quan hệ của họ với giới tự nhiên - tức là việc sản xuất - mới diễn ra được.

Các quan hệ xă hội đó giữa những người sản xuất, và những điều kiện mà theo đó, họ trao đổi hoạt động với nhau và tham gia vào toàn bộ sự sản xuất, sẽ biến đổi tùy theo tính chất của tư liệu sản xuất. Với việc phát minh ra một công cụ chiến tranh mới, là khẩu súng, th́ toàn thể tổ chức nội bộ của quân đội đă nhất thiết phải thay đổi; các quan hệ mà theo đó, những cá nhân hợp lại và hành động như một đội quân, cũng được cải biến; và mối quan hệ giữa các đạo quân với nhau cũng khác đi.

Vậy, ta thấy rằng: các quan hệ xă hội mà theo đó các cá nhân sản xuất, tức là các quan hệ sản xuất xă hội, đă cải biến cùng với những biến đổi và phát triển của những tư liệu sản xuất vật chất, tức là các lực lượng sản xuất. Toàn bộ các quan hệ sản xuất tạo nên cái được gọi là quan hệ xă hội, hay là xă hội; và hơn nữa, đó là một xă hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xă hội có những nét đặc trưng độc đáo, riêng biệt. Xă hội cổ đại, xă hội phong kiến, xă hội tư sản (hay là tư bản) đều là những tổng thể như vậy của các quan hệ sản xuất; mỗi tổng thể đó lại biểu thị một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử loài người.

Tư bản cũng là một quan hệ sản xuất xă hội. Đó là quan hệ sản xuất tư sản, quan hệ sản xuất của xă hội tư sản. Tư liệu sinh hoạt, công cụ lao động, nguyên liệu, những cái tạo thành tư bản; chẳng phải chúng đều được sản xuất và tích lũy dưới những điều kiện xă hội nhất định, những quan hệ xă hội nhất định hay sao? Chẳng phải chúng được dùng vào việc sản xuất mới trong những điều kiện và quan hệ đó hay sao? Chẳng phải chính những đặc trưng xă hội nhất định đă biến chúng thành tư bản hay sao?

Tư bản không chỉ gồm có những tư liệu sinh hoạt, công cụ lao động, nguyên liệu; không chỉ là những sản phẩm vật chất, nó c̣n có cả những giá trị trao đổi nữa. Mọi sản phẩm tạo nên tư bản đều là hàng hóa. Do đó, tư bản không chỉ là tổng số những sản phẩm vật chất, mà c̣n là tổng số những hàng hóa, những giá trị trao đổi, những đại lượng xă hội.

Tư bản vẫn giữ nguyên, dù ta có thay len bằng bông, thay lúa ḿ bằng lúa nước, thay đường sắt bằng tàu thủy; miễn là bông, lúa nước, tàu thủy - tức là vật chất của tư bản - có cùng giá trị trao đổi với len, lúa ḿ, đường sắt mà nó bao gồm trước kia. H́nh thức vật chất của tư bản có thể thay đổi liên tục, mà tư bản không hề biến chuyển chút nào.

Nhưng dù bất ḱ tư bản nào cũng là một tổng số hàng hóa, tức là giá trị trao đổi; th́ không phải bất ḱ tổng số hàng hóa nào, hay là giá trị trao đổi nào, cũng là tư bản.

Bất ḱ tổng số giá trị trao đổi nào cũng là một giá trị trao đổi. Bất ḱ giá trị trao đổi nào cũng là một tổng số giá trị trao đổi. Ví dụ: một ngôi nhà trị giá 1000 đồng là một giá trị trao đổi 1000 đồng, một tờ giấy giá 1 xu là một tổng số giá trị trao đổi của 100 lần 1/100 xu. Các sản phẩm có thể đổi lấy sản phẩm khác đều là hàng hóa. Cái tỉ lệ xác định, theo đó chúng được trao đổi, chính là giá trị trao đổi của chúng, hoặc nếu biểu diễn bằng tiền th́ đó là giá của chúng. Số lượng của những sản phẩm này cũng không thể có tác động ǵ đến tính chất của chúng là hàng hóa, đại diện cho một giá trị trao đổi, là một giá nhất định. Một cái cây dù lớn hay bé th́ vẫn là cái cây. Lẽ nào ta có thể thay đổi tính chất của sắt - là hàng hóa, là giá trị trao đổi - bằng cách trao đổi chúng lấy những sản phẩm khác, dù là tính theo gram hay theo tạ? Tùy theo số lượng mà nó là một hàng hóa có giá trị lớn hay nhỏ, có giá cao hay thấp.

Làm thế nào mà một tổng số hàng hóa, một tổng số giá trị trao đổi, trở thành tư bản?

V́ với tư cách là một lực lượng xă hội độc lập, tức là một lực lượng của một bộ phận xă hội, nó tự duy tŕ và lớn lên bằng cách trao đổi với sức lao động sống, trực tiếp.

Sự tồn tại của một giai cấp không sở hữu ǵ hết, ngoài năng lực lao động, là tiền đề cần thiết của tư bản.

Chính sự thống trị của lao động quá khứ, tích lũy, vật hóa với lao động sống, trực tiếp, đă biến lao động tích lũy thành tư bản.

Điểm cốt yếu của tư bản không phải là việc lao động tích lũy phục vụ lao động sống, như một phương tiện để tiến hành sản xuất mới; mà là việc lao động sống phục vụ lao động tích lũy, như một phương tiện để duy tŕ và tăng thêm giá trị trao đổi cho lao động tích lũy.

Chú thích của người dịch

1 Phần này đăng trên số báo 266, ra ngày 7 tháng Tư. Trong bài báo gốc có ghi "Köln, ngày 6 tháng Tư".


[Chương trước]   [Mục lục]   [Chương sau]